Nếu như ngày xưa nông nghiệp vẫn còn rất sơ sài và lạc hậu thì ngày nay nhờ những sản phẩm tối cao đã giúp nền nông nghiệp nước ra phát triển vượt bậc. Một trong số sản phẩm giúp nâng cao năng suất và người nông dân đỡ tốn công chăm sóc hơn đó là phân npk đầu trâu 20-20-15. Loại phân này có hàm lượng dưỡng chất cao bổ sung giúp cây trồng phát triển tốt. Nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi người, hôm nay toptacdung.com sẽ đưa ra top 4 tác dụng của phân npk đầu trâu 20-20-15 để các bạn hiểu rõ hơn về sản phẩm này. Mời hãy theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi nhé.
Mục lục
Vài nét về phân npk đầu trâu
Thương hiệu phân đầu trâu thuộc công ty CP Phân bón Bình Điền chính thức ra mắt vào năm 1976. Tuy nhiên, lúc bấy giờ các thành phần trong phân còn khá nghèo, về sau người sản xuất nghiên cứu kỹ cây cần gì, khả năng cung cấp của đất bao nhiêu và điều chỉnh chất lượng phân tốt hơn.
Bên cạnh đó, công ty Bình Điền còn liên tiếp cho ra đời các thế hệ phân mới dùng cho lúa, ngô, mía, chè, cà phê, cây ăn quả, cao su, điều, rau màu,…Hầu hết các loại hình nông nghiệp phân đầu trâu đều có thể đáp ứng được và đảm bảo hiệu quả, an toàn tuyệt đối.
Đặc biệt, các loại phân đầu trâu giúp tạo năng suất cao, hiệu quả nhờ giảm được 20 – 30% đạm và lân. Điều này người nông dân sẽ không phải lo lắng sản phẩm nông nghiệp kém an toàn. Bình Điền luôn không ngừng tích cực nghiên cứu tạo nên các chế phẩm mới nhằm tăng giá trị cho phân bón, giảm lượng phân dùng mà vẫn đảm bảo năng suất cao. Điều này rất có lợi cho người nông dân, đem lại hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy tài chính cho họ.
Top 4 tác dụng của phân npk đầu trâu 20-20-15
Trong số những loại phân thuộc công ty CP Phân bón Bình Điền thì phân npk đầu trâu 20-20-15 là một loại được nhiều người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Bởi nó có nhiều thành phần và công dụng nổi trội như sau:
Thành phần dinh dưỡng:
- Chất đạm (N): 20%
- Lân hữu hiệu (P2O5hh): 20%
- Kali (K2O): 15%
- Canxi (CaO): 0.25%
- Magie (MgO): 0.35%
- Lưu huỳnh (S): 0.5%
- Fe: 10ppm, Cu: 5ppm, Zn: 5ppm, B: 10ppm
Tác dụng
1. Phân npk đầu trâu 20-20-15 có ưu điểm hơn một số loại phân thông thường khác là giúp giảm thất thoát phân bón. Nó giúp giảm lượng bón đáng kể có lợi cho nông dân, giúp họ tăng hiệu quả kinh tế nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và năng suất.
2. Khi sử dụng phân npk đầu trâu 20-20-15 có tác dụng giúp cây trồng sinh trưởng phát triển mạnh. Tăng đề kháng cho cây giúp ngăn ngừa và chống lại sự tàn phá của sâu bệnh khá hiệu quả. Thực tế, đã có rất nhiều người sử dụng phân này và hầu hết đều có phản hồi tích cực.
3. Với sự nghiên cứu và khảo nghiệm kỹ lưỡng, các chuyên gia đã cho ra đời một loại phân giúp tăng năng suất, có chất lượng nông sản và độ phì nhiều vượt trội. Không đâu xa, đó là phân npk đầu trâu 20-20-15. Bạn sẽ hoàn toàn yên tâm, không phải lo lắng vì sử dụng phân ít đi nhưng lại giảm năng suất. Ngược lại, đôi khi phân còn giúp nông sản tăng chất lượng không ngờ đến nếu bạn có sự chăm bón đúng cách, đúng thời điểm.
4. Ngoài ra, phân npk đầu trâu 20-20-15 còn có tác dụng giảm ô nhiễm nguồn đất và nước, giúp bảo vệ môi trường sinh thái nên bạn có thể hoàn hoàn yên tâm khi lựa chọn. Trên thị trường hiện có không ít sản phẩm phân bón giả mạo, kém chất lượng, hơn nữa còn gây ô nhiễm môi trường trầm trọng nên bạn nên tìm hiểu và nghiên cứu kỹ càng trước khi chọn sử dụng cho nông sản của mình.
Có thể bạn quan tâm:
Những lưu ý để bón phân đúng tiêu chuẩn
Bổ sung dinh dưỡng đúng lúc
Đối với cây ăn quả: Sau khi thời gian thu hoạch trái, lúc này cây cần được bổ sung thêm lượng dinh dưỡng cần thiết . Cây cần bổ sung đạm, lân, kali,…để phục hồi và tiếp tục tạo ra đợt trái tiếp theo. Vì vậy, thời gian này bạn có thể bón thêm phân npk đầu trâu 20-20-15 để cây hấp thụ đủ dưỡng chất và phát triển tốt hơn.
Không dừng lại ở đó, giai đoạn cây nảy mầm, lúc này cây cần đạm, lân để kích thích việc ra hoa tốt hơn. Bạn hãy bón phân theo số lượng đã được đặt ra trước đó. Đến khi cây đã có trái, bạn bổ sung thêm lượng kali để nuôi trái đạt năng suất hơn.
Đối với lúa: Lúa thường được bón phân thành 3 đợt. Đợt đầu là từ 8-10 ngày sau khi gieo hạt để cây hấp thụ dưỡng chất cần thiết có trong phân bón. Đợt thứ 2, bón vào ngày 18-22 sau khi gieo để cây có đủ dưỡng chất như đạm, lân để phát triển chồi. Và đợt cuối là đón đòng, khi tim đèn xuất hiện, bón phân để giúp lúa có đủ dưỡng chất thụ tinh. Từ đó sẽ tạo nên bông lúa to, nhiều hạt nên bạn cần lưu ý tránh bón phân trễ làm mất năng suất của cây.
Bổ sung dưỡng chất đúng cách
Ngoài bón phân đúng lúc thì bạn còn cần bón phân npk đầu trâu 20-20-15 đúng cách mới cho ra năng suất nông sản đạt chất lượng cao. Đầu tiên, bạn phải kiểm tra xem cây đã sẵn sàng đang ở trạng thái hút dinh dưỡng hay không. Tức cây nếu đang bị ảnh hưởng, chịu tổn thương do tác hại của môi trường thì khó có thể hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng có trong phân bón.
Bên cạnh đó, nếu đất bị phèn thì phải thực hiện ép phèn, hạn chế cố định lân và nên rửa mặn đối với đất nhiễm mặn. Nếu vùng đất cát thì nên bón phân thành 4 đợt và tăng thêm lượng phân để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng.
Đối với cân ăn quả thường bộ rễ khá lớn, khi bón phân cần băm đất, rắc phân, lấp đất, tưới nước trong phạm vi của rễ và quanh tán cây. Nếu vùng đất không bằng phẳng bạn có thể rắc nhiều phân ở phía trên cao, nơi thấp rắc ít hơn sẽ tốt hơn.
Đối với ruộng lúa, bạn nên bón phân npk đầu trâu 20-20-15 ít ở những vùng trũng. Các chuyên gia khuyên rằng nên thực hiện bón phân theo biện pháp vá áo. Ở vùng lúa xấu thì tăng thêm lượng phân, vùng lúa tốt thì giảm xuống để ruộng lúa phát triển đồng đều hơn.
Vậy thông qua bài viết các bạn đã biết được top 4 tác dụng của phân npk đầu trâu 20-20-15 và những kỹ thuật bón phân để tạo ra năng suất cao nhất. Tuy nhiên, trước khi sử dụng phân bón bạn nên đọc kỹ hướng dẫn để đảm bảo đạt hiệu quả cho cây trồng của mình nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi và hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo của website toptacdung.com.