Thông thường khi vào bệnh viện, chúng ta thường bắt gặp ai ai cũng đều truyền nước biển, từ những bệnh nhân mắc bệnh nhẹ cho đến mắc bệnh nặng. Và có một thắc mắc đặt ra đó là truyền nước biển có tác dụng gi? Tại sao phải truyền nước biển? có lẻ đây là vấn đề quan tâm không chỉ riêng ai. Hôm nay, để giúp bạn giải đáp thắc mắc này, chúng tôi xin gởi đến bạn những nội dung hữu ích thông qua bài viết: Top 2 tác dụng của truyền nước biển bạn nên đọc trước khi làm. Mời bạn cùng đón xem!
Mục lục
Truyền nước biển là gì?
Truyền nước hay còn gọi là truyền dịch – loại dung dịch hòa tan có chứa nhiều chất khác nhau hoặc nước biển vô khuẩn được đưa vào cơ thể qua tĩnh mạch. Và trong đó, phổ biển nhất là truyền nước biển hay còn gọi là chất điện giải, truyền nước. Trong nước biển (chất điện giải) này có các thành phần như natri, kali, canxi, magie. Mỗi thành phần mang đến một vai trò quan trọng riêng, giúp hỗ trợ sức khỏe được bình phục nhanh chóng. Bạn cũng có thể uống nước dừa sáp để cung cấp lượng nước khi bị mất nước quá nhiều.
Các loại truyền dịch phổ biến
Hiện nay, có rất nhiều loại truyền dịch được sử dụng vào những trường hợp khác nhau. Tuy nhiên, chúng được phân chia thành ba nhóm chính:
Nhóm cung cấp nước hay còn gọi là truyền nước biển: đây là nhóm truyền dịch cho những trường hợp cần nước, mất máu như bị tiêu chảy, ói mửa, ngộ độc thức ăn,…hường là các dung dịch như lactate ringer, natri clorua 0.9%, bicarbonate natri 1,4%…
Nhóm cung cấp chất dinh dưỡng: trường hợp này dành cho những người bị suy kiệt thể chất, ăn uống kém, không tiêu hóa được thức ăn, không ăn được bằng đường miệng hoặc sau khi phẫu thuật. Các dịch được truyền như chất đạm, chất béo, vitamin, glucoza, amino,…
Nhóm đặc biệt:dùng để truyền bù nhanh các chất albumin hay các dịch chất tuần hoàn trong cơ thể. Thường là dung dịch chứa albumin, dung dịch dextran, haes-steril, gelofusin hay dung dịch cao phân tử…
Top 2 tác dụng của truyền nước biển
Cung cấp nước cho thể: Nước đóng vai trò hết sức quan trọng đối với cơ thể chúng ta. Nước có tác dụng hết sức quan trọng trong việc duy trì nhiệt độ cơ thể, chuyên chở, hấp thu các chất dinh dưỡng, loại bỏ các chất thải, phòng chống sự đóng cục máu, là thành phần cấu tạo các bộ quan trọng… và rất nhiều tác dụng khác. Chính vì vậy, khi cơ thể bị mất nước vì lý do gì đấy, bạn cần truyền nước để các phản ứng sinh lý hóa của cơ thể diễn ra bình thường.
Cung cấp chất điện giải: Trong nước biển truyền vào cơ thể có những chất điện giải vô cùng cần thiết cho cơ thể. Và những chất điện giải này đóng vai trò hết sức quan trọng. Cụ thể:
- Natri: có vai trò duy trì độ pH trong cơ thể, kích thích dẫn truyền thần kinh và sự thẩm thấu dịch.
- Canxi: góp phần quan trọng trong quá trình dẫn truyền tín hiệu nội bào và sự co cơ. Và hơn hết, canxi còn cấu tạo nên xương, giúp bảo vệ xương chắc khỏe.
- Kali: Có nhiều trong nội bào, vì vậy chúng có nhiều vụ cân bằng lượng axit, áp suất thẩm thấu và giữ lại nước cho tế bào.
- Magie: giúp điều chỉnh nồng độ khuếch tán trong cơ thể, cân bằng nồng độ lipid và protein.
Có thể bạn quan tâm:
- Nước dừa để được bao lâu?
- Rượu tỏi ngâm để lâu có uống được không?
- Uống sữa tươi không đường có tác dụng gì?
Những điều cần biết khi truyền nước biển
Dường như mọi người đều nghĩ truyền nước biển có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, vì vậy hễ cứ thấy cơ thể mệt mỏi là đi truyền nước biển nhằm phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, truyền nước biển không phải là “món ăn thần dược” như mọi người nghĩ và truyền nước biển chỉ thích hợp cho những đối tượng: người bị mất nước, mất máu, những bệnh nhân bị tiêu chảy, ói mửa, ngộ độc thực phẩm, bị bỏng nặng.
Việc tự ý truyền nước biển tại nhà là phương pháp có thể gây chết người mà mọi người cần chú ý. Bởi nếu không nắm bắt vị trí tĩnh mạch chính xác, khi cắm tiêm vào ra có thể bị phù, đau sưng vùng đang tiêm, người bệnh có thể bị hoại tử một phần do lệch ven.
Không chỉ vậy,khi truyền nước không đúng lúc sẽ phản ứng toàn thân như cảm thấy lạnh, sắc mặt tái nhợt, đổ mồ hôi nhiều, khó thở, đau tức ngực… Ngoài ra, còn một số trường hợp xảy ra những biến chứng nguy hiểm như tai biến, dị ứng, sốc phản vệ gây tử vong, nhiễm khuẩn, phù não, rối loạn điện giải… rất nguy hiểm.
Đối tượng không nên truyền nước biển
Người bị suy tim: những người bị suy tim không nên truyền nước biển quá nhanh, bởi tim không co bóp kịp rất dễ dẫn đến tình trạng ứ nước trong phổi, làm phù phổi, suy hô hấp suy tim và thậm chí gây ra mất mạng.
Người có tiền sử bị suy thận: Bởi khi truyền nước biển quá nhiều khiến thận không thể nào xử lý kịp được lượng nước đưa vào sẽ gây ra tình trạng ứ nước trong cơ thể, gây phù, và khiến bệnh tình nặng hơn.
Người vừa mới luyện tập, vận động mạnh: những người ra mồ hôi nhiều khi vận động khi truyền dịch có thể khiến cơ thể mất cả muối lẫn nước. Ngoài ra, lượng nước này khi vào cơ thể dễ gây ngộ độc nước, phù não. Nặng hơn có thể khiến bệnh nhân lên cơn co giật, thậm chí dẫn đến tử vong. Xem thêm: Sung muối để được bao lâu ? Hướng dẫn MẸO bảo quản dùng lâu nhất
Kể cả người khỏe mạnh truyền các dịch như hoa quả có thể sinh chứng lười ăn, phù tim, thận… vì đột ngột bổ sung cho cơ thể một lượng dinh dưỡng và nước quá lớn.
Truyền nước biển là một biện pháp tối ưu cho sức khỏe. Tuy nhiên nó không phải là thần dược có thể phục hồi sức khỏe ở mọi trường hợp, vì vậy mọi người không nên quá lạm dụng, để rồi rước những nguy hại đến sức khỏe, thậm chí tính mạng. Hi vọng với bài viết: Top 2 tác dụng của truyền nước biển giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích, cũng như giải đáp được thắc mắc.