Nhiều người truyền tai nhau rằng việc uống nước tỏi sống thường xuyên sẽ mang đến nhiều tác dụng cực kỳ tốt cho sức khỏe, có thể ngăn ngừa bệnh ung thư. Vậy thực sự thì việc Uống nước tỏi sống có tác dụng gì? có tốt không? Như các bạn đã biết tỏi không chỉ được biết đến là loại gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn hằng ngày mà nó còn là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tỏi cũng mang đến nhiều nguy hiểm xấu cho sức khỏe nếu mọi người sử dụng sai cách. Sau đây bài viết sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề uống nước tỏi sống cũng như cách dùng tỏi đúng cách, an toàn sức khỏe. Cùng xem nhé!
Tỏi sống có tác dụng gì?
Tỏi là một loài thực vật thuộc họ hành, cùng loại với hành ta, hành tím, hành tây, tỏi tây… Theo các chuyên gia phân tích, tỏi có chứa nhiều chất kháng sinh allicin có khả năng chống lại nhiều bệnh tật. Đặc biệt là tinh dầu tỏi giàu glucogen, fitonxit, một hàm lượng vitamin A, B, C, D polisaccarit, inulin, fitoxterin và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể như: iốt, canxi, phốt pho, magiê, các nguyên tố vi lượng.
Chính vì vậy, tỏi không chỉ làm nên các món ăn ngon, mà nó là nguyên liệu dùng chữa bệnh, có tác dụng bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Sau đây là những tác dụng của tỏi sống mà các bạn nên biết:
➣ Tỏi sống có tác dụng trị cảm cúm: Như được biết, trong tỏi có thành phần hợp chất allin – hợp chất này sẽ biến thành allicin khi bị tác động nghiền, xay và nó có tác dụng giúp điều trị một số bệnh như cảm cúm, thông đờm, nghẹn mũi, dễ thở và giảm cơn ho.
Related articles 01:
1. https://toptacdung.com/rau-an-kem-voi-lau-mam
2. https://toptacdung.com/nganhangaz-com
3. https://toptacdung.com/diep-ca-chua-viem-bang-quang
4. https://toptacdung.com/qua-doi-rung
5. https://toptacdung.com/loai-cay-an-qua-de-trong-tren-san-thuong
➣ Tỏi giúp cải thiện hệ tiêu hóa: Nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng đầy hơi chướng bụng hay các triệu chứng đau do viêm đại tràng gây ra thì tỏi sẽ là liệu pháp lý tưởng để áp chế những tình trạng này. Tỏi sống sẽ có tác dụng kích thích dạ dày tiết dịch, đồng thời các hợp chất kháng sinh trong tỏi ức chế vi khuẩn gây hại, làm tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng khi thức ăn đưa vào và cải thiện hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
➣ Có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn: Là nguyên liệu được biết có khả năng kháng khuẩn, chống lại các vi rút, vi khuân khuẩn gây bệnh. Chính vì vậy, nó trở thành bài thuốc dùng điều trị các bệnh về đường hô hấp, bệnh đường tiêu hóa, hay các bệnh về da. Nhờ tính kháng khuẩn tốt, tỏi còn được sử dụng để điều trị mụn mà nhiều chị em tin tưởng.
➣ Hỗ trợ tim mạch khỏe mạnh: Nhiều nhà khoa học còn chứng minh rằng tỏi sống còn có tác dụng tốt trong việc bảo vệ tim mạch, đồng thời còn có khả năng cân bằng, làm giảm lượng huyết áp trong cơ thể, giảm lượng cholesterol không tốt. Không chỉ vậy, khi ăn hoặc uống nước tỏi sống còn kích thích sản sinh oxit nitric trong niêm mạc của thành mạch máu giúp mạch máu không bị giãn ra.
➣ Ngăn ngừa ung thư: Theo một số nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết, tỏi sống còn có tác dụng ngăn ngừa ung thư, bởi trong tỏi sống có chứa nhiều chất chống oxy hóa, hợp chất kháng khuẩn và đặc biệt có hợp chất có khả năng kháng lại sự phát triển của các tế bào ung thư. Và các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, sử dụng tỏi trong các món ăn hoặc ăn tỏi sống đúng cách có khả năng giảm ung thư dạ dày đến 50%.
Vậy uống nước tỏi sống có tác dụng gì? có tốt không?
Mặc dù tỏi sống mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không phải vì vậy mà ai cũng có thể sử dụng tỏi sống hoặc lạm dụng ăn quá nhiều. Việc ăn uống tỏi sống không đúng cách hoặc quá nhiều sẽ còn gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, nguy hại đến sức khỏe. Và trong đó, gần đây nhiều người truyền tai rằng uống tỏi sống hằng ngày sẽ giúp đẹp da, ngăn ngừa ung thư và có khả năng giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên việc uống tỏi sống không đúng cách sẽ gây ra các tác dụng phụ như:
Related articles 02:
1. https://toptacdung.com/sao-bien-co-an-duoc-khong
2. https://toptacdung.com/cach-lam-ruoc-thit-lon-thu-cong
3. https://toptacdung.com/nuoc-dua
- Tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa: khi uống tỏi sống lúc bụng đang trống rỗng sẽ có thể gây ra tình trạng buồn nôn, nôn mửa, khó chịu đường ruột và nặng nhất là có thể dẫn đến tiêu chảy. Ngoài ra, chất fructans trong tỏi có thể gây ra khí trong dạ dày.
- Tổn thương gan: Lạm dụng ăn tỏi sống hoặc uống nước tỏi sống quá nhiều sẽ gây ra độc tính cho gan, bởi vì trong tỏi có chứa thành phần allin – vừa là hợp chất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu quá nhiều hợp chất này sẽ gây tổn thương gan.
- Kích ứng da: Ăn tỏi sống hoặc uống nước tỏi sống quá nhiều có thể gây kích ứng da vì tỏi có chứa alliin lyase có thể khiến da bị mẩn đỏ và ngứa.
- Tăng nguy cơ chảy máu: Đối với những người đang sử dụng các loại thuốc giảm loãng máu thì không được ăn tỏi sống hoặc uống tỏi sống vì tỏi có thể làm tăng nguy cơ chả máu. Ngoài ra, sau khi phẩu thuật bệnh nhân không nên sử dụng tỏi hay uống nước tỏi trong vòng 2 tuần để vết thương nhanh chóng lành lặn.
Vậy uống tỏi sống có tác dụng gì không và uống như thế nào cho tốt cho sức khỏe? Uống nước tỏi sống có tác dụng điều trị cảm cúm, đầy bụng,khó tiêu, ho, viêm họng, ngăn ngừa ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư gan… Và sau đây là cách uống nước tỏi sống an toàn, hiệu quả:
- Nước tỏi sống trị cảm cúm: Ép lấy nước tỏi, pha loãng với nước sạch theo tỉ lệ 1:10. Cho thêm chút muối sạch. Dùng nước này để nhỏ vào mũi từ 2 -3lần/ngày.
- Nước tỏi sống trị đầy bụng khó tiêu: Dùng nước ép tỏi, bỏ bã pha loãng với nước ấm để uống hàng ngày. Ngoài ra, có thể dùng 50g tỏi xay nhỏ, ngâm với 200ml rượu trắng trong vòng 15 ngày. Dùng rượu và bã tỏi để uống. Mỗi lần 1thìa cà phê, 2-3lần/ngày.
- Nước tỏi trị ung thư: Dùng 50g tỏi và 100 quả quất tươi, ép lấy nước. Dùng nước này để uống trước mỗi bữa ăn. Mỗi lần 1 thìa cà phê.
Hi vọng với bài viết: Uống nước tỏi sống có tác dụng gì? có tốt không? giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc trong lòng mình, đồng thời có thể hiểu rõ hơn về cách uống nước tỏi sống an toàn, hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe. Ngoài ra, để có thêm nhiều thông tin thú vị khác, hãy cùng chúng tôi theo dõi ở những bài viết tiếp theo nhé!
Có thể bạn quan tâm: