Thực tế có loại lá cây uống mát gan giải độc nhưng bạn không biết cụ thể đó là những loại lá nào, sử dụng ra sao và có thực sự mang lại hiệu quả hay không? Vậy mời bạn hãy theo dõi bài viết của toptacdung.com, chúng tôi sẽ cung cấp 6 loại lá cây uống mát gan giải độc theo Đông Y học cổ truyền của ông bà ta để bạn tham khảo.
Mục lục
Nguyên nhân gây nóng gan ở cơ thể người
Theo các chuyên gia cho biết, gan là cơ quan nội tạng tham gia chính vào quá trình chuyển hóa và đào thải độc tố trong cơ thể. Nhưng chức năng gan bị suy yếu sẽ dẫn đến tình trạng nóng gan trong cơ thể hay còn được gọi là suy giảm chức năng gan cấp tính. Nếu không được điều trị kịp thời dễ dẫn đến suy giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, ung thư gan…
Tình trạng nóng gan xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như do chế độ ăn uống không khoa học, do thói quen xấu như thức khuya, làm việc quá sức, áp lực công việc. Nguyên nhân khác có thể là do lạm dụng thuốc kháng sinh, thường xuyên dùng chất kích thích hoặc làm việc trong môi trường bị ô nhiễm, thời tiết nóng bức…
6 loại lá cây uống mát gan giải độc theo Đông Y học cổ truyền của ông bà ta
Theo Đông Y học cổ truyền, có nhiều loại lá có tác dụng chữa tình trạng nóng gan giúp giải độc gan, mát gan. Cụ thể là những loại loại lá cây sau đây, bạn có thể tham khảo:
1. Lá rau má
Lá rau má sống ở vùng ẩm ướt, có thân bò trên mặt đất, có vị đắng, tính mát thường được dùng nấu canh hoặc xay nước uống. Rau má có tác dụng làm mát gan giúp giải độc gan một cách hiệu quả. Bạn cần rửa sạch rau má rồi xay lấy nước, cho thêm ít đường vào cho dễ uống. Người bị nóng gan mỗi tuần nên uống khoảng 3-4 ly nước ép rau má có tác dụng thay thế thuốc giải độc gan khá hiệu quả.
2. Lá trà xanh
Trà xanh là loại lá cây uống mát gan giải độc theo Đông y cổ truyền bạn nên thử nếu bị nóng gan. Trà xanh có vị chát nhưng cũng có vị ngọt giúp bài trừ chất độc ra khỏi cơ thể và giải nhiệt một cách hiệu quả. Bạn nên chọn những lá trà bánh tẻ, không quá non cũng không quá già đem rửa sạch, vò hơi dập rồi rửa qua nước sôi. Sau đó đem hãm trong khoảng 15 phút là có thể uống được. Nhưng không nên uống nước trà xanh trong lúc đói vì như thế không tốt cho dạ dày.
3. Lá mã đề
Bạn cũng có thể sử dụng lá cây mã đề có tác dụng giải độc gan, làm mát gan khá hiệu quả. Có thể nấu canh mã đề cùng với thịt nạc hoặc nấu nước uống. Ngoài giải độc gan, lá này còn có tác dung làm thuốc chữa bệnh trong Đông y cổ truyền. Tuy nhiên với phụ nữ đang mang thai và người bị thận yếu thì nên lưu ý khi sử dụng lá mã đề.
4. Atiso
Atiso có vị đắng được trồng để lấy hoa làm rau ăn. Nó có tính mát giúp nhuận tràng, lợi tiểu, tốt cho gan, làm giảm cholesterol, giải độc gan khá hiệu quả. Theo Đông y cổ truyền Atiso có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về gan như viêm gan mãn tính, xơ gan… Người thường xuyên uống bia, hút thuốc, làm việc trong môi trường ô nhiễm dùng Atiso cũng khá tốt.
Sử dụng Atiso ở dạng tươi hoặc khô, có thể chế biến thành các món ăn hoặc pha trà uống đều được. Một số người nấu thành cao Atiso để pha nước uống. Nhưng cũng không nên quá lạm dụng vì nếu uống quá nhiều sẽ không có tác dụng hiệu quả mà còn gây nên những tác dụng phụ khác.
5. Bồ công anh
Bồ công anh cũng thuộc top những loại lá cây uống mát gan giải độc theo Đông y cổ truyền. Loại lá này có vị đắng, tính mát, có công dụng thanh nhiệt giải độc, thông sữa, lợi tiểu… Nó còn dùng để chữa sưng vú, tắc ti sữa, tiểu tiện khó khăn, bệnh đau dạ dày, mụn nhọt, đau gan, ăn uống kém tiêu…
Bồ công anh tốt cho hệ gan mật, nó có thể kiểm soát được lượng mỡ vào trong cơ thể, giúp tăng cường chức năng thải độc cho gan. Bởi vậy những ai bị mắc bệnh về gan mật sử dụng bồ công anh khá hiệu quả. Đặc biệt nó có khả năng ngăn ngừa được nguy cơ nóng gan cực kỳ tốt tương tự như những loại trên.
6. Lá cây vối
Bạn cũng có thể làm mát gan, giải độc gan bằng cách uống nước lá cây vối. Chỉ cần rửa sạch lấy cho nước vào nấu sôi và có thể uống nóng hoặc uống lạnh đều được. Ngoài làm mát gan nước lá cây vối còn giúp lợi tiểu, giải khát, giải nhiệt hiệu quả.
Chế độ dinh dưỡng giúp mát gan, giải độc
Những người nóng gan ngoài sinh hoạt, nghỉ dưỡng khoa học thì cần có chế độ ăn uống đúng chừng mực để gan giải độc tốt hơn. Bạn nên ăn những loại thực phẩm sau đây để làm mát gan:
Các loại rau xanh: Nên ăn các loại rau như rau chân vịt, rau mồng tơi, rau khoai lang, rau ngót… Những loại này có thể nấu chín ăn hoặc ép lấy nước uống đều được. Ngoài ra uống nước ép khoai lang sống cũng có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể bạn có thể tham khảo thêm.
Bông cải xanh: Nên ăn bông cải xanh vì nó sẽ làm tăng hàm lượng glucosinolate trong cơ thể. Từ đó gió tăng đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, làm giảm nguy cơ gây nên bệnh ung thư.
Củ dền: Củ dền có tác dụng giúp ngăn chặn các kim loại nặng, giúp gan được giải độc tốt hơn.
Cam, chanh, bưởi: Người bị nóng gan nên ăn nhiều trái cây chứa vitamin C và chất chống oxy hóa giúp làm tăng quá trình thanh lọc chất độc của gan và tránh gây nóng gan.
Củ cải đường, cà rốt: Hai loại củ này chứa hàm lượng flavonoid thực vật và beta-carotene có tác dụng kích thích và cải thiện chức năng gan khá tốt. Có thể chế biến củ thành món ăn hoặc ép nước uống đều được.
Táo: Táo chứa hàm lượng pectin có công dụng làm sạch độc tố trong đường tiêu hóa và hỗ trợ gan trong đào thải chất độc khỏi cơ thể nên người bị nóng gan nên thường xuyên ăn táo tốt cho cơ thể.
Nghệ: Trong củ nghệ có chứa curcumin có tác dụng làm sạch gan, lọc máu, tăng cường chức năng tiêu hóa và giúp loại bỏ độc tố trong cơ thể. Vì thế ngoài những loại thực phẩm trên bạn nên bổ sung thêm củ nghệ vào các món ăn thường ngày của mình nhé.
Bơ: Quả bơ cũng là thực phẩm tốt cho người bị nóng gan, nó chứa glutathione – là chất cần thiết trong chuyển hóa độc tố trong cơ thể. Nên ăn bơ thường xuyên để gan được giải nhiệt, loại bỏ độc tố được tốt hơn.
Mặt khác, người bị nóng gan cần tránh xa nhưng thực phẩm là đồ ăn cay nóng, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm nhiều dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá, cà phê… Ngoài ra cần hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh vì chúng không tốt cho gan và thận của con người.
Trong bài viết chúng tôi đã cung cấp 6 loại lá cây uống mát gan giải độc theo Đông Y học cổ truyền của ông bà ta để bạn tham khảo. Hy vọng bạn sẽ thu thập được nhiều thông tin, kiến thức bổ ích để áp dụng vào bản thân tốt hơn. Cảm ơn đã theo dõi bài viết của toptacdung.com và hẹn gặp lại trong những lần sau nhé.
Xem thêm:
- Tác dụng của nhụy hoa nghệ tây
- Tác dụng của cây Kỷ tử
- Tác dụng chữa bệnh của cây cỏ sữa
- Tác dụng của hoa đậu biếc
- Tác dụng của cây rau Kèo Nèo