Từ xưa đến nay, thuốc nam luôn được xem là dược liệu quý để chữa bệnh bởi tính hiệu quả cao lại vừa an toàn. Nhắc đến thuốc nam, không thể không kể đến những loại cỏ quý như cỏ đầu bạc. Vậy Cỏ đầu bạc là cây gì? Có tác dụng gì? Những thông tin sau đây của toptacdung.com sẽ giúp bạn giải đáp!
Mục lục
Cỏ đầu bạc là cây gì?
Tên gọi
Ở Việt Nam cỏ đầu bạc có nhiều tên gọi khác nhau. Có người gọi là pó dều dều, có người lại gọi là cỏ đầu tròn.Tên tiếng Thái là nhá booc đon. Ở Trung Quốc, loại thực vật này được biết đến với cái tên thủy ngô công.
Nguồn gốc và sự phân bố
- Loại cỏ này có xuất xứ ở vùng nhiệt đới, khắp các châu lục. Điển hình nhất là các quốc gia nằm gần đường xích đạo. Chúng sống ở các khu vực nóng và ẩm quanh năm, thường được tìm thấy ở các nước như Việt Nam, Nam Hoa Kỳ,Lào, Campuchia, Mianma, Ấn Độ, Indonessia, Colombia…
- Ở Việt Nam, hầu như vùng miền nào cũng có loại cỏ này; tập trung nhiều nhất ở phía Bắc. Chúng thường mọc ở trong vườn, nương, rẫy… thậm chí là ở ven các vệ đường.
Đặc điểm nhận dạng
- Vì cùng một họ Cói nên hình dáng loại cỏ này khá giống với cỏ gấu. Tuy nhiên, hoa và lá có phần khác nhau. Lá của cây bạc đầu dày hơn lá cỏ gấu. Do sống ở vùng nhiệt đới nên lá của loại cây này khá nhỏ và dài.
- Thân và rễ không có gai, thân chia làm nhiều nhánh, mọc bò, màu xanh đậm. Cây trưởng thành cao tầm 18 cm.
- Sở dĩ người ta gọi là cỏ bạc đầu là do đặc điểm của hoa. Hoa có dạng hình cầu, mọc ở cuống lá, bán kính khoảng 3mm. Cánh hoa nhỏ, đầu lông hơi nhọn, thường nở vào khoảng tháng 4-5.
Đặc tính
Tuy là một loại cây thân thảo nhỏ bé nhưng cỏ bạc đầu sống được rất lâu năm. Trong cây có tinh dầu rất thơm, được ví như mùi “bạc hà ngọt ngào”. Chính vì thế nên chúng được ứng dụng rộng rãi trong việc tinh chiết dược liệu. Tất cả các bộ phận của cây đều lành tính nên nếu vô tình nuốt phải thì cũng không cần lo lắng.
Bài viết liên quan:
Cỏ đầu bạc có tác dụng gì?
Tác dụng chữa bệnh
Theo nghiên cứu y học cổ truyền, loại cỏ này có tính bình, vị cay nên có tác dụng rất tốt với những người có cơ địa hàn. Thường chuyên trị những bệnh như sốt rét, chân tay bị lạnh, đơ cứng, cảm mạo… Bên cạnh đó cây bạc đầu còn có công dụng chữa chứng đi ngoài phân sống nát, tiêu chảy…
- Trong lá cỏ bạc đầu chứa một lượng lớn nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe: tanin, glycosid, saponin. Bao gồm tanin giúp giảm tốc độ lão hóa của quá trình lão hóa co thể con người. Saponin và glycosid giúp bảo vệ hệ thống thần kinh trung ương và tế bào gan.
- Bộ phận có tác dụng tôt nhất nằm chủ yếu ở rễ cây. Qua một vài thử nghiệm nghiên cứu cho thấy rễ cây có chứa sesquiterpen, một hợp chất chống ung thư. Ngoài ra trong rễ còn có chứa nhiều chất chống oxi hóa.
- Cỏ đầu bạc là cây gì? Có tác dụng gì?
Tác dụng khác
Ngoài chức năng làm thuốc chữa bệnh, cỏ bạc đầu còn được dùng làm thức ăn bổ sung cho gia súc. Hiện nay các chuyên gia đang nghiên cứu thuốc diệt côn trùng bằng trích xuất từ rễ cây cỏ đầu bạc.
Một số bài thuốc dân gian có liên quan tới cỏ đầu bạc
Thuốc uống
- Bài thuốc giải độc gan, chống lão hóa: Rất đơn giản, chỉ cần lấy khoảng 60gr cỏ bạc đầu, cho vào 2 lít nước, đun sôi, uống thay nước mỗi ngày. Có thể thêm mật ong nếu cảm thấy khó uống.
- Bài thuốc cầm máu, trừ ứ: Cỏ bạc đầu đem giã nát, uống với nước. Nếu bị chảy máu cam, ói ra máu nên dùng ngày 3 lần.
- Đối với những người bị bệnh viêm gan vàng da cấp mãn tính cần chuẩn bị 4 thứ, bao gồm cỏ hôi, cỏ mực, diệp hạ châu, cây cỏ bạc đầu, mỗi loại tầm 60g tươi, phơi khô, sắc uống. Cứ tầm 10 ngày là lại dừng, sau gần một tuần lại uống tiếp 10 ngày. Dùng kiên trì sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
- Bài thuốc giảm chứng đi tiểu ra dưỡng chấp: Dùng cỏ bạc đầu nấu với long nhãn sấy khô, mỗi thứ 40g sắc thành nước uống.
- Với những người thường xuyên bị rong kinh, cách tốt nhất nên dùng cỏ bạc đầu kết hợp với thảo bạc, lá ngải cứu, giã nhuyễn rồi chắt nước uống rất hiệu quả.
Thuốc dùng ngoài da
- Điều trị rôm sẩy, mụn nhọt: Theo kinh nghiệm dân gian để lại, cây cỏ bạc đầu đun sôi với tắm hàng ngày rất tốt cho việc phòng chống cũng như hạn chế mụn nhọt, rôm sẩy. Đối với những người hay tiếp xúc với bụi bẩn dùng cách này để bảo vệ làn da khá hiệu quả.
- Điều trị bệnh viêm phụ khoa: Kết hợp 22gr cỏ bạc đầu với 22 khổ sâm, nấu nước rửa hàng ngày.
- Bài thuốc điều trị dị ứng, bị côn trùng cắn: Lấy khoảng 50gr cỏ bạc đầu sắc nước để uống. Đồng thời dùng cây tươi, giã nát, đắp lên vùng bị tổn thương.
- Bài thuốc phòng và chữa trị cảm cúm, sốt rét: Cách thứ nhất: Dùng khoảng 100gr cỏ bạc đầu tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt. Tốt nhất nên uống ngay khi mới có dấu hiệu cảm cúm. Cách thứ hai: Cỏ bạc đầu, tía tô, ngải cứu, lá bưởi, gừng, mã đề, mỗi loại 14g, nấu nước xông cho đến khi ra mồ hôi.
Như vậy, có thể nói rằng, cỏ đầu bạc đem đến cho con người chúng ta rất nhiều lợi ích. Đây là dược liệu từ thiên nhiên, dễ kiếm nên việc tìm hiểu nó là rất cần thiết. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về Cỏ đầu bạc là cây gì? Có tác dụng gì?