Lợi ích và tác hại của quả sầu riêng?
Quả sầu riêng được nhiều người xem là “ông vua của các loại trái cây”. Sầu riêng có kích thước lớn, có nhiều gai nhọn bao quanh vỏ, mùi nồng đặc trưng. Tùy theo từng loại sầu riêng mà sầu riêng có những đặc điểm về hình dáng khác nhau, quả có thể có màu xanh lục hoặc nâu, thịt quả từ màu vàng nhạt đến màu đỏ…
Sầu riêng ăn được phần thịt quả bên trong, mùi hưng của thịt quả rất nồng, có nhiều người cảm thấy khó chịu với mùi hương này nhưng cũng có nhiều người “nghiện” mùi hương cũng như “nghiện” ăn sầu riêng. Mùi hương chính là đặc điểm đặc trưng của quả sầu riêng, tuy nhiên, mùi hương sầu riêng bám rất lâu nên nó bị cấm đem vào những nơi như trên tàu, xe bus, khách sạn,…
Quả sầu riêng cung cấp nhiều năng lượng tuyệt vời cho con người, tuy nhiên, việc ăn quả sầu riêng phải đúng cách và hợp lý. Nếu ăn quá nhiều sầu riêng sẽ mang lại nhiều tác dụng phụ không có lợi cho sức khỏe của con người. Sau đây hãy cùng toptacdung.com đi tìm hiểu về những mặt lợi và hại của quả sầu riêng nhé.
Lợi ích của quả sầu riêng
Được biết một quả sầu riêng trung bình sẽ nặng gần 600g, chứa nhiều dưỡng chất, cung cấp một năng lượng cho cơ thể con người mỗi ngày. Trong quả sầu riêng có chứa nhiều vitamin C cho nên ăn sầu riêng có tác dụng chống oxy hóa, cải thiện hệ miễn dịch đồng thời có khả năng ngăn ngừa các mầm bệnh, vi khuẩn trong cơ thể con người/
Như đã biết, sầu riêng là một loại quả có chứa nhiều vitamin C, có khả năng chống oxy hóa và ngắn ngừa các vi khuẩn, mầm bệnh phát triển trong cơ thể. Chính vì thế mà việc ăn sầu riêng sẽ giúp bạn giảm được tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, tránh được nhiều bệnh tật đồng thời giúp ngăn ngừa tình trạng lão hóa ở da.
Ăn sầu riêng rất tốt cho những người bị thiếu máu, sầu riêng cung cấp chất folate cho cơ thể con người. Chất folate được cho là dưỡng chất rất cần thiết cho việc sản xuất ra các hồng huyết cầu, sản sinh máu trong cơ thể. Những người bị thiếu máu có thể ăn sầu riêng để bổ sung loại dưỡng chất folate này.
Sầu riêng có chứa nhiều thành phần Kali, dưỡng chất này giúp cho xương chắc khỏe hơn. Cung cấp dưỡng chất Kali có trong cơ thể sẽ duy trì được lượng canxi, ngăn cản lượng canxi có trong xương bài tiết ra ngoài. Ăn sầu riêng sẽ giúp cho xương chắc khỏe, cơ thể giảm mệt mỏi, uể oải.
Lượng kali có trong quả sầu riêng không chỉ giúp cho xương được chắc khỏe mà đây cũng là dưỡng chất giúp cho cơ bắp săn chắc hơn, bảo vệ các chức năng cơ bắp. Ngoài ra, ăn sầu riêng còn rất tốt cho hệ tim mạch của con người, kiểm soát được nhịp tim.
Chính vì sầu riêng có một hàm lượng kali dồi dào cho nên đây được xem là một loại trái cây rất tốt cho xương, răng và lợi. Hàm lượng canxi và vitamin B ca giúp tăng khả năng bảo bệ, độ bền chắc cho răng. Ngoài ra sầu riêng cũng chứa ít natri nên những người bị huyết áp cao cũng có thể ăn loại quả này.
Sầu riêng có chứa chất xơ, sẽ giúp cho cơ thể dễ dàng hấp thu lượng nước trong cơ thể, giúp cơ thể dễ tiêu hóa hơn, ngăn ngừa được các bệnh đau bụng, táo bón… Nhiều nghiên cứu còn cho rằng, ăn sầu riêng còn có thể ngăn ngừa bệnh bệnh cảm, giúp con người giảm bớt căng thẳng và áp lực trong cuộc sống cũng như trong công việc.
Tác hại của quả sầu riêng
Mặc dù, sầu riêng có nhiều công dụng như chúng tôi đã liệt kê ở trên nhưng không đồng nghĩa là bạn sẽ có thể ăn sầu riêng một cách tùy thích và thường xuyên. Nếu ăn quá nhiều sầu riêng và ăn không đúng cách sẽ rất dễ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Nếu ăn quá nhiều sầu riêng, lượng chất xơ có trong quả sầu riêng sẽ khiến cho dạ dày bị khó chịu, đầy hơi, làm bạn ăn không ngon, ngủ không ngon giấc. Sầu riêng còn chứa một lượng đường tự nhiên cao, chính vì thế bạn nên ăn sầu riêng ở một lượng vừa phải không nên ăn quá nhiều khiến tăng nồng độ glucose trong máu.
Sầu riêng chứa nhiều calo và chất béo, nếu ăn nhiều sầu riêng sẽ khiến lượng chất béo này bị tích tụ trong cơ thể, khiến bạn bị tăng cân. Những người đng trong quá trình giảm cân, ăn kiêng thì không nên ăn sầu riêng hoặc nếu có thì nên kết hợp thể dục, giảm lượng chất béo có trong các bữa ăn chính để cân bằng lại trọng lượng cơ thể.
Khi ăn sầu riêng không nên uống rượu sẽ rất dễ bị khó tiêu, các hợp chất lưu huỳnh có trong quả sầu riêng sẽ ức chế mọi hoạt động của enzim khiến việc tiêu hóa cũng như loại bỏ chất độc hại trong rượu lâu hơn, tích tụ lâu ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe của con người.
Tuy nhiên, mọi người nên biết rằng, sầu riêng không phải là một loại quả tốt cho phụ nữ mang thai hoặc bà mẹ sau sinh. Mẹ bầu nếu ăn sầu riêng có thể khiến cho lượng đường trong máu tăng, gây nổi mụn, nhiệt miệng, ăn sầu riêng còn làm cho cơ thể mẹ bầu khó ngủ, tim đập nhanh và có nguy cơ bị đột quỵ.
Sầu riêng để được bao lâu? Cách bảo quản thơm ngon không bị hỏng
Sầu riêng là một loại quả có thể được bảo quản khá lâu, mùi hương của nó bám rất dai dẳng nên không dễ dàng bị mất đi. Thường thì một quả sầu riêng sẽ có thể được bảo quản trong 1 tuần, nếu bạn muốn bảo quản sầu riêng thơm ngon và lâu hơn mà không bị hòng thì có thể tách thịt quả sầu riêng ra, sau đó đem bỏ vào tử lạnh ăn dần là được.
Nhiều người ai cũng nghĩ cứ thuộc loại trái cây thì loại quả nào cũng tốt cho sức khỏe và được ăn thoải mái, tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều tránh những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra. Sầu riêng có những lợi ích và tác hại nào? Sầu riêng để được bao lâu? Cách bảo quản thơm ngon không bị hỏng? Những thắc mắc đó đã được chúng tôi giải đáp trong bài viết, hi vọng đây sẽ là nguồn thông tin có ích cho mọi người!
Bạn có thể tham khảo thêm nhiều bài viết khác có trên toptacdung.com để tìm hiểu được nhiều cách bảo quản những loại thức ăn, đồ uống khác như bài viết Sữa ngô để được bao lâu? Bạn nên tìm hiểu trước khi dùng! giúp bạn biết được nhiều phương pháp bảo quản khác nhé.