Nhiều người thường biết đến lá trầu xông dùng để chữa bệnh phụ khoa, nhưng không ai ngờ đến nó còn mang đến tác dụng khác tốt cho sức khỏe. Sau đây toptacdung.com sẽ mang đến cho bạn Top 3 tác dụng của xông lá trầu để giúp bạn hiểu rõ hơn những lợi ích mà loại lá này mang lại. Mời bạn cùng đón xem!
Mục lục
Lá trầu là lá gì?
Lá trầu là một loại dây leo có lá làm gia vị hoặc dùng để chữa bệnh, bởi lá của nó có tính chất dược học. Lá trầu có nguồn gốc ở các nước vùng Đông Nam Á và được trồng nhiều ở Ấn Độ, Indo, Malay, Việt Nam. Ở nước ta, lá trầu có 2 loại là trầu mỡ và trầu quế, lá trầu mỡ to bản, dễ trồng, còn trầu quế lá nhỏ, có vị cay và thường ưa chuộng trong tục ăn trầu, chữa bệnh.
Top 7 tác dụng của lá trầu không ai ngờ tới
Lá trầu không chỉ được biết đến trong tục ăn trầu, hay dùng là vật để thờ cúng, lễ cưới hỏi hay qua những câu chuyện cổ tích “trầu cau”. Mà lá trầu còn được biết đến là nguyên liệu, là cây thuốc nam có nhiều tác dụng mang đến sức khỏe tốt. Trông đông y, lá trầu có vị cay, nóng, có tác dụng hỗ trợ điều trị các triệu chứng bệnh như:
Ngăn ngừa sâu răng, loại bỏ hôi miệng
Nếu bạn nào mắc phải chứng bệnh hôi miệng thì lá trầu sẽ là vị tinh tuyệt vời để đánh bay hơi thở có mùi. Không những vậy, nó còn giúp bảo vệ răng chắc khỏe, làm dịu các cơn đau răng và ngăn ngừa tình trạng sâu răng quay trở lại. Để bảo vệ răng miệng sạch sẽ, chắc khỏe và không bị hôi miệng bạn có thể dùng lá trầu để nhai trực tiếp hoặc nấu nước lá trầu và dùng để súc miệng hằng ngày.
Điều trị chứng đầy hơi, khó tiêu
Thông thường thì bệnh trào ngược dạ dày thực quản sẽ gây nên các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, ợ hơi ợ chua… những triệu chứng này không nguy hiểm nhưng rất dai dẳng và ảnh hưởng đến việc ăn uống hằng ngày. Và để cải thiện tình trạng này, nhiều người đã sử dụng lá trầu như một vị thuốc giữ lượng axit trong dạ dày được cân bằng, xoa dịu đi các triệu chứng khó chịu này. Đồng thời nó còn ngăn ngược được tình trạng axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản.
Hỗ trợ chữa trị táo bón
Theo như được biết, chất oxy hóa trong lá trầu có rất nhiều và chính hoạt chất này góp phần vào đánh bại các gốc tế bào tự do, cân bằng lại nồng độ pH trong dạ dày. Chính vì vậy mà giúp dạ dày hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa được bệnh táo bón, xoa dịu những cơn tức, khó chịu. Để chữa táo bón bằng lá trầu bạn chỉ cần nhát nuốt lá trầu hoặc lấy lá trầu giã lấy ước uống. Ngoài ra, để điều trị táo bón hay giúp hệ tiêu hóa được tốt hơn, bạn có thể ăn thêm các loại như hạt đác, hạt mít, dưa bở… đều rất tốt.
Sát khuẩn, khử trùng tốt
Bởi vì trong lá trầu có chứa thành phần poly-phenol vì vậy nó có tác dụng trong việc khử trùng, giảm cơn đau và không khiến mầm bệnh phát triển. Hoặc khi bị thương, dùng nước cốt lá trầu để rửa sẽ sát khuẩn, làm sạch vết thương, giúp vết thương tránh viêm nhiễm, sưng tấy và nhanh chóng lành lặn hơn.
Giảm đau, chữa nhức đầu
Các cơn đau đầu do thay đổi thời tiết thường gặp phải ở rất nhiều người và bạn không muốn sử dụng đến thuốc tây thì lá trầu sẽ là phương pháp giúp giảm chứng đau đầu này. Bạn chỉ cần dùng 5 lá trầu, rửa sạch giã dập rồi xoa vào thái dương hay đỉnh đầu sẽ có tác dụng giảm đau và dịu cơn nhức đầu. Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn.
Loại bỏ mùi hôi trên cơ thể
Các vùng nhạy cảm như nách, bàn chân hoặc mồ hôi có mùi thường khiến nhiều người rất tự ti, mặc dù đã tắm rửa rất sạch sẽ nhưng cơ thể luôn có mùi rất nồng. Nếu bạn muốn chữa mùi mồ hôi trên cơ thể thì có thể dùng lá trầu nấu sau đó lấy nước này để tắm sạch sẽ. Còn nếu muốn khử mùi hôi nách chỉ cần giã lấy nước cốt lá trầu cùng với ít giọt nước chanh sau đó thoa lên vùng nách 10p và rửa sạch. Với cách này bạn sẽ ngăn chặn được các mùi hôi khó chịu trên người.
Chữa viêm phế quản, ho
Lá trầu được sử dụng là bài thuốc nam chữa ho, chữa viêm phế quản khá phổ biến, đặc biệt ở trẻ em nhỏ tuổi. Bạn chỉ cần dùng vài lá trầu xắt nhỏ và đun sôi sau đó cho thêm ít đường phèn vào để dễ uống. Đối với trẻ em 1-3 tuổi thì nên 3 lần, mỗi lần 1 muỗng canh. Còn đối với trẻ 4-5 tuổi nên uống 3 lần ngày, mỗi lần 3 muỗng canh. Đối với trẻ 6-12 tuổi nên uống 3 lần ngày và mỗi lần 5 muỗng canh. Và cuối cùng đối với trẻ trưởng thành hoặc người lớn nên uống 3 lần ngày, mỗi lần nửa chén nước nhỏ.
Bài viết liên quan:
Top 3 tác dụng của xông lá trầu
Bên cạnh những tác dụng từ lá trầu được nêu trên thì lá trầu xông còn mang lại những lợi ích khác tốt cho sức khỏe. Và sau đây là top 3 tác dụng của xông lá trầu:
Se khít em bé nhờ xông lá trầu
Có lẻ đây là một trong những tác dụng của xông lá trầu mà rất nhiều người đã sử dụng, đặc biệt là những chị em phụ nữ sau khi trải qua giai đoạn sinh nở. Theo nghiên cứu, trong lá trầu có hoạt chất có công dụng như loại gel có tác dụng giúp se khít vùng em bé nhanh chóng thu hẹp lại. Và hơn hết các chất được tìm thấy trong lá trầu như kẽm, chất xơ, axit maimin, chất chống oxy hóa sẽ nhanh chóng đẩy lùi các sắc tố melanin, trị thâm đen, tái tạo các tế bào mới, giúp se khít vùng kín và giúp em bé mềm mịn, hồng hào hơn.
Ngoài ra, xông lá trầu còn giúp vệ sinh vùng kín được sạch sẽ, đặc biệt ở các phụ nữ sau khi sinh. Có thể khử mùi hôi, giảm tình trạng viêm nhiễm hay những bệnh phụ khoa. Những tinh dầu trong lá trầu còn có tác dụng ức chế các vi khuẩn, nấm, ngăn chặn sự xâm nhập vi khuẩn từ bên ngoài vào bên trong. Và để se khít em bé nhờ xông lá trầu, bạn có thể thực hiện bằng các bước dưới đây:
Cần chuẩn bị:
- 10 lá trầu
- 2 quả chanh
- Nồi nước, chậu xông và ít muối
Cách thực hiện xông vùng kín:
- Cần chuẩn bị hỗn hợp muối + cốt chanh để tẩy nhẹ bên ngoài em bé cho sạch. ( tuyệt đối chỉ nên bôi nhẹ tránh tổn thương).
- Cho nồi nước lên bếp đun sôi (khoản chừng 2 lít nước), nước sôi cho lá trầu không và nấu. Và nhớ cho thêm ít muối vào và dậy nắp lại cho kín.
- Để lửa nhỏ khoảng chừng 5p để giúp các tinh dầu của lá được hòa tan ra.
- Vùng kín được tẩy bằng muối+ cốt chanh bạn phải rửa sạch sẽ sau đó bắt đầu xông hơ.
- Bạn cho nước lá trầu được nấu ra một cái chậu, sau đó trùm một chiếc chăn kín và xông hơ em bé bằng hơi nóng từ nước thoát lên.
Chú ý:
- Nhưng khi xông em bé tốt nhất nên mặc quần nhỏ mỏng hoặc “thông thoáng” như vậy sẽ hiệu quả hơn.
- Trước khi xông nhớ xem lượng hơi có nóng hay không tránh làm bỏng vùng da đùi hoặc vùng em bé.
- Nên thực hiện 2-3 lần mỗi tuần.
Điều trị trĩ bằng cách xông lá trầu
Trĩ hay còn gọi là bệnh lòi dom, bệnh được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn. Trĩ thường có trĩ ngoại và trĩ nội nhưng phần lớn đây là bệnh khá khó chịu và gây ra không ít ảnh hưởng đến cuộc sống. Bệnh trĩ không quá nguy hiểm nhưng nếu không có cách chữa trị dứt khoát bệnh sẽ day dẳn và sẽ gây ra cấp độ nặng hơn và phải dùng tới giải phẫu. Và một trong những cách chữa bệnh trĩ được nhiều người sử dụng đó là sử dụng lá trầu xông, với cách này đơn giản, an toàn lại mang đến hiệu quả khá cao. Và sau đây là cách xông lá trầu để chữa bệnh trĩ là:
Cần chuẩn bị:
- 7 lá trầu
- 7 hạt gấc
- 7 quả bồ kết
- Nồi nấu và 1 quả cau nhỏ
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu sau đó cho vào cối giã nhuyễn hoặc nát.
- Cho khoản 2 lít nước lên đun sôi, sau khi sôi cho tất cả các hỗn hợp vào nồi nước và để chừng 5p rồi tắt bếp.
- Tiếp đến cho ra thau và dùng chăn trùm kín người và xông hơ phần hậu môn. Ngoài ra có thể lấy nước này để ngâm phần hậu môn cũng rất tốt.
- Cần thực hiện cách xông lá trầu này 2 lần mỗi ngày và thực hiện liên tiếp 3-5 ngày như vậy.
Chú ý:
- Xông lá trầu không chỉ có tác dụng trị bệnh trĩ mà còn diệt khuẩn, khử mùi và tiêu viêm. Cách giúp xông này sẽ giúp làm teo các bũi trĩ, giảm cơn sưng đau, phù nề ở các tĩnh mạch hậu môn do trĩ gây ra.
- Ngoài cách trị bệnh trĩ bằng cách xông lá trầu thì mọi người cần phải kết hợp với ăn uống khoa học, luyện tập thể dục, đi lại nhiều thì bệnh mới nhanh chóng khỏi được.
Tác dụng trị mụn, sáng da nhờ xông lá trầu
Theo các chuyên gia cho biết trong lá trầu có chứa thành phần chống oxy hóa hay hoạt chất phenol có tác dụng khử trùng, kháng viêm, vì vậy có thể ngăn ngừa tình trạng mụn tấn công. Đồng thời, lá trầu còn có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho da, se khít lỗ chân lông, giúp da mịn màng, tươi trắng và chắc khỏe hơn. Và sau đây là cách trị mụn, trắng da bằng xông lá trầu:
Cần chuẩn bị:
- Một ít lá trầu
- Một ít muối
- Nồi nước
Cách thực hiện:
- Cho nồi nước xông bắc lên đun sôi và sau đó cho thêm ít muối và lá trầu vào nấu.
- Nấu lá trầu khoản chừng 5 -7 phút (khi nấu nhớ đậy kín nắm vung)
- Tắt bếp và cho nồi nước xuống và sau đó dở từ từ nắp vung để hơi bay vào măt. Tránh dễ hết nắp hơi sẽ bay mất và nước nhanh nguội.
- Và xông lá trầu cho đến khi nào bạn thấy nước không còn hơi và còn nóng nữa là được. Nên áp dụng 2-3 lần mỗi tuần nhé.
Có thể bạn quan tâm:
Hi vọng bài viết Top 3 tác dụng của xông lá trầu có thể giúp đỡ bạn được phần nào để hiểu rõ hơn về tác dụng của lá trầu mang lại cho sức khỏe cũng như làm đẹp. Chúc các bạn sức khỏe thật tốt nhé!