Cây bồng bồng có lẻ là cái tên còn khá xa lạ với nhiều người, tuy nhiên trong đông y loại cây này mang đến nhiều tác dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả. Vậy Cây bồng bồng là cây gì? Có tác dụng chữa bệnh gì? cách sử dụng như thế nào? hãy cùng bài viết dưới đây khám phá về loại cây này nhé.
Cây bồng bồng là cây gì?
Cây bồng bồng hay còn gọi là cây phất dũ sậy, phú quý, bánh tét, cỏ xà bông, cỏ phổng, tỳ bà diệp, lá hen. Cây được tìm thấy nhiều ở Nam và Đông Nam Á ( các nước như Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Nepal, Pakistan,…) Ở nước ta, cây thường mọc hoang dại trên các sông, bờ trạch, bờ ruộng khu vực Nam Bộ.Bộ phận dùng làm thuốc của cây bồng bồng là lá, vỏ, rễ cây và hoa. Cây bồng bồng có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất từ tháng 9-11, rửa sạch bỏ bụi bẩn sau đó dùng khăn lau bỏ lớp lông trên bề mặt lá. Dùng tươi hoặc phơi khô để làm thuốc.
Cây bồng bồng là cây cỏ hoang dại, tuy nhiên trong đông y đã tìm ra một số tác dụng của loại cây này, giúp điều bệnh hiệu quả. Để nhận biết cây, bồng bồng có đặc điểm khá dễ nhận biết. Lá có cuống ngắn khoảng 0,5 cm, lá to hình thuôn dài, dài từ 12 – 20 cm, rộng 5 – 10 cm, hai mặt đều có lông trắng, mặt dưới nhiều hơn. Mặt dưới lá có gân nổi rõ, gân giữa rộng và có một tuyến lớn ở phía gần cuống lá. Phần gân lá phí trên phẳng, phí dưới lồi. Hoa của cây bồng bồng hình ống dài, hoa lớn, đều nhau, hoa có màu hơi tím, mọc thành chùm. Quả dạng quả mọng có hình cầu, có từ 1-2 hạt.
Cây bồng bồng có tác dụng chữa bệnh gì?
Theo như y học, các chuyên gia nghiên cứu cho biết, cây bồng bồng có chứa nhiều hoạt chất α-và β-amyrin có tác dụng tốt trong việc điều trị một số bệnh. Còn trong đông y, sử dụng cây bồng bồng như một loại thảo dược để điều trị các chứng bệnh ho lâu ngày, trừ đờm, các bệnh về phế quản, hen suyển.
Cây bồng bồng có vị chát, có tính mát, nên có tác dụng vào kinh phế chữa chủ yếu các bệnh cảm sốt, phế quản hiệu quả. Không chỉ vậy, cây bồng bồng còn có tác dụng chữa các bệnh ngoài da như đau răng, ngứa, lở, mụn nhọt. Đặc biệt, cây bồng bồng còn có tác dụng chống oxy hóa, giảm hoạt động của các gốc tự do là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn. Và dưới đây là một số bài thuốc của cây bồng bồng, các bạn có thể tham khảo thêm:
Cây bồng bồng trị bệnh ho, các bệnh phế quản: Chỉ cần sử dụng 7-10 lá bồng bồng mang đi sắc với lít nước đến khi nước còn 500ml thì tắt bếp. Sử dụng nước uống trong ngày nó sẽ có tác dụng hiệu quả trong việc tiêu đờm, giảm ho. Kiên trì sử dụng trong vòng 2-3 ngày thì triệu chứng ho sẽ được giảm hẳn và sử dụng thêm vài ngày bệnh ho sẽ chấm dứt hẳn.
Có tác dụng trị bệnh hen suyễn: Sử dụng Lá bồng bồng 20g, cam thảo đất 16g, rau khúc 30g, sắc lấy nước sau đó chia làm hai phần uống trong ngày, mỗi ngày uống một thang. Dùng đến khi khỏi bệnh.Ngoài bài thuốc trên còn có thể dùng bài thuốc sau: lá bồng bồng 12g, lá dâu 20g, lá cỏ sữa to 10g, Sắc cùng với 1 lít nước đến khi cạn còn 500 ml, chia làm ba lần uống trong ngày.
Hạn chế cơn đau nhức răng: Vì trong lá bồng bồng có chất chống oxy hóa, kháng viêm hiệu quả, do đó lựa chọn nó để điều trị các cơn đau răng rất tuyệt vời. Bạn có thể nhai lá bồng bồng sau đó ngậm khoảng 5-7 phút rồi súc miệng lại với nước muối pha loãng, sẽ đánh bay vết bẩn, vi khuẩn gây hại cho răng. Ngoài ra, bạn có thể dùng nhựa của cây bồng bồng sau đó cho vào chỗ bị đau nhức răng có tác dụng giảm đau nhức và giảm sưng.
Điều trị chấy, rận: ngoài những tác dụng trên, cây bồng bồng còn biết đến với tác dụng tiêu diệt chấy, rận. Lấy nhựa cây bồng bồng kết hợp với dầu dừa, dun nóng cho tan vào nhau, sau đó bôi lên tóc khi còn ấm, ủ khoảng một giờ cho hợp chất này tan đều. Sau đó gội lại bằng nước sạch để loại bỏ chấy bị chết.
Lưu ý: Cây bồng bồng mặc dù có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh, tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai và cho con bú thì cần tránh sử dụng loại cây này. Bởi một số hoạt chất có trong cây bồng bồng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu và trẻ sơ sinh, do đó chúng ta nên cẩn thận để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, cây bồng bồng rất dễ bị nhầm lẫn với cây sâm cau, do đó mọi người cần phải tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng trong việc điều trị bệnh. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc đông y, như vậy sẽ tốt nhất.
Hi vọng với nội dung từ bài viết: cây bồng bồng là cây gì? có tác dụng chữa bệnh gì? giúp các bạn giải đáp được thắc mắc, đồng thời có thêm thông tin để hiểu rõ hơn về loại cây này cũng như cách sử dụng như thế nào an toàn và tốt cho sức khỏe. Để có thêm nhiều kiến thức bổ ích khác, hãy thường xuyên theo dõi những bài viết của toptacdung.com nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
Có thể bạn quan tâm: