Hẳn nhiều bạn đang rất hoài nghi về tác dụng của cây ba gạc và không biết có nên tin tưởng dùng loại cây này để chữa bệnh hay không? Thực tế cây ba gạc có tác dụng điều trị rối loạn nhịp tim, thanh nhiệt giải độc, an thần và rất nhiều công dụng khác nữa. Cụ thể sau đây toptacdung.com sẽ cung cấp top 4 tác dụng của cây ba gạc để bạn tham khảo.
Giới thiệu sơ lược về cây ba gạc
Cây ba gạc có tên khoa học là Rauvolfia verticillata (Lour.) Bail. Thuộc họ trúc đào, loài cây này thường mọc hoang hoặc đưa từ các nước khác về Việt Nam trồng. Cây ba gạc có thân cây nhỏ cao khoảng 1-1,5m. Thân cây nhẵn, có nốt sần nhỏ màu lục xanh xám. Lá cây mọc vòng 3 hoặc 4 -5, phiến lá hình ngọn giáo dài từ 4-16cm, rộng khoảng 1-3cm, gốc thuôn và chóp nhọn.
Hoa cây ba gạc màu trắng, hình ống phình ra ở họng, mọc thành xim dạng tán kép dài khoảng 4-7cm. Quả của chúng dài xếp từng đôi, hình trứng, quả chín có màu đỏ tươi sau chuyển sang màu tím đen. Cây ba gạc ra hoa vào tháng 3 trở đi và có quả khoảng tháng 5 trở đi, nếu ở đồng bằng thì hoa nở quanh năm.
Top 4 tác dụng của cây ba gạc
Theo nghiên cứu cho thấy trong cây ba gạc có chứa alkaloid 0,9 -2,12% ở rễ và 0,72 – 1,69% ở lá. Ngoài ra còn chứa các thành phần như Ajmalin, Reserpin, Ajmalixin, Secpentin… Nhờ vậy cây ba gạc có những tác dụng như sau:
1/ Đối với hệ tiêu hóa: Reserpin trong cây ba gạc có khả năng làm tăng nhu động ruột và bài tiết phân cực kỳ tốt. Đồng thời nó giúp điều hòa thân nhiệt hạn chế sự rối loạn.
2/ Đối với hệ nội tiết: Reserpin trong cây ba gạc có tác dụng kich thích vỏ tuyến thượng thận giải phóng các Corticoid. Sử dụng cây ba gạc giúp kháng lợi tiết niệu yếu, ngoài ra tác dụng của cây rau kèo nèo cũng có chữa viêm đường tiết niệu bạn có thể tìm hiểu thêm. Đối với chuột cống cái chất này có khả năng ức chế phóng noãn và ức chế sự phân tiết androgen trên chuột đực.
3/ Đối với thần kinh trung ương: Cây ba gạc có tác dụng ức chế, gây trấn tĩnh rõ, các dẫn chất phenothiazine. Còn đối với mắt, Reserpin trong cây ba gạc có tác dụng thu nhỏ đồng tử, nó còn làm sa mu mắt, làm thư giản mí mắt thứ 3 của mèo và chó. Ngoài ra, chúng tôi xin bổ sung thêm một trong những tác dụng nhai của nhai 49 hạt đậu đen cũng có hỗ trợ hệ thần kinh đấy nên nếu bạn quan tâm có thể tìm hiểu thêm để bảo vệ hệ thần kinh của mình nhé.
4/ Đối với huyết áp: Người ta đã dùng nước sắc của cây ba gạc thử nghiệm trên thỏ và chó, cho thấy nó có tác dụng giảm với liều 0,5/kg thân thể súc vật. Cây ba gạc làm chậm nhịp tim của ếch do Ajmalin.
Tóm lại ứnng dụng của cây ba gạc dùng làm thuốc chữa bệnh cho người gồm: trị huyết áp cao đau đầu, mất ngủ, choáng voáng, dao chém, sởi, ngoại cảm thấp nhiệt, động kih, ghẻ lở. Người ta thường chế thuốc dưới dạng cao lỏng, chứa 1,5% alcaloid toàn phần. Chiết xuất các alkaloid được dùng dưới dạng viên nén chữa cao huyết áp. Ngoài ra, ajmalin dùng chữa loạn nhịp tim dưới dạng thuốc viên và thuốc tiêm.
Kinh nghiệm trồng cây ba gạc
Điều kiện để trồng cây ba gạc: Ưa khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình thích hợp nhất là 22-23 độ C. Cây này chủ yếu sống ở nơi có ánh sáng yếu nhưng nếu trồng tại chỗ rãi nắng cây vẫn có thể sống được. Cây ba gạc ưa sống trên đất pha cát, ẩm, nhiều mùn, thoát nước. Cây vẫn có thể chịu được úng nhưng chỉ trong thời gian ngắn nhất, còn những chỗ đất khô cằn cây ba gạc khó có thể phát triển tốt được.
Cây ba gạc có thể được trồng bằng hạt hoặc hom thân cành và hạt tươi sẽ dễ mọc hơn hạt khô. Quy trình lấy hạt như sau: Ngâm quả chín của cây ba gạc trong nước khoảng 10 giờ rồi vớt ra chà xát bo thịt quả và hạt lép. Những hạt tốt sẽ bị chìm tron nước nên bạn lựa những hạt như vậy, đem hạt ngâm nước ấm khoảng 40 độ C trong khoảng 10-12h.
Tiếp theo bạn vớt hạt để ráo nước rồi đem gieo, khi thu hạt đến đâu thì gieo đến đó. Nên gieo hạt vào mùa thu hoặc trồng vào mùa xuân tầm tháng 3-4 sẽ có tỷ lệ cây sống được cao hơn.
Khi chọn đất cần đảm bảo đất luôn ẩm, tơi xốp có độ pH khoảng 5-6,5. Lên luống cao khoảng 15-20cm, mặt luống rộng 80cm. Tiếp theo bạn tiến hành gieo hạt theo hàng cách nhau khoảng 20cm hoặc gieo vãi với khoảng cách 2-3cm. Lấp đất dày 1cm, phủ rơm rạ hoặc cỏ khô lên nhằm mục đích giữ ẩm. Hạt khi đã mọc đều, bạn bỏ rơm rạ, làm sạch cỏ, tưới thúc phân chuồng loãng hoặc phân đạm cho cây.
Bạn cũng có thể nhân giống bằng cách hom thân cây bằng cách chọn cành bánh tẻ, chặt thành đoạn khoảng 15-20 cm. Cắm cành chếch khoảng 45 độ và để hở ngọn hom khoảng 2-3cm. Khoảng cách cành giâm khoảng 20 x 10 cm. Lưu ý cách này bạn cũng cần nén chặt đất, phủ rơm rạ, tưới nước để đảm bảo độ ẩm cho cây. Khi cành bắt đầu mọc mầm có thể thúc bằng nước phân chuồng hoặc phân đạm.
Nếu trồng cây để sản xuất thì nên trồng tại khu đất ven đồi, rừng hoặc thung lũng pha cát có nhiều mùn ẩm. Cuốc đất sâu khoảng 20 cm, làm đất tơi nhỏ, dọn sạch sẽ cỏ, rác… Khi lên luống để cao khoảng 20cm, rộng 50-70cm. Mỗi luống nên trồng hai hàng, đảm bảo đất luôn ẩm. Mùa đông năm thứ nhất trồng cây nên vun xới, làm cỏ và bón phân khoảng 5 tấn phân chuồng để cây ngủ qua đông. Đến năm thứ 2 thì chỉ cần làm cỏ vào tháng 2, 5 và 8 là đủ.
Cây ba gạc sau khi trồng khoảng 2 năm là có thể thu hoạch được. Có khả năng di thực, phát triển tốt những vùng có khí hậu mát mẻ. Đồng thời nó có khả năng phát triển vùng chuyên canh, được khai thác làm thuốc nhưng với tần suất quá lớn nên hiện nay cây ba gạc dần khan hiếm.
Thông qua bài viết sau đây chúng tôi đã cung cấp top 4 tác dụng của cây ba gạc và một số thông tin liên quan khác để bạn tham khảo. Hy vọng những thông tin, kiến thức trên hữu ích. Xin cảm ơn mọi người đã theo dõi bài viết của toptacdung.com và hẹn gặp lại.
Xem thêm:
- Top 5 tác dụng của mầm đậu xanh
- Top 4 tác dụng của quả thanh mai