Trong dân gian, từ rất lâu người ta đã dùng cỏ chỉ thiên để chữa rất nhiều bệnh. Loại cỏ này không những có công dụng rất tốt mà lại còn vô cùng dễ kiếm. Vậy Cỏ chỉ thiên (Cây thổi lửa) là cây gì? Có tác dụng gì? Hãy để toptacdung.com giúp bạn hiểu hơn về nó nhé!
Toc
- 1. Tên gọi
- 2. Nguồn gốc, phân bố
- 3. Related articles 01:
- 4. Đặc điểm
- 5. Thành phần cấu tạo
- 6. Bài thuốc trị viêm họng, cảm cúm, tiêu đờm
- 7. Bài thuốc tiêu viêm, giảm đau.
- 8. Bài thuốc chữa trị mụn nhọt, mẩn ngứa, côn trùng cắn.
- 9. Bài thuốc điều trị bí tiểu, tiểu tiện ra máu, nước tiểu đục,…
- 10. Related articles 02:
- 11. Bài thuốc trị viêm gan B,C
- 12. Bài thuốc đối phó với bệnh hen suyễn mỗi khi lên cơn
Cỏ chỉ thiên (Cây thổi lửa) là cây gì?
Tên gọi
Tùy vào từng vùng miền, hay ở từng dân tộc sinh sống mà họ thường gọi cỏ chỉ thiên với cái tên khác nhau. Ở Trung Hoa, cỏ chỉ thiên được gọi là xuy hỏa căn, thổ bồ công anh, thiên giới thái hoặc là thổ sài hồ… Trong Đông y người ta thường gọi là tiền hồ nam.
Đối với đồng bào dân tộc người Thái, thường gọi nó là cỏ tát nai. Người Kinh thì gọi là cỏ lưỡi mèo, cỏ lưỡi chó hoặc cây thổi lửa. Còn “nhả đản” là cái tên mà dân tộc Tày thường gọi đối với loại cây này. Người miền Nam lại gọi là bồ công anh. Tuy nhiên, đó chỉ cách gọi theo thói quen. Không nên nhầm lẫn nó với cây bồ công anh của Trung Quốc. Nhìn sơ qua thì có đặc điểm giống nhưng hoa, quả, lá khác nhau.
Nguồn gốc, phân bố
Đây là loại cỏ dễ kiếm, thường mọc hoang ở nhiều nơi. Từ vùng đồi núi cho đến đồng bằng, có khi nằm ven các vệ đường. Không chỉ ở Việt Nam, loại cây này được tìm thấy ở rất nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là khu vực châu Á. Bao gồm Trung Quốc, Thái Lan và cả Ấn Độ, Philippin, Mã Lai,…
Ở Việt Nam, hầu hết các tỉnh nào cũng có thể tìm thấy loại cỏ này. Tuy nhiên, phân bố nhiều nhất có lẽ là ở chủ yếu vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và Nam Bộ. Cụ thể ở các tỉnh Đồng Nai, Vĩnh Long, An Giang, Bình Dương, Tiền Giang,…
1. https://toptacdung.com/an-tom
2. https://toptacdung.com/y-nghia-long-cong-de-ban-than-tai
3. https://toptacdung.com/deo-mat-ho-ly-phong-thuy
4. https://toptacdung.com/chan-ga-bao-nhieu-calo
5. https://toptacdung.com/quan-tra-sua-co-phong-rieng-cho-2-nguoi
Đặc điểm
Theo Đông y cỏ chỉ thiên có đặc điểm là tính mát và vị đắng và không độc. Là cây thân thảo, thuộc họ Cúc, chủ yếu mọc hoang và sức chống chịu tương đối tốt. Hầu như các bộ phận của cây đều dùng được và có công dụng rất tốt.
Thành phần cấu tạo
- Qua bề ngoài, có thể nhận biết được cây cỏ chỉ thiên bởi phần lá mọc sát đất. Phiến lá có chiều dài khoảng 5 cm đến 11 cm và có chiều rộng tầm 4 cm. Thường có 5-7 lá mọc chụm lại với nhau, nằm gần mặt đất, ôm lấy thân. Lá cây có hình dạng tương đối dày. Phần mép lá có răng cưa và tương đối nhọn. Càng dần về đầu lá, thì độ rộng càng tăng.
- Thân thì bắt đầu từ lá, đâm thẳng lên phía trên, có lông. Cây trưởng thành có chiều cao khoảng 40 cm và phân chia thành nhiều nhánh. Phần thân phía trên thường to hơn gốc.
- Hoa của cỏ chỉ thiên có màu tím nhạt, thường mọc ở các tháng đầu và giữa năm. Hoa thường nằm ở đỉnh thân hoặc đỉnh của các cành.
- Quả có khía, lồi, nằm cạnh hoa, mùa đậu quả cũng gần với mùa ra hoa.
- Trong rễ cây có chứa tinnh chất glucozit. Loại này không có tính độc, có tác dụng khá tốt đối với cơ thể. Như hạn chế biếng ăn, có lợi cho hệ thống đường ruột.
Tác dụng của cỏ chỉ thiên
- Cỏ chỉ thiên nổi tiếng với công dụng chữa trị bệnh gan, nhất là viêm gan A vô cùng hữu hiệu.
- Công dụng hữu hiệu với các bệnh về da như vàng da, mụn nhọt, mẩn ngứa, côn trùng cắn…
- Chữa các bệnh liên quan đường hô hấp. Ví dụ như nóng sốt, ho, đau họng, cảm cúm, chảy máu mũi, viêm abiddan…
- Chữa các bệnh liên quan hệ tiêu hóa hoặc bài tiết. Bao gồm: Tiêu chảy, bí tiểu, tiểu ra máu, tiểu rát, viêm thận,… Những người bị nhiễm khuẩn đường ruột do giun sán.
- Ngoài ra loại cỏ này còn có tác dụng làm mát cơ thể, giải độc, bổ máu, trị viêm loét, nhiệt miệng.
- Bên cạnh đó những người bị đau mắt đỏ cũng có thể dùng loại cỏ này chữa bệnh.
Bài thuốc trị viêm họng, cảm cúm, tiêu đờm
Dùng khoảng 12g cỏ chỉ thiên đã được phơi khô, đun sôi với nước, để sôi tầm nửa tiếng. Uống thay nước sôi dùng hàng ngày cho đến khi bệnh khỏi hẳn. Bên cạnh đó, nếu không có nhiều thời gian thì bạn cũng có thể nhai lá tươi, chắt lấy nước rồi bỏ bã. Để hiệu quả hơn thì có thể thêm kèm một chút muối khi nhai.
Riêng đối với trường hợp trúng gió nặng trúng gió nặng đi kèm các triệu chứng sốt cao, đi tiểu vàng, mạch đập nhanh, đau đầu, đổ mồ hôi. Chuẩn bị 20g cam nam nam, 20g cây bạc hà, 40g kim hoa thảo và 40g cỏ chỉ thiên. Mỗi loại đều ở dạng tươi cho vào ấm, đun sôi với nước. Sắc còn khoảng 2 chén. Uống trong ngày.
Bài thuốc tiêu viêm, giảm đau.
Những người thường xuyên bị đau bụng bởi viêm loét dạ dày hay nhiệt miệng sẽ rất cần đến phương thuốc quý này. Cách làm: Dùng khoảng 20 g đến 30g cỏ chỉ thiên dưới dạng khô. Đun sôi với nước. Bệnh tình sẽ mau chóng thuyên giảm và có khả năng khỏi hẳn nếu dùng kiên trì suốt 1 tháng.
Bài thuốc chữa trị mụn nhọt, mẩn ngứa, côn trùng cắn.
Dùng lá cây cỏ chỉ thiên rửa sạch với nước, giã nát. Khi giã nên thêm chút muối để tăng tính sát khuẩn. Có thể đắ trực tiếp lên vùng bị tổn thương hoặc chắt nước để bôi đêu được. Sau khoảng 3 – 4 tiếng thay thuốc 1 lần.
Bài thuốc điều trị bí tiểu, tiểu tiện ra máu, nước tiểu đục,…
Chuẩn bị: 20g cây mò hoa trắng, 20g cỏ chỉ thiên, 20g rễ cây bạch mao, 20g cây mò hoa đỏ. Và tầm nửa chén thịt ốc nhồi.
Cách làm: Ốc đem rửa sạch. Các vị thuốc phơi khô hoặc rang vàng. Cho vào ấm rồi sắc cùng 500 g nước, cho đến khi còn lại 1 chén. Uống ngày một lần và nên sử dụng đều đặn hàng ngày để có hiệu quả tốt hơn.
1. https://toptacdung.com/cach-soi-keo-giai-tay-ban-nha-chuan-tai-gocthethao-com
2. https://toptacdung.com/long-mi-rung-co-moc-lai-khong
3. https://toptacdung.com/truyen-nuoc-bien
Bài thuốc trị viêm gan B,C
Chuẩn bị cây ban tây bắc, cây chó đẻ răng cưa, hạt chuối hột, cỏ chỉ thiên và cây nhó đông, mỗi loại 20g. Dùng sắc thuốc uống. Đối với các bệnh này rất nặng, nên ít nhất phải dùng kiên trì nửa năm mới có thể khỏi được bệnh.
Bài thuốc đối phó với bệnh hen suyễn mỗi khi lên cơn
Cần chuẩn bị nửa lạng lá ngải cứu, 1 lạng lá chỉ thiên và 1 lạng lá cà độc dược (có thể dùng hoa). Các loại ở dạng khô, đã nghiền thành bột, lấy giấy cuốn thành điếu sẵn. Nếu có giấy bản của dân tộc Tày, Nùng ở vùng Cao Bằng thì càng tốt. Khi người bệnh chuẩn bị lên cơn, dùng khăn ướt che mặt lại. Đồng thời, đốt điếu thuốc phía trước cho ngửi. Cách này có thể ngăn chặn hoặc làm giảm cơn hen suyễn của người bệnh.
Một số lưu ý khi dùng cỏ chỉ thiên
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú nên cẩn trọng khi dùng cỏ chỉ thiên. Bên cạnh đó người có cơ thể yếu, hay suy nhược cũng nên hạn chế dùng.
- Những bệnh có tính hàn như tiêu chảy, không nên dùng. Bởi bản chất cỏ -chỉ thiên cũng mang tính lạnh rồi.
- Trong quá trình trị bệnh bằng cỏ chỉ thiên nên kiêng chất kích thích, thực phẩm cay nóng. Đặc biệt, phải chú ý ăn uống đầy đủ, kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học.
- Trường hợp nếu có tác dụng phụ như chướng bụng, khó chịu, buồn nôn hay một số triệu chứng kỳ lạ khác. Tốt nhất nên ngưng dùng thuốc và tìm đến bác sĩ tư vấn.
Như vậy toptacdung.com đã giúp bạn giải đáp Cỏ chỉ thiên (Cây thổi lửa) là cây gì? Có tác dụng gì? Một vấn đề cần lưu ý, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần cẩn trọng hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn hơn nhé!
Xem thêm: