Hẳn nhiều bạn đã từng nghe tên nhưng lại chưa biết tác dụng của cây kỷ tử như thế nào, có thật sự tốt cho con người hay không? Hiện kỷ tử đang là vị thuốc có tác dụng chữa khá nhiều bệnh cho mọi đối tượng khác nhau đấy. Và trong bài viết này toptacdung.com sẽ cung cấp top 7 tác dụng của cây kỷ tử để bạn nắm rõ về nó nhé.
Toc
- 1. Kỷ tử là cây gì?
- 2. Top 7 tác dụng của cây kỷ tử
- 3. Related articles 01:
- 3.1. 1. Thuốc có tác dụng tăng cường miễn dịch không đặc hiệu
- 3.2. 2. Cải thiện tình trạng căng thẳng
- 3.3. 3. Tác dụng ổn định huyết áp
- 3.4. 4. Hỗ trợ điều trị suy nhược, thận hư, lưng đau, gối mỏi
- 3.5. 5. Trị gan viêm mạn tính, gan xơ do âm hư
- 3.6. 6. Trị dạ dày viêm teo mãn tính
- 3.7. 7. Trị hoa mắt, thị lực giảm sút, cườm mắt tuổi giả, thủy tinh thể đục
- 4. Related articles 02:
- 5. Hướng dẫn ăn kỷ tử đúng cách
Kỷ tử là cây gì?
Cây kỷ tử còn có tên gọi khác là kỷ tử, câu khởi, khởi tử, địa cốt tử, khủ khởi… Cây thuộc họ Cà, là loại cây mọc đứng, phân cành nhiều, cao khoảng 0,5 – 1,5m. Cành cây mảnh, thường có gai ngắn mọc ở kẽ lá. Lá của kỷ tử nguyên nhẵn, thường mọc cách hoặc mọc vòng, cuống lá ngắn, phiến lá hình mũi mác hẹp đầu ở phần gốc.
Hoa của kỷ tử thường nhỏ mọc đơn độc ở kẽ lá, một số loại mọc chụm lại. Đài hoa nhẵn có hình chuông, có 3-4 thùy hình trái xoan nhọn và xẻ đến tận giữa ống. Tràng màu tím đỏ, hình phễu được chia thành 5 thùy có hình trái xoan. Quả kỷ tử hình trứng màu đỏ sẫm khi chín hoặc vàng đỏ. Hạt nhiều có hình thân dẹp. Cây kỷ tử thường ra hoa từ thán 6-9 và có quả từ tháng 7-10.
Kỷ thử thường mọc nhiều ở các tỉnh biên giới Việt Nam như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và nước ta nhập về để làm thuốc. Quả kỷ tử khô có hình bầu cụ dài khoảng 1,5-1cm, đường kính khoảng hơn 2cm. Quả có vỏ màu tím đỏ hoặc đỏ tươi, mặt ngoài quả bị nhăn nheo bên trong có nhiều hạt. Quả không mùi, vị ngọt hơi chua, một đầu có vết của cuống quả.
Người ta thường hái quả hàng năm vào tháng 8-9 đem phơi khô. Quả chín đỏ được hái vào sáng sớm hoặc chiều mát, phơi trong bóng râm mát đến khi nào nhăn mới phơi chỗ nắng nhiều cho thật khô. Quả kỷ tử được bào chế bằng cách lấy quả đỏ tươi tẩm rượu hoặc tẩm mật rồi sắc lấy nước đặc, sấy nhẹ cho khô, đem tán bột mịn. Sau đó đựng vào lọ kín để nơi khô ráo, trường hợp bị thâm đen đem xông diêm sinh hoặc phun rượu và xóc lên thì màu đỏ của quả sẽ trở lại như cũ.
Top 7 tác dụng của cây kỷ tử
Tại Việt Nam kỷ tử được bào chế thành thuốc và sử dụng nhiều trong chữa bệnh và hỗ trợ điều trị một số triệu chứng. Sau đây là một số tác dụng mà kỷ tử mang lại cho chúng ta bạn nên tham khảo:
1. https://toptacdung.com/loai-cay-thuoc-nam-quy-chua-benh-than-hu
2. https://toptacdung.com/cay-rau-dua-can
3. https://toptacdung.com/nhua-mu-cay-sung
1. Thuốc có tác dụng tăng cường miễn dịch không đặc hiệu
Thử nghiệm trên súc vật cho thấy kỷ tử có tác dụng tăng cường khả năng thực bào của hệ lưới nội mô. Nghiên cứu cho thấy, kỷ tử có tác dụng nâng cao khả năng thực bào của tế nào đại thực bào, tăng hoạt lực của enzyme dung khuẩn của huyết thanh, tăng số lượng và hiệu giá kháng thể. Và nhờ thành phần Polysaccharide giúp kỷ tử có tác dụng tăng cường tính miễn dịch của cơ thể.
2. Cải thiện tình trạng căng thẳng
Kỷ tử có tác dụng giúp cho tinh thần phấn chấn hơn, trị chứng căng thẳng hiệu quả nhờ vào thành phần đặc trị của nó. Dùng kỷ tử còn giúp bổ gan, làm mát gan giúp da dẻ hồng hào, chống lão hóa và cơ thể được thư giãn, thoải mái hơn.
3. Tác dụng ổn định huyết áp
Kỷ tử còn có tác dụng đặc biệt đối với những người lớn tuổi như giúp hạ mỡ máu, ổn định huyết áp. Cơ thể có triệu chứng như thiếu nước bọt, khô miệng, bí tiểu, ngũ tâm nóng, đổ mồ hôi trộm, mất ngủ thì kỷ tử hỗ trợ điều trị khá hiệu quả. Nó còn giúp hạ nhiệt, dưỡng mắt, tỉnh thần nên được nhiều người dùng làm thuốc bổ. Ngoài ra toptacdung.com cũng xin bổ sung thêm một trong những tác dụng của cây ba gạc cũng hỗ trợ điều trị các chứng bệnh về huyết áp bạn có thể tham khảo thêm.
4. Hỗ trợ điều trị suy nhược, thận hư, lưng đau, gối mỏi
Dùng kỷ tử kết hợp cùng vị thuốc khác như thục địa, sơn dược, sơn thù nhục, ngưu tất, thỏ ty tử, lộc giao, quy bản… giúp chứng suy nhược cơ thể, thận hư, đau lưng, mỏi gối được cải thiện một cách nhanh chóng.
5. Trị gan viêm mạn tính, gan xơ do âm hư
Dùng kỷ tử cùng các vị thuốc khác như bắc sa sâm, mạch môn, đương quy, sinh địa, xuyên luyện tử sắc nước uống sẽ giúp hỗ trợ điều trị viêm gan mạn tính, gan xơ do âm hư khá hiệu quả. Sau thời gian sẽ thấy bệnh tình suy giảm đáng kể.
6. Trị dạ dày viêm teo mãn tính
Đối với bệnh dạ dày viêm teo mãn tính thì kỷ tử cũng có thể giúp hỗ trợ điều trị khá hiệu quả. Chỉ cần dùng kỷ tử rửa sạch, sao khô, giã nát, đóng gói. Mỗi ngày chỉ cần uống 20g, chia làm 2 lần uống lúc đói bụng và nhai uống. Cứ 2 tháng là một liệu trình và trong thời gian uống thuốc thì ngưng dùng tất cả các loại thuốc khác.
7. Trị hoa mắt, thị lực giảm sút, cườm mắt tuổi giả, thủy tinh thể đục
Kỷ tử kết hợp cùng các vị thuốc như thục địa, sơn thù, sơn dược, đơn bì, trạch tả, phục linh, cúc hoa tán thành bột rồi trộn với mật làm hoàn. Ngày uống 2-3 lần cứ mỗi lần từ 10-12g, sau thời gian ngắn chứng bệnh sẽ được cải thiện đáng kể.
1. https://toptacdung.com/co-dau-bac
2. https://toptacdung.com/cao-gam
3. https://toptacdung.com/thuoc-5-mthf-la-gi
Hướng dẫn ăn kỷ tử đúng cách
Thời điểm tốt nhất để ăn kỷ tử đó là trước khi đi ngủ, đối với người già sẽ chống được chứng khô miệng, đồng thời giúp ngủ ngon giấc hơn. Chỉ cần nhai khoảng 20g kỷ tử, uống thêm ly nước mát sẽ giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn. Tinh thần trở nên sảng khoái, minh mẫn và tràn đầy sức sống hơn rất nhiều. Bạn cũng có thể dùng hoa cúc vàng để cải thiện tình trạng mất ngủ cũng có tác dụng tương tự như kỷ tử.
Với những người bình thường, nên ăn khoảng 20 hạt kỷ tử trước khi đi ngủ sẽ bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe. Còn với trẻ em nên ăn khoảng 5 hạt mỗi ngày là tốt nhất. Ăn kỷ tử cần ăn nhai trực tiếp rồi nuốt sẽ phát huy được tối đa công dụng của nó. Hoặc cũng có thể ngâm trực tiếp vào nước rồi uống nước và ăn cả bã.
Kỷ tử tương đổi bổ cho cơ thể, có thể sinh thấp. Những ao cơ địa tỳ thấp hoặc bị táo bón lâu ngày không nên ăn quá nhiều hoặc người đang bị cảm sốt, viêm nhiễm, đầy hơi chướng bụng thì không nên ăn. Khi mua kỷ tử bạn cũng cần chọn nơi bán uy tín, đảm bảo chất lượng để tránh tình trạng mua phải hàng giả, hàng nhái gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thông qua bài viết chúng tôi đã cung cấp top 7 tác dụng của cây kỷ tử và những thông tin liên quan khác để bạn tham khảo. Hy vọng những thông tin trên hữu ích và giúp ích được bạn trong việc điều trị các chứng bệnh. Cảm ơn sự quan tâm theo của mọi người và hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo tại website toptacdung.com.
Mời xem thêm:
- Top 7 tác dụng của cây đinh lăng
- Top 8 tác dụng của hoa đu đủ đực