Nụ Hoa Tam Thất Khô Có Tác Dụng Gì, Uống nhiều Nóng hay Mát cho Gan là câu hỏi khiến nhiều người quan tâm. Nếu bạn cũng đang thắc mắc thì mời hãy theo dõi bài viết sau đây, toptacdung.com sẽ giải đáp ngay, đồng thời cung cấp thêm các thông tin liên quan đến nụ hoa tam thất khô để bạn tham khảo.
Mục lục
Giới thiệu về hoa tam thất
Tam thất là loài thực vật có hoa trong Họ Cuồng Cuồng được trồng ở nhiều nơi để làm thuốc chữa bệnh. Hoa tam thất là hoa của cây tam thất, có màu xanh lục nhạt với kích thước khoảng 3-5cm. Hoa tam thất nở bung hơn nụ, cẫng từ đài hoa đến nhụy dài và mỏng hơn. Hoa tam thất chủ yếu được trồng ở các vùng miền núi phía Bắc như Sa Pa, Lào Cao, Hà Giang, Lai Châu… Khi hoa nở người ta thường hái tươi để nấu canh hoặc xào với thịt.
Hoa tam thất còn được thu hoạch rồi sấy khô hoặc phơi trong nắng nhẹ, bảo quản để sử dụng dần. Ngoài hái hoa đã nở người ra còn hái nụ hoa tam thất vì nụ hoa đặc biệt tốt và quý hơn hoa đã nở, giá thành cũng cao hơn. Hoa tam thất có chứa các hoạt chất của nhân sâm như Rb1, Rb2 tốt cho tim mạch. Hoa còn chứa hoạt chất Saponin ginsenoid nhóm Rb cũng có tác dụng tốt cho sức khỏe con người.
Nụ hoa tam thất khô có tác dụng gì?
Như đã nói hoa tam thất hay nụ hoa tâm thất đều có công dụng như nhau nhưng nụ hoa phát huy công dụng tốt hơn và quý giá hơn. Hoa tươi hay hoa khô cũng vậy, công dụng đều như nhau nhưng người ta phơi khô để bảo quản được lâu có thể sử dụng lâu dài hơn. Sau đây toptacdung.com sẽ cung cấp một số tác dụng của nụ hoa tam thất khô để bạn nắm rõ hơn:
Chữa mất ngủ, mất ngủ kinh niên: Nhờ hoạt chất Saponin ginsenoid nhóm Rb giúp ức chế khu thần kinh hệ trung ương, tăng tuần hoàn máu và an thần. Những người thường xuyên mất ngủ uống trà nụ hoa tam thất khô sẽ ngủ ngon giấc và sâu hơn.
Giảm mỡ máu: Uống trà nụ hoa tam thất khô có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu, hạn chế bệnh liên quan đến mỡ máu. Nó giúp cân bằng chỉ số mỡ máu ở mức an toàn giúp mang lại sức khỏe tốt hơn.
Tốt cho người bị bệnh tiểu đường: Nụ hoa tam thất khô còn có tác dụng kiểm soát lượng đường trong cơ thể. Nó giúp làm giảm những biến chứng nguy hiểm và hạn chế sự phát triển của bệnh tiểu đường nên người mắc bệnh này nên thường xuyên uống trà nụ hoa tam thất rất tốt cho sức khỏe.
Giảm huyết áp: Những người bị bệnh huyết áp cao thì việc uống nụ hoa tam thất khô cũng giúp ích khá nhiều cho bệnh tình. Nó không làm giảm một cách đột ngột mà cân bằng để huyết áp được ổn định, phòng ngừa đột quỵ xảy ra đột ngột.
Điều trị các bệnh về gan: Nụ hoa tam thất khô còn có tác dụng giải độc gan, hỗ trợ tăng cường chức năng gan, giúp thanh nhiệt cơ thể. Nó còn bảo vệ gan tránh khỏi những tác nhân gây bệnh về gan như bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan hoặc xơ gan… Tuy nhiên bạn nên sử dụng liều lượng vừa đủ để làm mát gan đúng cách nhé.
Tốt cho phụ nữ sau sinh: Đối tượng này rất dễ bị stress, sức đề kháng yếu, thiếu máu, sản dịch, nổi mụn, rạn da… nên cần sử dụng nụ hoa tam thất khô để khắc phục những tình trạng này. Nụ hoa sẽ giúp sản phụ đào thải sản dịch, giảm đau và giúp vết mổ mau chóng lành lặn hơn.
Lợi sữa: Phụ nữ sau sinh dùng nụ hoa tâm thất khô giúp lợi sữa cho con bú. Nó giúp kích thích tuyến sữa của chị em, không gây tắc tuyến vú và sữa về nhiều hơn.
Ngăn ngừa các bệnh tim mạch: Trong nụ hoa tam thất khô có dược chất noto ginsenoisid giúp giãn mạch, ngừa xơ vữa động mạch và làm giảm lượng homocysteine trong máu. Nó còn có tác dụng làm giảm các biến chứng của bệnh tim mạch như co thắt ngực, nhồi máu cơ tim nên hãy uống trà nụ hoa tam thất để ngăn ngừa các bệnh về tim mạch nhé.
Giảm stress, ngăn ngừa ung thư: Nụ hoa tam thất khô còn có khả năng kích thích thần kinh trung ương nên có tác dụng giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi giúp tinh thần con người sảng khoái, thoải mái hơn. Nụ hoa còn ức chế sự hình thành và phát triển của khối u, đặc biệt là u xơ tử cung.
Cải thiện chức năng não, chống thiếu máu: Nụ hoa tam thất khô còn giúp thư giãn đầu óc, giảm stress, tốt cho não bộ. Những người bị thiếu máu cũng nên sử dụng, nó giúp bổ huyết, tiêu trừ huyết ứ, cầm máu, giảm đau…
Tăng cường sức khỏe, làm đẹp: Sử dụng nụ hoa tam thất khô mỗi ngày với liều lượng vừa đủ giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng tốt hơn. Phụ nữ uống sản phẩm này có tác dụng làm giảm mụn, nám, lão hóa da, lưu thông máu giúp mang lại làn da mịn màng. Ngoài ra nụ hoa còn giúp giảm cân, có được vóc dáng chuẩn.
Cách sử dụng nụ hoa tam thất khô
Cho khoảng 5g nụ hoa tam thất khô vào ấm rồi đổ 100ml nước sôi vào, lắc nhẹ và đổ bỏ nước đi. Tiếp đến hãy cho 200ml nước sôi vào ấm và để khoảng 10 phút rồi uống. Nên uống trà nụ hoa tam thất khoảng 1 tiếng đồng hồ trước khi đi ngủ và uống đều đặn trong vòng 1 tháng để phát huy công dụng giúp sức khỏe trở nên tốt hơn.
Cách pha trà hoa tam thất: Bạn mua sẵn trà nụ hoa tam thất tán nhỏ hoặc mua hoa tươi về phơi khô. Lấy khoảng 1-3g trà cho vào bình tương tự như pha trà uống bình thường. Hãm đi lãm lại nhiều lần đến khi nước nhạt, hết vị ngọt đắng. Trà này có mùi thơm đặc trưng, mới đầu uống sẽ cảm nhận trà có vị se se, hơi đắng nhưng khi uống kỹ sẽ thấy có vị ngọt trong cổ họng.
Lưu ý khi sử dụng nụ hoa tam thất khô
Ngoài những công dụng hữu ích, nụ hoa tam thất khô vẫn tồn tại một số tác dụng phụ như đau bụng, buồn nôn, hoa mắt chóng mặt, đi ngoài nhiều, chân tay bủn rủn… Thật ra uống nụ hoa tam thất không hề gây nóng mà còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan, chỉ có củ của nó mới mang tính nóng.
Phụ nữ mang thai không nên uống nụ hoa tam thất vì sẽ gây động thai, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Những người bị huyết áp thấp cũng không nên sử dụng nụ hoa tam thất quá nhiều vì như thế sẽ gây nên những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Trẻ em dưới 15 tuổi cũng không được dùng nụ hoa tam thất. Đồng thời một số người dị ứng với dược tính của nụ hoa này cũng thận trọng khi sử dụng.
Vậy với những chia sẻ trên đây chúng tôi đã giải đáp Nụ Hoa Tam Thất Khô Có Tác Dụng Gì, Uống nhiều Nóng hay Mát cho Gan và cung cấp các thông tin khác để bạn tham khảo. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và hẹn gặp lại trong những chủ đề tiếp theo tại website toptacdung.com nhé.
Xem thêm:
- Tác dụng của hoa đậu biếc
- Tác dụng của hoa vối
- Tác dụng của hoa hòe
- Tác dụng của hoa cúc vàng
- Tác dụng của hoa Hồng khô