Bánh nếp là một loại bánh khá quen thuộc, với hương vị thơm ngon và mềm dẻo, đây chắc chắn là món “khoái khẩu” đối với nhiều người. Tuy nhiên nhiều người đang trong quá trình ăn kiêng vẫn khá hoang mang và lo lắng khi sử dụng bánh nếp, bánh nếp có chứa bao nhiêu calo, ăn nhiều có tốt không, có mập không? Sau đây để giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc này thì toptacdung.com xin mời mọi người tham khảo bài viết ngày hôm nay.
Toc
Bánh nếp có bao nhiêu calo?
Bánh nếp là loại bánh được làm từ gạo nếp hoặc bột gạo nếp. Đây là một loại gạo có độ dẻo và độ kết dính cao. Hiện nay có khá nhiều loại gạo nếp khác nhau có thể kể đến như là nếp cẩm, nếp cái, nếp hoa vàng, nếp lá, nếp ngỗng,… Gạo nếp được chứng minh là nguồn cung cấp năng lượng gấp đôi so với các loại lương thức khác như gạo tẻ, sắn, ngô,…
Bánh nếp là một loại bánh được làm từ bột của gạo nếp, khi ăn chúng ta sẽ cảm nhận được sự mềm dẻo, thơm ngon của chúng. Theo nghiên cứu thì trong khoảng 100g gạo nếp sẽ có khoảng 344 calo, đây là một hàm lượng khá lớn đối với mức tiêu thụ thông thường của con người.
Chính vì vậy mà bánh nếp cũng sẽ chứa nhiều năng lượng hơn so với các loại bánh khác. Bánh nếp chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, sắt,.. tốt cho cơ thể, tuy nhiên những hàm lượng này cũng cao hơn so với những loại bánh được làm từ các nguyên liệu khác như ngô, sắn, bột gạo,…
Ăn nhiều bánh nếp có tốt không?
Bánh nếp là một loại bánh có chứa nhiều dưỡng chất như canxi, sắt, protein, chất chống oxy hóa,… và các loại vitamin như vitamin E, vitamin nhóm B,… Trong khoảng 100g gạo nếp thì có đến 1,2 mg sắt, đây là hàm lượng dưỡng chất rấy tốt cho phụ nữ sau khi sinh.
Bánh nếp chứa nhiều chất xơ không hòa tan tốt cho hệ tiêu hóa của con người. Với tính ấm, vị ngọt, dễ tiêu hóa và có khả năng làm ấm bụng thì việc ăn bánh nếp còn được cho là có thể chữa được các bệnh tiểu đường, tiêu chảy, buồn nôn, rối loạn bài tiết, tốt cho hệ tiêu hóa của con người.
Trong bánh nếp còn chứa một lượng vitamin E và nhiều dưỡng chất khác có khả năng chữa trị chứng nghẹn, tê phù. Cung cấp những dưỡng chất dinh dưỡng cần thiết cho làn da. Những điều này đều cho thấy bánh nếp tốt cho sức khỏe của con người, tuy nhiên việc ăn nhiều bánh nếp thì có tốt không? Có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người sử dụng hay không?
1. https://toptacdung.com/khoai-lang-luoc-de-qua-dem-duoc-khong
2. https://toptacdung.com/an-tom
3. https://toptacdung.com/ga-ran-bao-nhieu-calo
Như đã nói, bánh nếp cung cấp khá nhiều dưỡng chất vitamin và lượng calo trong bánh nếp khá cao. Cho nên việc ăn bánh nếp cần hạn chế và ăn với một lượng nhất định, không nên ăn quá nhiều trong một ngày và thường xuyên trong một thời gian dài.
Bánh nếp có chứa nhiều hàm lượng amylopectin, hàm lượng này có khả năng tăng độ dẻo tuy nhiên nó có thể gây nên tình trạng chứng khó tiêu ở người già, trẻ nhỏ, người mới vừa ốm dậy. Ngoài ra gạo nếp còn khiến cho vết thương trở nên lâu lành hơn hoặc thậm chí còn có thể làm vết thương trở nên thậm tệ hơn.
Cho dù là một thực phẩm hay một hàm lượng nào cũng vậy, mặc dù nó tốt cho sức khỏe nhưng không nên quá lạm dụng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Tốt nhất vẫn nên nạp một lượng vừa đủ cho cơ thể, đồng thời cũng không nên sử dụng bánh nếp để thay thế bữa ăn chính.
Ăn nhiều bánh nếp có mập không?
Như đã nói, trong khoảng 100g gạo nếp thì sẽ có đến 344 calo, chưa kể gạo nếp, bột gạo nếp có tính dẻo, dính cho nên việc ăn bánh nếp sẽ nạp năng lượng coa hơn so với việc ăn các loại thực phẩm làm từ bột gạo tẻ, bột sắn, bột ngô,… Cho nên việc ăn bánh nếp sẽ có thể khiến cho bạn có khả năng tăng cân.
Do bánh nếp có chứa nhiều hàm lượng calo cho nên tốt nhất là bận không nên ăn chúng vào buổi tối mà chỉ nên ăn vào bữa sáng hoặc bữa trưa khi mà cơ thể còn nhiều hoạt động khác để tiêu hao năng lượng. Không nên thay bánh nếp cho bữa ăn chính mà phải kết hợp đầy đủ, đa dạng các dưỡng chất từ chất xơ, tinh bột, chất đạm, khoáng chất,…
Nếu như bạn lỡ ăn bánh nếp với một lượng khá nhiều trong một lần ăn thì bạn có thể tiến hành các bài tập thể dục thể thao để có thể tiêu hao đi phần năng lượng đã nạp vào. Bạn có thể vận động bằng cách đi bộ, chạy bộ, tập các động tác thể dục,… để tránh tình trạng năng lượng tích tụ khiến bạn tăng cân nhanh chóng.
Những người không nên ăn bánh nếp
Người bị đầy hơi, khó tiêu: Những người hay có triệu chứng đầy hơi, khó tiêu thì tốt nhất là không nên sử dụng bánh nếp. Việc ăn nhiều bánh nếp có thể khiến cho bạn dễ bị đầy hơi, khó tiêu, không tốt cho hệ tiêu hóa của mình.
Người bị nhiệt miệng: Những người bị nhiệt miệng được khuyến cáo là không nên sử dụng bánh nếp hoặc các thực phẩm được làm từ gạo nếp. Những người bị bệnh có xảy ra tình trạng sốt cũng không được sử dụng bánh nếp.
1. https://toptacdung.com/tac-dung-cua-tam-gui-tren-cay-mit
2. https://toptacdung.com/1-trai-bap-bao-nhieu-calo
3. https://toptacdung.com/trung-ga-de-duoc-bao-lau
Người có vết thương hở: Những người có vết thương hở, vết thương bị mưng mủ, người bị mụn nhọt thì tốt nhất là không nên ăn bánh nếp. Bánh nếp khá khó tiêu cho nên nếu như ăn bánh nếp có thể làm tình trang vết thương thêm trầm trọng hơn, nên kiêng cử để tránh gây mưng mủ.
Những người bị mắc các bệnh về dạ dày: Những người mắc các bệnh về dạ dày như viêm loét dạ dày, đau dạ dày, tiêu hóa kém,… thì tốt nhất là không nên ăn bánh nếp, xôi nếp. Nó có thể gây nên tình trạng ợ chua, khó chịu, chưa kể nếu như bạn ăn xôi nếp kết hợp với hành, tỏi, tiêu thì sẽ khiến bệnh tình nặng hơn.
Người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường: Những người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường thì tốt nhất là không nên ăn bánh nếp và các món ăn làm từ gạo nếp. Trong bánh nếp có chứa nhiều tinh bột, đường, các loại chất béo,… những chất này sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tim mạch cũng như quá trình sản sinh insulin của tuyến tụy.
Bánh nếp là một loại bánh khá thơm ngon và mềm dẻo, nó có sức hút cực kì lớn đối với nhiều người, tuy nhiên tốt nhất là bạn nên ăn một lượng vừa phải để đảm bảo cho sức khỏe của mình. Bài viết đã giải đáp những thắc mắc Bánh Nếp Bao Nhiêu Calo, Ăn Nhiều Có Tốt Không, Mập Không? Hi vọng với những thông tin đã cung cấp, bạn sẽ tìm được những lời giải đáp chính xác nhất.
Có thể bạn quan tâm: