Hẳn nhiều bạn đang thắc mắc liệu khoai lang mọc mầm có ăn được không? Và làm sao để hạn chế tốc độ mọc mầm của khoai lang? Hôm nay toptacdung.com sẽ giải đáp những câu hỏi trên, đồng thời cung cấp thêm các thông tin cần thiết khác để bạn nắm rõ hơn. Mời bạn theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi.
Toc
Công dụng của củ khoai lang
Trong khoai lang chứa hàm lượng dinh dưỡng cao gồm tinh bột, chất xơ, vitamin, khoáng chất, lượng calo thấp nên tốt cho sức khỏe và giúp việc giảm cân hiệu quả hơn. Ăn khoai lang thường xuyên cũng giúp da mịn màng hơn. Những ai mắc bệnh về tiêu hóa, chất xơ trong khoai lang sẽ kích thích nhu động ruột, thúc đẩy việc tiêu hóa thức ăn tốt hơn, ngăn ngừa táo bón.
Lượng beta crytoxanthin trong khoai lang có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, giúp xương chắc khỏe. Củ khoai lang còn thúc đẩy chuyển hóa protein, thúc đẩy sản xuất hồng cầu, bạch cầu, giúp giảm stress. Khoai lang còn chứa chất tiền vitamin A, bổ sung beta carotene giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi tác nhân gây ung thư, giúp sáng mắt. Nó còn làm giảm thiểu khả những tác động tiêu cực do kim loại nặng tích tụ từ thức ăn. Ngoài ra việc uống nước khoai lang sống có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe nhờ hàm lượng dưỡng chất chứa trong nó đấy.
Khoai lang mọc mầm có ăn được không?
Khoai lang nếu để lâu rất dễ mọc mầm, đặc biệt trong môi trường ẩm ướt nó còn nhanh mọc mầm hơn nữa. Khoai lang mọc mầm không hề sinh ra chất độc, bạn chỉ cần dùng dao bỏ đi chỗ bị mọc mầm vẫn có thể chế biến thành món ăn. Nhưng cần ngâm nước muối rồi mới sử dụng và khi khoai đã mọc mầm thì hàm lượng dinh dưỡng của nó cũng không còn như trước, chế biến cũng ít ngon hơn.
Khoai lang mọc mầm không có độc nhưng rất dễ sinh ra nấm mốc. Các loại vi khuẩn nấm mốc tấn công trên vỏ khoai lang thường xuất hiện những đốm nâu hoặc đen. Và nếu trên củ khoai lang có quá nhiều đốm đen sẽ sinh ra độc tố khiến khoai có vị đắng. Chất độc này khi chế biến món ăn nhưng hoạt tính sinh vật của nó cũng không bị phá hủy.
Một số trường hợp sau khi ăn khoai lang này vào bị nôn mửa hoặc đau bụng. Bởi vậy tốt nhất bạn không nên ăn của khoai lang đã mọc mầm để đảm bảo an toàn hơn cho sức khỏe mà còn không làm phá hỏng món ăn mình đã chế biến.
Những loại thực phẩm mọc mầm khác không nên sử dụng
Khoai tây
Khoai tây sau khi mọc mầm chuyển sang màu xanh sẽ sinh ra chất độc solannine, độc gấp 50 lần so với khoai tây bình thường. Bạn cắt bỏ những chỗ xanh hoặc áp dụng mọi phương pháp chế biến cũng không thể loại trừ được chất độc này.
1. https://toptacdung.com/nen-an-bao-nhieu-trai-bo-1-ngay
2. https://toptacdung.com/nuoc-ep-oi-de-tu-lanh-bao-lau
3. https://toptacdung.com/chan-ga-bao-nhieu-calo
Loại độc tố này có tính ăn mòn khá mạnh đối với dạ dày, nó còn tán huyết, làm tê liệt trung khu thần kinh. Khi ăn khoai tây mọc mầm bạn sẽ có cảm giác khô rát họng, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, viêm dạ dày cấp… Thậm chí nặng hơn là có các triệu chứng như số, khó thở, co giật… Vậy nên khi khoai tây đã mọc mầm tuyệt đối không nên ăn các bạn nhé.
Củ gừng
Củ gừng khi đã mọc mầm không còn giá trị dinh dưỡng như trước nữa, thậm chí chún còn làm giảm đáng kể dinh dưỡng của người ăn. Đối với gừng bị mốc sẽ sinh ra độc tố safrole, chất này có thể gây ung thư như ung thư gan, làm thoái hóa tế bào gan, hoại tử. Vây nên khi gừng bị lên mầm hoặc bị mốc thì nên bỏ đi. Nhiều bạn thường gọt bỏ những phần đó đi rồi tiếp tục dùng nhưng nó vẫn gây hại được đấy nhé.
Khoai môn
Bản chất củ khoai môn đã mọc mầm, khi sử dụng người ta thường cắt bỏ phần thân và lá. Nhưng nếu khoai môn mọc mầm lần nữa thì chất dinh dưỡng trong nó bị giảm đi một phần và hương vị cũng không ngon như ban đầu được. Bởi vậy khi mua khoai môn về bạn cũng nên chế biến sớm tránh để củ bị mọc mầm.
Các thực phẩm mọc mầm có lợi cho sức khỏe
Những thực phẩm đã nêu trên khi bị mọc mầm sẽ làm giảm đi chất dinh dưỡng, thậm chí còn sinh ra độc tố gây hại đến sức khỏe người sử dụng. Ngược lại có một số thực phẩm khi mọc mầm lại có tác dụng tốt cho sức khỏe. Cụ thể là những loại sau:
Đậu tương
Đậu tương có giá trị dinh dưỡng cao, khi nó mọc mầm dinh dưỡng trong nó lại càng tăng lên đáng kể. Đậu tương sau khi mọc mầm hàm lượng chất béo và đường sẽ giảm, các protein, isoflavones, vitamin C, chất dinh dưỡng có lợi khác lại tăng lên. Mầm đậu tương cũng thanh mát, thơm ngon phù hợp với những người có hệ tiêu hóa kém.
Đậu Hà Lan
Đậu Hà Lan có hàm lượng carotene đạt đến 2700 microgram/ 100gram, gấp 27 lần so với việc ăn rau quả. Chu kỳ sinh trưởng của mầm đậu Hà Lan khá ngắn, không cần phải bón phân hay phun thuốc trừ sâu nên là loại thực phẩm sạch. Bởi vậy bạn có thể ăn đậu Hà Lan vừa cung cấp dưỡng chất thiết yếu mà độ ăn toàn của nó cũng khá cao.
Tỏi
Tỏi có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, nhiều người còn uống nước tỏi sống nhằm hỗ trợ điều tị một số bệnh khá hiệu quả. Và theo nghiên cứu của chuyên gia, trong mầm tỏi chứa nhiều selen có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Nó có thể làm giảm thiệt hại của gốc tự do, có lợi cho sức khỏe tim mạch. Mầm tỏi có khả năng chống ung thư cũng mạnh hơn so với tỏi thường. Mặc dù mang lại lợi ích cho sức khỏe nhưng khi sử dụng mầm tỏi bạn cần dùng đủ liều lượng và không được ăn khi bụng đói.
Gạo lứt
Gạo lứt không dễ tiêu hóa, hương vị cũng hơi khó ăn và việc chế biến mất nhiều thời gian. Nhưng mầm gạo lứt lại có tác dụng làm cho aminobutyric acid (gaba- chất dẫn truyền thần kinh thuộc nhóm các acid amin và các thành phần có lợi khác được cải thiện tốt hơn nhiều.
1. https://toptacdung.com/hat-dac
2. https://toptacdung.com/duong-thot-not
3. https://toptacdung.com/ruou-vai
4. https://toptacdung.com/trung-nam-rau-qua-dem-an-duoc-khong
5. https://toptacdung.com/trai-nho-lam-ruou-vang-co-tac-dung-gi
Cách bảo quản các loại thực phẩm trên
Hành: Hành nên được bảo quản khô bằng cách phơi khô hoặc sấy khô. Khi mua về bạn bỏ lớp vỏ già và vỏ bị hỏng, nếu hành đã được làm khô đủ tiêu chuẩn thì thôi, còn không bạn nên phơi khô một nắng nữa để bảo quản chúng được lâu hơn. Tránh bảo quản hành ở những nơi nhiệt độ thấp, ẩm ướt.
Gừng: Đối với gừng già không thích hợp bảo quản lạnh nên ban hãy để chúng ở nơi thoáng gió hoặc vùi trong cát. Còn gừng non có thể bọc trong túi bảo quản và để ngăn mát tủ lạnh.
Tỏi: Tỏi bạn có thể để vào túi lưới rồi treo lên nơi thoáng mát trong phòng hoặc bảo quản chậu sành có lỗ thông hơi. Tỏi có chứa thành phần allicin, là chất có khả năng sát khuẩn nên không dễ bị hư hỏng.
Vậy thông qua bài viết chúng tôi đã giải đáp cho bạn biết được khoai lang mọc mầm có ăn được không? Đồng thời cung cấp các thông tin liên quan khác để bạn tham khảo thêm. Cảm ơn sự quan tâm theo dõi của bạn đã dành cho toptacdung.com và hẹn gặp lại trong các chủ đề khác.
Xem thêm:
- Khoai từ có tác dụng gì
- Mộng dừa là gì
- Khoai sọ có tác dụng gì
- Tác dụng của mầm đậu đen
- Tác dụng của rau khoai lang