Nói đến sung muối là người ta sẽ nghĩ ngay tới hương vị chua, ngọt, cay và vị chát nguyên thủy của trái sung. Cũng giống như món sấu ngâm đường mà toptacdung.com đã giới thiệu, món sung muối này cũng được rất nhiều người “mê” vì công dụng cũng như cách làm đơn giản. Sung muối để được bao lâu? Hướng dẫn cách muối để được lâu nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm nhé!
Toc
Công dụng của quả sung
Quả sung hay còn có những tên khác như: vô hoa quả, thiên sinh tử, ánh nhật quả, văn tiên quả, phẩm tiên quả, nãi tương quả, mật quả…
Quả sung có chứa glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid, citric acid, malic acid, auxin, các nguyên tố vi lượng như canxi, phot pho, kali… và một số vitamin như C, B1… Xem thêm: Rượu tỏi ngâm để lâu có uống được không?
Sau đây toptacdung.com xin liệt kê một số công dụng của quả sung đối với sức khỏe của con người như:
Tốt cho hệ tiêu hóa: Quả sung có tác dụng kích thích các nhu động ruột và giúp cho các vi khuẩn có lợi cho đường ruột phát triển mạnh mẽ hơn. Quả sung có chứa nhiều chất xơ và prebiotic, vì vậy ăn sung sẽ giúp bạn chống táo bón, ngừa trĩ và cải thiện được hệ tiêu hóa.
Ngăn ngừa loãng xương: Quả sung chứa nhiều Kali, Canxi và Mangan, những dưỡng chất này rất tốt cho xương. Mangan giúp kích thích các enzym tiêu hóa thức ăn, giải phóng canxi tăng cường chắc khỏe cho xương. Dưỡng chất canxi có trong quả sung còn có thể chữa được dị ứng với các sản phẩm từ sữa.
Ngừa bệnh ung thư: Quả sung có chứa nhiều dưỡng chất như vitamin A, C, E, K, đồng, sắt, kẽm,… có thể làm giảm nguy cơ các bệnh về ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt…. và ăn quả sung còn có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Hạ huyết áp: Nếu bạn ăn quá nhiều muốn cho một ngày sẽ làm thiếu hụt đi lượng Kali trong cơ thể, sự mất cần bằng này sẽ làm cho cơ thể bị tăng huyết áp một cách nhanh chóng. Trong quả sung có chứa nhiều Kali nhưng lại ít canxi, chính vì thế những người bị huyết áp cao nên ăn quả sung để cân bằng lại lượng kali thiếu hụt.
Trị các bệnh viêm da: Lấy một quả sung đem nướng lên, sau đó nghiền nát quả sung rồi đem đắp lên chỗ bị viêm, nốt mụn. Trong quả sung có chứa nhiều chất kháng khuẩn nên nếu như ăn quả sung có thể kháng khuẩn, điều trị các bệnh về viêm da, mụn trứng cá.
Giảm căng thẳng, mệt mỏi: Trong quả sung có chứa hợp chất sắt, chính vì vậy, ăn quả sung sẽ giúp bạn giảm căng thẳng, mệt mỏi, xoa dịu thần kinh và giúp bạn dễ ngủ. Ngoài ra, ăn quả sung còn giúp bạn giảm nhức đầu, bệnh kém trí nhớ, mau quên.
1. https://toptacdung.com/nuoc-dua-de-qua-dem-duoc-khong
2. https://toptacdung.com/trong-rau-gi-cho-thu-nhap-cao
3. https://toptacdung.com/nen-an-bao-nhieu-trai-bo-1-ngay
4. https://toptacdung.com/nuoc-ep-de-qua-dem-duoc-khong
5. https://toptacdung.com/bo-ghe-sofa-nho-lua-chon-toi-uu-cho-phong-khach-nho
Chữa viêm họng: Quả sung có tác dụng chữa các bệnh viêm họng, ho khan không có đờm, hen phế quản… Có thể lấy nước sung kết hợp với đường phèn nấu lên để ngậm, nấu cháo sung để chữa ho không đờm hoặc cũng có thể ép lấy nước cốt uống mỗi ngày 1 lần.
Tốt cho sản phụ sau sinh: Quả sung có công dụng bổ khí huyết, hạ nhũ chấp (tạo sữa) nên rất tốt cho những bà mẹ sau sinh thường bị suy nhược cơ thể, không có sữa hoặc rất ít. Có thể hầm sung tươi với 500g móng lợn, có thể chia nhỏ ra cho vài lần ăn tránh ngấy.
Cách làm sung muối
Nguyên liệu:
500g quả sung
Tỏi, ớt, chanh
Các loại gia vị nước mắm, đường, muối
Cách làm:
Bước 1: Quả sung mua về sau đó đem đi rửa sạch. Lấy quả sung bổ nhỏ ra làm tư hoặc làm sáu.
Bước 2: Đem ngâm sung vào một chậu nước đã pha muối loãng và vài giọt chanh để giúp sung giữ màu, không bị thâm đen trong vòng 1 giờ.
Bước 3: Vớt sung ra khỏi chậu và rửa lai bằng nước sôi để nguội. Sau đó lây ra và để cho ráo nước.
Bước 4: Sau khi sung ráo nước thì cho tỏi, ớt đã xay nhuyễn và muối vào, trộn đều các thứ lại với nhau rồi để qua đêm cho sung được giòn và bớt chát.
Bước 5: Chắt hết nước ra, sau đó ngâm sung vào hỗn hợp một muỗng đường và nước muối loãng trong 2 ngày.
Bước 6: Lấy sung ra ngoài bát, cho một thìa canh nước mắm, nửa thìa đường, vài giọt chanh và tỏi, ớt vào khuấy đều lên sẽ được món sung muốn thơm ngon bổ dưỡng.
1. https://toptacdung.com/qua-gac-ngam-ruou-co-tac-dung-gi
2. https://toptacdung.com/cach-lam-bot-mam-dau-xanh
3. https://toptacdung.com/dua-bo
Ngoài món sung muối thì quả sung còn có thể chế biến được rất nhiều món ăn vừa ngon lại nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như là sung nộm chua ngọt, sung om lươn, sung kho cá, bánh sung…
Xem thêm thông tin bổ sung: Top 5 tác dụng của rượu vải
Sung muối để được trong bao lâu?
Sung muối cũng như các loại dưa chua khác, sung muối có thể bảo quản được trong thời gian lâu mà không gây biến chất hay tác dụng phụ gì ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Thời gian càng lâu thì mùi vị càng thấm vào quả sung, tuy nhiên, cũng không nên để quá lâu, tránh sung bị chua, ăn vào sẽ gây đau bụng, tiêu chảy…
Mẹo bảo quản sung muối?
Khi muối sung, bạn nên dùng lọ thủy tinh để chứa sung, lọ thủy tinh vừa an toàn lại vừa có thể bảo quản sung muối được lâu hơn so với sử dụng lọ bằng nhựa.
Để sung muối vào ngăn mát của tủ lạnh rồi lấy ăn dần. Việc bỏ vào ngăn mát tủ lạnh không chỉ giúp bảo quản sung muối mà còn làm cho sung được giòn hơn, ngon hơn.
Sung có hai loại đó là sung nếp và sung tẻ. Tuy nhiên, nếu muốn muối sung được ngon hơn thì nên chọn sung nếp, vì sung nếp thịt nhiều ít ruột.
Nếu muốn sung không bị thâm đen thì bạn nên cho nước lọc vào bịch nilong cột chặt, sau đó đè lên miệng hũ để sung không bị nổi lên, làm nổi váng trên bề mặt.
Bài viết Sung muối để được bao lâu? Hướng dẫn cách muối để được lâu nhất? đã hướng dẫn cho mọi người cách làm sung muối cũng như là cách bảo quản sung muối được lâu hơn mà vẫn giữ được vị ngon của sung muối. Bây giờ thì bạn có thể bắt đầu làm cho gia đình mình một hũ sung muối rồi đấy!