Dừa được xem là trái cây mang đến nguồn nước khoáng tự nhiên vô cùng tốt cho sức khỏe. Nhưng nếu uống nước dừa hay bảo quản dừa không đúng cách sẽ rước họa vào thân mà nhiều người không hề hay biết. Sau đây bài viết: Quả dừa để được bao lâu? Uống được không bị hư sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về dừa cũng như cách bảo quản an toàn nhất.
Mục lục
5 công dụng thần kỳ của quả dừa
Dừa cung cấp nước, giảm nguy cơ bị mất nước
Nước dừa được biết đến là nước khoáng tự nhiên, là thức uống tuyệt vời trong những ngày hè. Trong nước dừa có chứa nhiều chất khoáng tự nhiên, đặc biệt là kali có tác dụng điều hòa dịch nội bộ và bổ sung nước cho cơ thể. Và đặc biệt nước dừa rất tốt cho thận, như bạn thấy sau khi uống nước dừa thường rất nhanh mắc tiểu, chính vì vậy mà các chuyên gia khuyến cáo nên uống nước dừa vào buổi sáng để làm sạch đường tiết niệu, ngăn ngừa bệnh sỏi thận.
Cung cấp năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch
Bởi vì trong nước dừa có chứa nhiều khoáng chất thiết yếu như: sắt, kali, canxi, magie, photpho, natri, acid lauric, ít chất béo nhưng giàu vitamin… vì vậy giúp cân bằng sức khỏe cơ bắp, tim mạch, hệ thần kinh và hệ miễn dịch. Không chỉ vậy, nước dừa có chứa lượng đường khá ít hơn so với những nước đóng chai khác, giúp bổ sung và nâng cao năng lượng cho cơ thể một cách tối ưu.
Tác dụng kháng vi khuẩn, chống viêm, tốt cho tim mạch
Một số nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng cho biết rằng, nước dừa có chứa các thành phần: monolaurin, monoglyceride kháng virus, kháng khuẩn và antiprozoal chúng tác dụng kháng vi khuẩn, chống viêm chống oxy hóa cực kỳ tốt. Nó còn hỗ trợ trong việc điều trị, cân bằng huyết áp do nồng độ kali và axit lauric cao. Không chỉ vậy, nó vòn giúp tăng HDL (tốt) cholesterol để duy trì sức khỏe tim mạch.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Trong nước dừa có chứa nhiều axit lauric, khi chúng ta uống vào cơ thể, nó sẽ chuyển đổi thành monolaurin – một chất kháng virut, kháng khuẩn và chống lại các bệnh về đường ruột, ký sinh trùng và nhiễm trùng ở đường tiêu hóa. Nước dừa rất có lợi cho đường ruột và dạ dày, vì vậy bạn nên uống một ly nước dừa mỗi sáng sẽ giúp hệ tiêu hóa và dạ dày hoạt động tốt hơn. Nước dừa còn có thể điều trị được bệnh kiết lỵ, táo bón, khó tiêu, giun đường ruột, bệnh tả,…
Làm đẹp da, giảm cân
Một trong những thần dược làm đẹp da được công chúng mệnh danh đó chính là nước dừa. Bởi vì nước dừa cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể, giúp da luôn đẩy đủ độ ẩm, giúp da mềm mại, tránh tình trạng khô da. Bên cạnh đó, với hàm lượng axit laurin còn có tác dụng ngăn ngừa được quá trình lão hóa da, cân bằng độ pH và giữ cân bằng, liên kết các mô da, giúp da luôn chắc khỏe. Không chỉ vậy, đây là thức uống thần thánh cho các nàng béo, bởi nước là một chất điện phân tự nhiên vừa giúp giải khát vừa giúp tăng cường sự trao đổi chất của cơ thể. Vì vậy, nó rất có lợi cho những nhân đang đấu tranh với các vấn đề về cân nặng.
Uống nước dừa đúng cách
Mặc dù nước dừa rất tốt đôi với sức khỏe, là món quà vô giá của mẹ thiên nhiên muốn gởi tặng đến cho con người. Tuy nhiên việc bảo quản và uống nước dừa không đúng cách sẽ là mũi dao gây hại cho sức khỏe. Uống nước dừa không đúng thời điểm, uống quá nhiều hoặc uống nước dừa để lâu không còn nguyên chất có thể gây ra đau bụng, tiêu chảy, rối loạn hệ tiêu hóa và hơn hết không hấp thu được chất dinh dưỡng.
Bài viết liên quan:
Khuyến cáo mọi người nên uống nước dừa vào buổi sáng là thời điểm uống nước dừa tốt nhất, bởi nó sẽ hỗ trợ việc điều tiết hormone tuyến giáp trong cơ thể, tốt cho thận, tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho hệ tiêu hóa. Và các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng không nên uống quá nhiều trong ngày, nên uống 1-2 ly dừa mỗi ngày là đầy đủ rồi.
Ngoài ra, cần chú ý lượng đường trong nước dừa. Nguyên tắc, lượng đường ngọt hấp thụ nhanh của mỗi người trong một ngày không được vượt quá 10% năng lượng khẩu phần, khoảng 180-200 kcal. Như vậy, khi đã uống nước dừa, bạn nên hạn chế các loại hoa quả, đồ uống có đường khác. Và nước dừa không nên uống khi mới đi ngoài nắng về, hoặc đang có các triệu chứng ớn lạnh, đầy bụng, sốt cao…
Quả dừa để được bao lâu?
Nước dừa hay bất cứ loại thực phẩm, trái cây nào cũng vậy, nó sẽ ngon hơn khi chúng ta sử dụng ngay và các dưỡng chất sẽ không bị mất đi và được hấp thu vào cơ thể. So với những loại trái cây hoa quả khác thì dừa được xem là quả lâu hư và mất chất nhất. Vì vỏ quả dừa khá dày và bên trong lớp xơ có một vỏ bọc rất cứng, có thể bảo quản không cho bất kỳ vi khuẩn, con trùng gì chui vào.
Có lẻ bạn không biết đấy, quả dừa có thể bảo quản được trong vòng từ 2-3 tuần mà vẫn không hề bị hư hay mất chất. Tuy nhiên, bạn phải để trong nhiệt độ thích hợp, và nên gọt vỏ và bỏ ở nhiệt độ 1-4 độ C, đối với dừa còn nguyên vỏ nên để 8 độ C. Nếu để ở ngoài nơi thoáng mát thì có thể trên một tuần vẫn không bị hư hại gì.
Ngày nay, một số nghiên cứu đề suất sử dụng hợp chất Sulfit và Meta bisulfit natri, Meta bisulfit kali và Bisulfit natri để bảo quản quả dừa luôn được tươi. Metabisulfit natri chỉ tồn tại bên ngoài vỏ quả dừa, vừa có tác dụng làm trắng vừa có khả năng tiêu diệt vi sinh vật bên ngoài gáo dừa, do chất không thấm vào bên trong nên cách này được khá nhiều sử dụng trong công nghiệp.
Ngoài ra, bạn có thể xem thêm một số bài viết liên quan:
> Hạt dẻ để được bao lâu? Có phải dùng cho cả năm hay không
> Bưởi diễn để được bao lâu? 6-7 tháng rồi có dùng được không?
> Sầu riêng để được bao lâu? Cách bảo quản thơm ngon không bị hỏng
> Atiso ngâm đường để được bao lâu? Có phải để càng lâu càng tốt không?
Hi vọng với bài viết: quả dừa để được bao lâu? mang lại cho bạn lời giải đáp thắc mắc, cũng như thông tin thú vị để hiểu rõ hơn về tác dụng cũng như cách bảo quản dừa đúng cách mà không bị mất chất.