Giác hơi là một phương pháp chữa trị bệnh được nhiều người ở phương Tây yêu thích, tuy nhiên không phải ai cũng biết đến công dụng chữa bệnh của nó là như thế nào? Những ai có thể sửu dụng phương pháp giác hơi và khi giác hơi cần lưu ý những điểm nào. Sau đây toptacdung.com xin giới thiệu cho bạn đọc về Top 5 tác dụng của giác hơi và những lưu ý cần thiết khi sử dụng phương pháp này.
Toc
Giác hơi là gì?
Giác hơi là một liệu pháp sử dụng áp suất âm trong dụng cụ giác nhằm gây hiện tượng sung huyết tại chỗ để có thể giải độc cho cơ thể, chữa bệnh. Muốn giác hơi cần phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ như là ống nữa, ống thủy tinh, lọ nhỏ hoặc cốc nhỏ, bông, nước ấm hoặc cồn và phương pháp này không hề gây tác dụng phụ gì cho sức khỏe con người.
Giác hơi có nguồn gốc từ Trung Quốc, tuy nhiên phương thức này lại được nhiều người ở các nước phương Tây yêu thích vì khả năng chữa trị bệnh của nó. Giác hơi là một liệu pháp trị liệu tương tự như liệu pháp châm cứu và xoa bóp. Giác hơi có khả năng chữa trị bệnh những không giống với việc chữa trị bằng thuốc hay phẫu thuật chữa bệnh.
Bạn có thể thực hiện phương pháp giác hơi tại nhà nếu bạn biết cách và làm đúng theo quy trình của liệu pháp này. Tuy nhiên phải đảm bảo đúng kĩ thuận và các bước tiến hành tránh sai sót, gây ra những hậu quả đáng tiếc. Sau đây là cách giác hơi tại nhà cho mọi người:
Bước 1: Đem đốt bông tẩm cồn rồi bỏ vào ống giác, trong khi lửa vừa cháy thì tiến hành úp nhanh ống giác vào chỗ giác.
Bước 2: Dùng panh kẹp bông tẩm cồn đốt cháy rồi hơ nhanh vào lòng ống giác, sau đó rút panh ra và úp ống giác vào chỗ cần giác hơi.
Bước 3: Úp ống vào nước đang sôi, dùng khăn sạch nhấc lên, thấm khô miệng ống và sau đó nhanh tay úp ống vào chỗ giác.
1. https://toptacdung.com/infofinance-vietnam
2. https://toptacdung.com/cao-long-chan-nhieu-co-anh-huong-gi
3. https://toptacdung.com/nuoc-dua-de-qua-dem-duoc-khong
4. https://toptacdung.com/qua-na-rung
5. https://toptacdung.com/dia-chi-trong-rang-implant-tot-nhat-tphcm
Bạn có thể tham khảo thêm bảo viết Top 5 tác dụng của xông tinh dầu để tìm ra cho mình được một phương pháp thư giãn và chữa trị bệnh một cách an toàn và hiệu quả.
Top 5 tác dụng của giác hơi
Thư giãn cơ thể
Như đã nói, giác hơi là một liệu trình giống như châm cứu, xoa bóp, nó có thể giúp con người giảm đi tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, stress. Phương pháp trị liệu giác hơi có tác dụng giống như một liều thuốc an thần và xoa dịu các tế bào thần kinh trung ương. Khi bị suy nhược cơ thể, mệt mỏi… bạn có thể sử dụng hình thức giác hơi này để cân bằng lại sức khỏe, đánh thức thâng kinh và giúp chống lại cảm giác lo âu, trầm cảm ở người.
Tăng cường miễn dịch ở người
Phương pháp giác hơi cũng là một phương pháp có thể tăng cường hệ thống miễn dịch cho con người, tăng cường sức khỏe, khả năng chống lại bệnh tật ở người. Ngoài ra giác hơi còn có thể cải thiện được hệ tiêu hóa cho con người, chữa trị các bệnh đau bụng, sôi ruột, táo bón, tiêu chảy… giúp con người có thể chữa trị các bệnh về đường ruột ngoài ra còn giúp cho bạn có thể trị chứng biếng ăn, ăn ngon miệng hơn.
Chữa trị cảm cúm
Phương pháp giác hơi cũng giống như châm cứu để trị các bệnh cảm cúm, trị các cơn ho kéo dài, cảm nóng, cảm lạnh… Nếu bạn có triệu chứng bị cảm, các cơn ho xuất hiện và kéo dài đồng thời bị đau đầu, chóng mặt, mắt có hiện tượng sưng đỏ, ho suyễn hoặc suyễn có đờm mạn tính thì bạn có thể sử dụng phương pháp giác hơi này. Giác hơi sẽ giúp bạn nhah chóng khỏi bệnh, giảm các triệu chứng đau đầu, chóng mặt đồng thời sẽ giúp hệ miễn dịch của bạn tốt hơn.
Chữa các bệnh về xương khớp
Giác hơi ở những khớp xương mà bạn đau có thể khiến cho những cơn đau đó giảm đi, giác hơi chữa trị các bệnh đau nhức xương khớp một cách an toàn và hiệu quả. Ngoài ra, giác hơi còn có thể trị các bệnh đau lưng do thận hư, đau xương khớp do lạnh. Giác hơi sẽ giúp cho các khớp xương của bạn được khỏe khoắn hơn, giảm đau nhức, thư giản cơ bắp khi mỏi và khi cứng cơ.
Chữa trị béo phì
Giác hơi là phương pháp sử dụng nhiệt và tác dụng của chân không sẽ giúp cho cơ thể tăng cường chuyển hóa, phân giải lượng mỡ trong cơ thể, có tác dụng giảm béo hiệu quả. Ngoài ra, phương pháp giác hơi còn có thể chữa trị các bệnh ngoài da khác nhau như chữa bệnh da sần vỏ cam, chữa mụn rộp, mụn trứng cá và giác hơi còn có tác dụng làm săn chắc da cho bạn.
Những lưu ý khi giác hơi
Bạn chỉ nên thực hiện phương pháp giác hơi ở những vị trí có cơ bắp đầy đặn và có lớp mỡ dưới da, không nên giác hơi ở những nơi có vùng da mới liền hoặc có sẹo, những nơi có mạch máu nông và nhừng vùng da mỏng, nhạy cảm như là vùng quanh mi mắt, vùng môi, các vùng da đã từng được giác hơi mà còn vết.
Nên giác hơi đúng tư thế, đúng vị tí, không giác hơi ở ngoài trời, không thực hiện giác hơi ở những nơi có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh. Không nên giác hơi ở những nơi có gió và nước như biển hoặc phòng có điều hòa, sẽ không tốt cho việc giác hơi.
1. https://toptacdung.com/1-mieng-pho-mai-bao-nhieu-calo-an-nhieu-co-map-beo-khong
2. https://toptacdung.com/da-uu-linh
3. https://toptacdung.com/nuoc-ep-cam-mix-loai-trai-cay
4. https://toptacdung.com/trong-cay-trong-nha-kinh
5. https://toptacdung.com/nho-long-chan-bang-nhip-co-sao-khong
Trong quá trình giác hơi cần phải theo dõi tình hình sức khỏe của người giác hơi, nếu bạn có cảm giác buồn ngủ, chỗ giác hơi bị nóng, rát và căng cơ hoặc xuất hiện những triệu chứng bất thường như là choáng váng, hoa mắt, đau đầu… thì cũng nên báo lại cho nhân viên biết để dừng việc giác hơi lại.
Những người không nên giác hơi?
Những người bị mắc các bệnh tâm thần, mắc các bệnh thận hoặc phổi có hiện tượng thiếu máu nếu giác hơi có thể dẫn đến nhiều biến chứng, thậm chí là tử vong.
Người gầy, những người có cơ da đàn hồi kém cũng không nên thực hiện phương pháp giác hơi vì rất dễ bị nóng rát, phồng rộp.
Những người bị đau bụng dưới, phụ nữ có thai ,đang cho con bú hoặc đang trong thời kì kinh nghiệt cũng không nên thực hiện phương pháp giác hơi.
Nếu đang bị sốt phát ban, mê sảng, bị co giật cũng không nên giác hơi. Ngoài ra người đang trong tình trạng quá no hoặc quá đói, say rượu cũng không nên tiến hành giác hơi.
Giác hơi là một phương pháp chữa trị nhiều bệnh, tuy nhiên, nếu không giác hơi đúng cách có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn như phồng rộp, nóng rát tại vị trí giác hơi. Bài viết Top 5 tác dụng của giác hơi hi vọng đã giúp bạn đọc tìm hiểu thêm phương pháp giác hơi cho cơ thể để chữa trị được bệnh tật và có một sức khỏe tốt hơn.