Nhiều người vẫn nghe và đã biết về qua mướp đắng rừng, hay còn gọi là khổ qua rừng có nhiều công dụng. Nhưng ít ai biết được các bộ phận khác của cây cũng có những công dụng khác nhau. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Top 3 tác dụng của quả mướp đắng rừng (dây, lá và quả)
Toc
Tìm hiểu về mướp đắng (khổ qua) rừng
Là một loại cây thuộc họ dây leo, vốn dĩ mọc hoang tại cái vùng rừng, đồi hoang vắng, nhưng khổ qua rừng ngày nay lại được trồng rất nhiều địa phương trên cả nước..
Có nguồn gốc ở những quốc gia vùng nhiệt đới thuộc châu Á hoặc châu Phi, khổ qua rừng được xem là đắng nhất trong các loại rau quả. Cũng giống như khổ qua loại chúng ta vẫn thường hay ăn nhưng khổ qua rừng lại có thân, lá và quả đều nhỏ hơn loại khổ qua trồng. Ngoài ra, khổ qua rừng cũng có vị đắng hơn.
Người ta vẫn thường dùng quả hoặc lá khổ qua rừng non để làm thực phẩm, chế biến thành các món ăn. Và từ xa xưa, khổ qua rừng đã được biết đến như một vị thuốc có thể điều trị rất nhiều bệnh. Theo Đông y, khổ qua rừng có tính đắng nhưng lại mát, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, vì đặc tính vị đắng mạnh nên rất nhiều người không sử dụng được loại quả này.
Top 3 tác dụng của quả mướp đắng (khổ qua) rừng
Cây khổ qua rừng đã trở nên quá quen thuộc với người Việt Nam. Ngày trước đây là một loại cây mọc dại ở các rừng hoang vu nhưng ngày nay đã được trồng ở nhiều khu vực trong cả nước.
Ngoài quả được biết đến với nhiều công dụng thì các bộ phận khác của cây như rễ, dây leo hay lá cũng có những công dụng nhất định nên được nhiều người săn lùng.
Sau đây là top 3 tác dụng của các bộ phận của cây mướp đắng rừng. Thật ra thì có rất nhiều công dụng nhưng chúng tôi xin phép được nhóm vào 3 tác dụng tổng quát là tác dụng trị bệnh, tác dụng làm đẹp và làm thực phẩm bổ sung dinh dưỡng.
Tác dụng của dây
Trước nay chắc nhiều người vẫn nghĩ dây khổ qua thì bỏ thôi chứ không có tác dụng gì, không để làm gì cả. Nhưng thật ra, dây khổ qua có nhiều tác dụng mà bạn không ngờ tới.
Ngoài đọt non có thể dùng để ăn thì cả dây leo còn được dùng trong nhiều bài thuốc quý. Để điều trị các chứng bệnh liên quan đến gan, dân gian ta từ xưa đã dùng dây leo khổ qua rừng cùng với trái và lá nữa, đem dây leo cắt ngắn đoạn 3 – 4 cm rồi phơi khô để nấu nước uống hằng ngày thay cho nước lọc. Bài thuốc này giúp hỗ trợ chữa các bệnh liên quan đến gan rất hay.
Người ta cũng dùng dây khổ qua rừng để điều trị các chứng lị, đặc biệt là lị amip. Dây khổ qua rừng khi đun sôi hay giã nát lấy nước uống có tác dụng hạ sốt rất hiệu quả. Bạn cũng có thể giã nát dây khổ qua rừng để đắp lên chỗ bị mụn nhọt cũng rất nhanh lành.
Tác dụng của lá
Lá khổ qua rừng non được dùng để ăn. Mặc dù tính đắng nhưng lại mát, rất tốt cho sức khỏe. Người ta thường hái lá khổ qua rừng để nấu canh, xào,…chế biến trong các món ăn hằng ngày. Ngoài ra, lá còn được dùng để trị bệnh và cả làm đẹp.
Tác dụng trị bệnh
Lá khổ qua rừng được sử dụng để điều trị và hỗ trợ điều trị một số bệnh như cao huyết áp, thừa cân, mỡ trong máu, bệnh gút, và có thể phòng chống bệnh ung thư rất hiệu quả.
Trong lá mướp đắng rừng có chứa nhiều lectin, tác động lên các mô vi ngoại gây ức chế sự thèm ăn của cơ thể. Do đó lá khổ qua rừng còn có công dụng hạ đường huyết trong máu sau bữa ăn.
Trong lá còn có các chất như momordicin, cucurbitacin, một số glycosides và hợp chất terpenoid có khả năng chống lại virus herpes simplex.
Ngoài ra, lá còn có tác dụng ngăn ngừa và đẩy lùi quá trình lão hóa của các tế bào.
Tác dụng làm đẹp
1. https://toptacdung.com/hoa-sap-de-duoc-bao-lau
2. https://toptacdung.com/luoc-dau-phong-bao-nhieu-phut
3. https://toptacdung.com/kho-quet-de-duoc-bao-lau
Mặc dù có vị đắng rất đắng nhưng khổ qua rừng lại có tính mát, do đó vẫn được xem là một loại lá có tác dụng làm đẹp vô cùng hiệu quả được chị em tìm kiếm.
Bởi vì đây là một loại cây thiên nhiên, sẽ không gây độc hại cho da. Thêm vào đó, những dược chất quý có trong lá sẽ giúp da bạn cải thiện được tình trạng nám, sậm màu, giúp da đẹp hơn, căng mịn hơn.
Ngoài ra, uống trà từ lá khổ qua rừng thường xuyên giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, rất tốt cho làn da của bạn.
Một tác dụng nữa không thể không kể đến của lá khổ qua rừng là trị rôm sảy, mụn nhọt. Các bà vẫn hay nhắc con cháu mình hái lá khổ qua rừng để tắm cho em bé trong trường hợp em bé bị rôm sảy hay chốc lở.
Làm thực phẩm, thức ăn
Ngoài những tác dụng trên thì lá khổ qua rừng còn là một món ăn. Bạn có thể sử dụng lá để chế biến thành các món ăn quen thuộc như món xào, luộc hay nấu canh.
Cũng như quả thì lá khổ qua rừng cũng rất đắng và khó ăn đối với những người không ăn được loại quả này. Nhưng nếu bạn có thể ăn được khổ qua, ăn được lá khổ qua thì đây là những món ăn rất tốt cho sức khỏe.
Tác dụng của quả
Thực phẩm giàu dinh dưỡng
Dĩ nhiên, đầu tiên phải kể đến thì đây là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng trong các bữa ăn gia đình. Quả khổ qua rừng nhỏ, màu sậm hơn khổ qua thường nên đắng hơn. Tuy nhiên, nhiều người đánh giá là ăn ngon hơn, giòn hơn khổ qua thường.
Quả thường được dùng để chế biến các món ăn như nấu canh, xào thịt, trứng, khổ qua nhồi thịt hay gỏi khổ qua,…
Hỗ trợ điều trị các loại bệnh
Khi sử dụng một lượng ít khổ qua rừng sẽ giúp cơ thể tăng tiết insulin đồng thời còn hỗ trợ chuyển hóa lượng đường trong máu rất nhanh và hiệu quả.
Cây khổ qua rừng còn có tác dụng giảm đường huyết đối với những người huyết áp cao, tránh được những biến chứng của bệnh như tai biến, đột quỵ.
Bên cạnh đó quả khổ qua rừng còn giúp giảm mỡ trong máu, làm tan sỏi thận. đặc biệt còn giúp giảm nguy cơ của bệnh xơ vữa động mạch vành, chống tắc nghẽn động mạch rất hiệu quả.
Hỗ trợ phòng chống, điều trị bệnh ung thư
Trong thành phần của ủa khổ qua có chứa protein và vitamin C giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, giúp tiêu diệt virus và vi khuẩn, ngăn ngừa và tiêu diệt các tế bào ung thư.
Nhờ sự tăng oxy hóa của đường glucose, khi sử dụng khổ qua rừng sẽ ngăn sự hấp thu glucose vào cơ thể, giúp giảm mỡ trong máu, cân bằng huyết áp.
Thải độc cơ thể, giúp da dẻ đẹp hơn
Theo Đông y, khổ qua hay khổ qua rừng đều có vị đắng, tính hàn. Mặc dù đắng nhưng lại là một vị thuốc. Khi sử dụng khổ qua rừng sẽ giúp giảm mụn nhọt, đẩy lùi các bệnh ngoài da, giúp da mịn màng tươi sáng hơn.
1. https://toptacdung.com/ruou-trang-de-duoc-bao-lau
2. https://toptacdung.com/chuoi-sap
3. https://toptacdung.com/qua-na-rung
4. https://toptacdung.com/an-trung-vit-lon-xong-khong-nen-an-gi
Khổ qua rừng có vị đắng, tính mát nên thường được sử dụng để thanh nhiệt, tiêu độc trong cơ thể. Ngoài ra, ăn hoặc uống nước khổ qua còn giúp giảm, tiêu đờm, cắt cơn ho đối với các bệnh nhân bị bệnh phổi.
Tác dụng giảm cân, làm đẹp
Trong khổ qua rừng có chứa lượng lớn các vitamin như A, BI, B2, C, E, K rất tốt cho việc giảm cân nếu sử dụng thường xuyên và đúng cách.
Chị em phụ nữ cũng dùng nước ép quả khổ qua rừng làm mặt nạ dưỡng da rất hiệu quả, giúp loại bỏ các đốm tàn nhang, nám mảng trên mặt, trả lại làn da mặt đẹp, sáng.
Một số lưu ý khi sử dụng mướp đắng (khổ qua) rừng
Khổ qua rừng được dùng cả tươi và khô. Trong tác dụng để chữa bệnh hay hỗ trợ điều trị một số bệnh thì người ta dùng khổ qua khô và sắc lấy nước uống hoặc điều chế cùng với các nguyên liệu, các vị thuốc khác.
Mặc dù khổ qua rừng có nhiều công dụng, rất tốt cho sức khỏe của chúng ta nhưng không nên lạm dụng thái quá và không phải ai cũng có thể sử dụng được.
Những trường hợp sau đây không nên sử dụng khổ qua rừng, dù là tươi hay khô:
– Phụ nữ mang thai và giai đoạn sau sinh.
– Những người hay bị tụt huyết áp.
– Người bị bệnh nhức đầu.
– Người bị đau thận hoặc những chứng bệnh liên quan đến thận.
– Những trường hợp bị rối loạn chức năng tiêu hóa do lạnh.
Là một loài cây leo mọc dại nhưng khổ qua rừng ngày nay đã trở nên quá quen thuộc với tất cả mọi người. Không chỉ là một loại rau ủa, khổ qua rừng còn có nhiều công dụng trong chữa bệnh, làm đẹp. Với bài viết Top 3 tác dụng của quả mướp đắng rừng (dây, lá và quả), xin giới thiệu qua công dụng của loại quả này với hi vọng cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích.