Cây cỏ ngũ sắc là một loại cây phổ biến, mọc nhiều ở vùng đồi núi. Cây có nhiều tác dụng trong việc cầm máu, chữa viêm xoang, hay nhiều tác dụng hay khác mà nhiều người vẫn chưa được biết đến. Vậy hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu các thông tin cụ thể về loại cây này để xem tác dụng thật sự của nó như thế nào.
Mục lục
Cây cỏ ngũ sắc (hoa cứt lợn) là cây gì?
Cây cỏ ngũ sắc hay còn có các tên gọi khác như cây cứt lợn, cây bù xít, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi… Có tên khoa học là Ageratum conyzoides L. Thuộc họ Cúc. Cây cứt lợn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Châu Mỹ. Cây mọc hoang, mọc khắp nơi trên mọi địa hình, nhưng nhiều nhất vẫn là các vùng đồi núi. Cây có thể được thu hái quanh năm, nhưng tốt nhát vẫn là vào mùa hạ, có thể dùng tươi hoặc phơi khô, nhưng đa phần người ta dùng ở dạng tươi nhiều hơn.
Đặc điểm hình thái:
Cây cứt lợn là một loại cây thân nhỏ, xung quanh thân có những lông tơ nhỏ, mềm, cây cao từ 25-50 cm. Lá cây mép có hình răng cưa, có lông ở hai mặt, lá rộng từ 1-3 cm và dài từ 2-6 cm thường mọc đối xứng hay ba cạnh. Hoa có màu trắng hay màu tím xanh, mọc thành từng chùm. Quả màu đen, có nhiều sống dọc. Tất cả bộ phận của cây bào gồm: lá, thân, rễ đều được sử dụng làm thuốc và có thể sử dụng ở hai dạng tươi hoặc khô đều được.
Thành phần hóa học:
Theo nghiên cứu: Thành phần chủ yếu trong cây hoa cứt lợn là tinh dầu, có ở cả hoa và lá. Tinh dầu bao gồm các chất precocen II, caryophyllen và precocen I (tổng ba thành phần này chiếm tới 77% tinh dầu). Tinh dầu sánh đặc, có màu vàng như nghệ và mùi thơm dễ chịu. Ngoài tinh dầu thì trong hoa còn có saponin và ancaloit.
Tác dụng dược lý:
Trong cây hoa cứt lợn chứa 0,7-2% tinh dầu đậm đặc. Tinh dầu này chứa các hoạt chất cực tốt trong điều trị các bệnh về viêm xoang, viêm mũi dị ứng và các bệnh về đường hô hấp khác. Hiệu quả dùng loại thảo dược này đã được chứng minh trên nhiều bệnh nhân.
Theo Đông y, hoa cứt lợn có tính mát, vị cay, đắng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, cầm máu, trừ sỏi. Thường dùng chữa viêm xoang mũi, dị ứng cấp và mãn tính. Ngoài ra còn dùng chữa cảm mạo phát sốt, các bệnh yết hầu sưng đau, ung thủng, mụn nhọt, chấn thưng chảy máu… Theo thực tế các kết quả khám nghiệm lâm sàng thì đã xác định được lượng độc tố cấp LD-50 bằng đường uống là 82 gr/kg. Với liều lượng dùng trong 30 ngày thì không gây tác dụng phụ.
Vậy cây cỏ ngũ sắc có tác dụng gì? Và liều dùng như thế nào?
Cỏ ngũ sắc ó tác dụng trong việc điều trị các bệnh về mũi như: viêm xoang, viêm mũi dị ứng: Bạn chỉ cần lấy 100g lá cây cứt lợn tươi về rửa sạch, ngâm muối loãng, sau đó giã lấy nước, dùng bông tẩm nước giã và nhét vào lỗ mũi, để tầm 20-30 phút. Dùng cách này liên tục khoảng một tuần sẽ thấy chuyển biến tích cực. Còn đối với một số người bị bệnh viêm xoang mãn tính thì nên kết hợp 30g cây cứt lợn với 20g hoa kim ngân, ké đầu ngựa 12g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang và chia 2-3 lần.
Cỏ ngũ sắc có công dụng chữa cảm mạo, sốt rét: Khi người bệnh bị hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, chóng mặt, chân tay rã rời, ăn uống kém cần sử dụng 20g cành và lá cây hoa cứt lợn đã phơi khô sắc lên uống trong ngày, chia làm 2 lần.
Cỏ ngũ sắc giúp chữa rong huyết ở phụ nữ sau khi sinh nở : Theo kinh nghiệm dân gian: hái từ 30-50g cây cứt lợn tươi, sau đó rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt và chia 3 lần uống trong ngày. Uống từ 3-4 ngày. Hoặc có thể lấy 20g cây khô, đun nước uống trong ngày.
Có công dụng như nước gội đầu: sử dụng cây hoa kết hợp với bồ kết để gội đầu có tác dụng làm sạch gầu, trơn tóc. Hoặc nếu bị các bệnh eczema, chốc đầu thì có thể sử dụng cây cứt lợn nấu nước để rửa các vết lở, ngày rửa 1-2 lần.
Bài viết liên quan:
- Cây cỏ ngũ sắc có tác dụng gì?
Hỗ trợ điều trị ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày: Cây cứt lợn 20g kết hợp với cỏ nhọ nồi, kim nữu khấu, dạ hương ngưu mỗi thứ 30g, giã nát thêm 15 ml nước cây phong ma, uống sau bữa ăn 1-2 lần.
Cỏ ngũ sắc giúp chữa viêm họng: 20g cây cứt lợn, 20g hoa kim ngân, 6g lá giẻ quạt, 16g cam thảo đất, sắc uống ngày một thang chia làm 2-3 lần.
Chữa viêm đường hô hấp: 20g cây cứt lợn, 12g lá bồng bồng, 16g cam thảo đất, sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
Chữa sỏi tiết niệu: 20g cây cứt lợn, 16g kim tiền thảo, râu ngô 12 g, mã đề 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
Trị bệnh tại yết hầu: lấy khoảng 30-50 cây tươi về rửa sạch, gã lấy nước rồi pha thêm với đường phèn. Chia ra uống ba lần trong ngày. Hoặc ngoài ra có thể lấy lá phơi khô, sau đó tán nhỏ mịn, sau đó hòa với nước uống.
Các lưu ý khi sử dụng cây cứt lợn để tránh tác dụng phụ:
Khi mua cây cứt lợn hay bất kì loại thảo dược nào bạn cũng phải chú ý đến nguồn gốc xuất xứ của nó, để đảm bảo sức khỏe cho chính mình. Không nên sử dụng các cây hay thảo dược có phun thuốc hóa học, tốt nhất nên mua từ những cư dân sống ở vùng đồi núi, vì cây này rất dễ sống, mọc nhiều ở vùng đồi núi như cỏ dại, nên khả năng có thuốc hóa học sẽ ít hơn.
Sử dụng các loại cây này để trị bệnh không thể có tác dụng tức khắc như thuốc tây, nên các bạn phải kiên trì và dùng đúng liều lượng quy định/ ngày và đúng thời gian thì mới đạt được kết quả trị bệnh tốt nhất.
Tránh nhầm lẫn cây ngũ sắc (hoa cứt lợn) với nhiều loại cây khác. Vì các loại cây khác như trâm ổi, cây cỏ lào… nhiều nơi cũng gọi bằng hoa ngũ sắc, nên khi lựa chọn mua cần phải xem xét kỹ để tránh nhầm lẫn.
Như vậy, cây hoa ngũ sắc (cây cứt lợn) là một loại cây rất dễ kiếm, không tốn kém mà cách sử dụng cũng cực kì đơn giản, không tác dụng phụ. Có thể chữa được nhiều bệnh, nhất là các bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên khi sử dụng các bạn cũng cần tham khảo ý kiến của bác sỹ không nên sử dụng tùy tiện. Hi vọng qua bài viết: Cây cỏ ngũ sắc (hoa cứt lợn) là cây gì? Có tác dụng gì? đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc, đồng thời hiểu rõ hơn về loại cỏ thảo dược này. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!