Lẩu mắm là một trong những món đặc sản nổi tiếng miền Nam mà bạn rất yêu thích. Trong đó, rau ăn kèm luôn tạo cho món lẩu một hương vị đặc trưng riêng. Do vậy, toptacdung.com sẽ giúp bạn tìm kiếm 6 loại rau ăn kèm với lẩu mắm là ngon nhất nhé.
Toc
Nguyên liệu chuẩn bị nấu lẩu mắm
Lẩu mắm không còn là món ăn riêng của người dân miền Nam nữa, mà ngày nay nó đã trở thành món ăn yêu thích của rất nhiều người trên khắp mọi miền tổ quốc. Món lẩu mắm được xem là sự giao thoa, là bản hoà tấu của tất các nguyên liệu đến từ biển, sông ngoài, đồng ruộng.
Nguyên liệu chuẩn bị để nấu lẩu mắm rất đa dạng, các loại nguyên liệu tươi từ cá, thịt, cua, mực và hơn hết, nguyên liệu làm nên sự thơm ngon, đặc biệt của lẩu mắm chính là rau. Các loại rau ăn kèm với lẩu mắm rất đa dạng, hầu như bất cứ loại rau gì ăn được đều có thể tìm thấy trong đĩa rau của lẩu mắm.
Với rất nhiều các nguyên liệu đa dạng và phong phú, món lẩu mắm không chỉ đem lại cho người ăn sự ngon miệng, bắt mắt mà còn cung cấp một nguồn dinh dưỡng dồi dào, các vitamin và khoáng chất có tác dụng tốt với cơ thể.
Tất cả những nguyên liệu dùng để nấu được một nồi lẩu mắm ngon sẽ bao gồm:
- Đầu tiên cần phải có một hũ mắm cá sặc để tạo đặc trưng riêng của lẩu mắm
- Thịt ba chỉ và xương heo
- Cá bông lau, cá dứa hay cá hú đều có thể sử dụng được.
- Tôm, mực cỡ vừa
- Nước dừa, cà tím, đậu bắp, đậu đũa, sả
- Bún, rau…
Các bước nấu lẩu mắm ngon
Để nấu được nồi lẩu mắm ngon không phải cứ trộn tất cả các loại nguyên liệu lại là được. Bất kỳ một món ăn nào cũng đều có phương pháp và cách thực hiện riêng. Để chuẩn bị được nồi lẩu mắm ngon, hấp dẫn cho gia đình, bạn có thể tham khảo cách làm dưới đây.
- Đầu tiên, để nấu được một nồi lẩu ngọt nước, bạn phải tiến hành hầm xương heo. Bạn cho xương heo vào nồi nước lạnh, đun sôi và vớt hết bọt, sau đó cho thêm một ít muối rồi nấu trong 2-3 tiếng để nước ngọt, rồi vớt bỏ xương.
- Cho vào một chiếc nồi khác một lượng nước đã được đun sôi, sau đó cho lọ mắm sặc đã pha sẵn vào, đun lửa nhỏ cho đến khi mắm tan rã hết thịt cá thì lọc lấy nước, bỏ xương. Thêm sả và nước cốt dừa vào nước và hầm cho đến khi nước có màu hơi đục là được
- Cho nước đun mắm cá sặc vào nồi nước xương hầm, đun sôi, nêm nếm vừa ăn.
- Cho dầu ăn vào chảo, phi tỏi hành cho thơm rồi cho thịt ba chỉ vào xào, nêm nước mắm, đường cho vừa ăn.
- Khi bắt đầu ăn thì cho tất cả ra bàn, đun cho sôi lại lần nữa rồi cho các nguyên liệu tươi sống đã chuẩn bị trước đó vào, nấu sôi trong 2 phút rồi nhúng rau ăn kèm vào. Sau đó vớt ra, chan nước ăn với bún.
Tất cả các bước thực hiện để có một món lẩu mắm rất đơn giản nhưng đặc trưng của lẩu mắm là nước lèo mắm chưng, thường là mắm cá sặc, cũng có nơi dùng mắm lóc, mắm linh, mắm trèn. Đây là một hình thức mắm kho được nâng cao, thể hiện cả trong cách trang trí món ăn và cả cách ăn phối hợp đủ sắc, hương, vị trong từng miếng ăn.
1. https://toptacdung.com/qua-trung-ca
2. https://toptacdung.com/rau-muong-bao-nhieu-calo
3. https://toptacdung.com/trung-ga-ap-do
6 loại rau ăn kèm với lẩu mắm ngon nhất
Rau bông súng
Rau bông súng rất được cà bà nội trợ ưa chuộng bởi cọng bông súng sau khi tước vỏ sẽ rất giòn, dễ gãy nên chỉ cần bẻ khúc hay dùng dao tước mỏng là xong quá trình sơ chế. Loại rau này xuất hiện rất nhiều trong bữa ăn của những người dân Nam Bộ, rau bông súng không chỉ được dùng rất phổ biến trong các loại rau chấm mắm kho, nấu canh chua mà nó rất được ưa chuộng trong món lẩu mắm.
Cọng bông súng khi ăn với lẩu mắm sẽ có vị ngọt thanh, dai dai giòn giòn rất thú vị. Rau bông súng có tác dụng chống co thắt, an thần, trợ tim, hô hấp, tăng cường sinh lực… nó còn có tác dụng thanh nhiệt, chống say, cầm máu rất tốt nên được rất nhiều người yêu thích sử dụng.
Bông bí
Bông bí không chỉ ăn rất ngon mà còn là vị thuốc rất quý, nó được xem là thứ tinh túy nhất của cây bí đỏ. Hoa bí có nhiều tác dụng trong chăm sóc sức khỏe, cải thiện giấc ngủ, bảo vệ mạch máu, tim mạch, tăng cường sức mạnh thể chất đã được nghiên cứu và công nhận.
Nhụy bên trong hoa màu vàng thường rất đắng nên khi sơ chế để ăn cùng lẩu mắm bạn nên cắt bỏ nhụy đi. Những bông bí đực không chỉ dùng ăn kèm với lẩu mắm rất ngon mà còn có thể dùng luộc, hấp, xào hay nấu canh đều rất ngon. Nhưng hoa bí chỉ nên nhúng vào nước lẩu sôi rồi vớt ra để giữ được độ ngọt thanh, giòn, không bị chín rục.
Bông điên điển
Điên điển là một loại cây thuộc họ đậu, thân gỗ nhỏ, thích nghi với môi trường sống ở vùng nước ngập. Loại rau này tập trung chủ yếu ở các vùng An Giang, Đồng Tháp, Long An, Cần Thơ… Hoa có màu vàng trông rất đẹp mắt, ăn với lẩu mắm rất ngon lại còn có tác dụng trong trị các chứng khó ngủ, táo bón, nóng trong người.
Bông so đũa
Bông so đũa mọc theo từng chùm, có hoa màu trắng hoặc màu tím, được sử dụng trong nhiều món ẩm thực. Bông so đũa có vị hơi đắng nhưng hậu vị lại ngọt, tính mát. Khi ăn kèm với lẩu mắm, nếu không muốn có vị nhẫn trong món ăn có thể lặt bỏ nhụy, đài và cuống hoa. Nhưng đây được xem là vị đặc trưng của bông so đũa.
Bông so đũa không chỉ ăn rất ngon mà trong bông còn chứa nhiều các thành phần như vitamin nhóm B, C, kali, sắt, chất xơ, và các chất có tác dụng chống oxy hóa cao. Hoa cho vị thơm ngon, đặc trưng nhất khi hái vào buổi sáng sớm, lúc cánh hoa còn mơn mởn.
1. https://toptacdung.com/sau-ngam-duong
2. https://toptacdung.com/cach-lam-ruoc-thit-lon-bang-may-xay-sinh-to
3. https://toptacdung.com/mang-cut-ba-bau-an-duoc-khong
4. https://toptacdung.com/thai-12-tuan-uong-nuoc-dua-duoc-khong
5. https://toptacdung.com/cua-ruby-alaska-huong-vi-hiem-co-tu-dat-nuoc-lanh
Hoa kèo nèo
Đây là một loại cây mọc hoang, dễ dàng tìm thấy ở ven sông, ao, hồ hay dưới các đồng ruộng khắp đồng bằng sông Cửu Long. Thoạt nhìn thì kèo nèo có nét rất giống với cây lục bình nhưng chúng sống bám cố định chứ không trôi nổi như lục bình.
Kèo nèo được sử dụng cả cây lẫn hoa, nhưng hoa được xem là phần ngon nhất, nhúng vào lẩu mắm thì được xem là đặc sản. Kèo nèo gây ấn tượng cho người sử dụng nó bằng vị ngọt, mềm, tuy hơi nhẫn nhưng có mùi rất đặc trưng. Kèo nèo còn là một vị thuốc chữa trị các chứng đau lưng, nhức mỏi, lợi tiểu nên rất tốt cho sức khỏe.
Bắp chuối
Bắp chuối được sử dụng rất nhiều trong các bữa ăn của người Việt, đây là loại rau rất giàu chất xơ, protein và các axit béo không bão hòa. Bắp chuối được xắc mỏng, ngâm muối cho không bị thâm, nhúng với lẩu mắm có vị hơi chát nhưng giòn ngon.
Xem thêm trang Cẩm nang du lịch online cập nhật 24h: https://apptravel.net
Qua bài viết 6 loại rau ăn kèm với lẩu mắm ngon nhất hi vọng bạn đã có thể tự chuẩn bị cho gia đình một món lẩu ngon kèm với những loại rau đặc trưng nhất của món lẩu mắm nhé.