Cà tím không chỉ là một món ngon cho bữa ăn của gia đình mà nó còn là một loại thức ăn cung cấp nhiều dưỡng chất và vitamin cho cơ thể. Nó được khuyến khích sử dụng và mang đến nhiều tác dụng mà có thể bạn không ngờ đến được. Trong bài viết ngày hôm nay, toptacdung.com sẽ giới thiệu những tác dụng của quả cà tím một cách cụ thể và chi tiết nhất cho bạn đọc cùng tìm hiểu.
Top 9 Tác dụng của quả Cà Tím
Cà Tím là solanum melongena, có nguồn gốc ở Ấn Độ. Theo các nhà dinh dưỡng, trong thành phần của cà tím có 92% nước, 5,5% glucid, 1,3% protid, 0,2% lipid. Ngoài ra cà tím còn chứa nhiều khoáng chất khác như magie, phot pho, kali, lưu huỳnh, sắt, mangan, kẽm, đồng, iot, các vitamin B1, B12, chứa ít PP và nhiều chất nhầy.
Cà tím là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, nó không chỉ là món ăn ngon mà cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích nên cho trẻ con ăn cà tím bằng cách cho nó vào món pizza, mì ý hoặc chiên cùng bột.
Cà tím không chỉ cung cấp dưỡng chất cho cơ thể mà còn đặc biệt hữu ích trong việc điều trị các bệnh về ung thư đại tràng, thích thích nhịp tim và cải thiện cấu trục xương. Sau đây để hiểu rõ hơn về những tác dụng của cà tím thì mời bạn đọc tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây:
Cung cấp sắt và canxi cho cơ thể
Sắt và canxi là những dưỡng chất rất cần thiết cho cơ thể, giúp cho cơ thể khỏe mạnh, hệ xương chắc khỏe. Ăn cà tím đều đặn và đúng cách sẽ giúp cho cơ thể cải thiện được cấu trúc trục xương, tốt cho cả trẻ em và người già, những người bị tổn thương ở xương sẽ nhanh chóng lành bệnh.
Nuôi dưỡng não và cải thiện tuần hoàn
Quả cà tím chứa nhiều chất phytonutrients có khả năng cải thiện được lưu lượng trong máu chảy vào não. Tuy nhiên những dưỡng chất này chứa chủ yếu là ở trong vỏ của quả cả tím. Cho nên bạn nên lựa chọn những quả cả tím có bề ngoài càng đẹp thì nó sẽ càng ngon và có giá trị dinh dưỡng càng cao.
Ngăn ngừa ung thư ruột già
Quả cà tím được đánh giá là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, nó có thể giúp tăng cường được hệ tiêu hóa và ruột. Nếu như bạn ăn cà tím đúng cách và đúng liều lượng thì có thể sẽ giữ được hệ thống tiêu hóa của bạn hoạt động được bình thường, tránh các tình trạng như táo bón, giúp cơ thể hấp thụ thức ăn một cách hiệu quả và bảo vệ đại tràng khỏi bệnh ung thư.
Tốt cho người đang ăn kiêng
Cà tím là một loại quả chứa ít calo và không chứa chất béo, lượng chất xơ khá cao giúp tạo cho người ăn cảm giác no. Cho nên bạn có thể tìm thêm những công thức nấu ăn khác từ quả cà tím để tạo nên những món ăn vừa ngon, bổ dưỡng, hấp dẫn lại tốt cho những người đang ăn kiêng, giảm cân.
Tốt cho người bị tiểu đường
Theo các chuyên gia dinh dưỡng và chuyên gia y tế đã chứng minh rằng, quả cà tím có khả năng kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường. Quả cà tím có hàm lượng chất xơ cao đồng thời hàm lượng carbohydrate có khả năng hòa tan thấp trong quả cà, cho nên những người bi bệnh tiểu đường có thể thêm quả cà tím vào trong thực đơn của mình.
Giảm hàm lượng cholesterol
Cà tím là một loại quả có vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thống tim mạch và máu. Cà tím không chỉ làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể mà còn rất tốt cho hệ tim mạch của con người. Và cà tím sẽ phát huy được những công dụng này nếu như bạn không nấu cà tím ở nhiệt độ không quá 200 độ.
Duy trì huyết áp cơ thể
Cà tím không chỉ làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể, tốt cho hệ tim mạch mà nó còn có tác dụng làm ổn định huyết áp và giảm căng thẳng cho cơ thể. Trong vỏ và thịt của quả cả tím có chứa nhiều thành phần flavonoid, đây là thành phần ổn định huyết áp và giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Tăng cường mạch máu
Cà tím là một loại thực phẩm có chứa nhiều hàm lượng vitamin K, cho nên ăn cà tím có thể giúp bạn ngăn ngừa được tình trạng tắc nghẽn mạch máu. Ăn cà tím mỗi ngày giúp bạn có thể tăng cường mạch máu, máu lưu thông được tốt hơn và ổn định hơn, tránh được cảm giác mệt mỏi, uể oải trong người.
Bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật
Trong quả cà tím có chứa nhiều chất chống oxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi những mầm mống bệnh tật, chống lại bệnh tim và tác động đến các mạch máu nuôi dưỡng tim và tốt cho hệ tim mạch. Bạn hãy thêm loại thực phẩm này vào trong thực đơn của mình để mang đến nhiều giá trị về sức khỏe cho cơ thể nhé.
Những lưu ý khi ăn cà tím
- Trong cà tím có chứa một lượng solanine, nó có tác dụng chống oxy hóa và ức chế tế bào ung thư nhưng cũng kích thích mạnh mẽ lên các trung tâm hô hấp, gây mê và có thể gây độc nếu ăn quá nhiều.
- Không đun ở nhiệt độ quá cao vì khi đó cà tím sẽ thất thoát nhiều chất dinh dưỡng thậm chí là nếu như chiên cà tím thì có thể làm hao hụt khoảng 50% lượng vitamin vốn có của nó. Tuy nhiên khi chế biến thì vẫn nên nấu thật chín kỹ trước khi ăn.
- Tốt nhất thì bân cà ninh hoặc hầm nhừ thì sẽ không làm mất đi những thành phần dinh dưỡng vốn có trong cà tím, món ăn vẫn ngon và bổ dưỡng. Trước khi chế biến thì bạn có thể ngâm cà với nước muối pha để giúp cà mềm hơn và loại bỏ vị đắng của cà.
- Dù là chế biến cà tím với cách nào đi chăng nữa thì bạn nên lưu ý rằng không được bỏ vỏ cà tím. Trong vỏ cà tím chứa rất nhiều nhóm vitamin B, vitamin C, đây là n những dưỡng chất rất có lợi cho sức khỏe của con người.
- Những người mắc bệnh dạ dày thì không nên ăn cà tím vì nó có tính hàn và nếu ăn nhiều sẽ có thể khiến bạn bị khó chịu, gây tiêu chảy. Những người bị yếu mệt, thấp khớp, đau nhức khi trời lạnh thì không nên ăn nhiều và thường xuyên. Người bị mắc bệnh hen suyễn, bệnh thận thì không nên ăn cà tím.
- Khi chế biến cà tím thì không nên phối hợp với một loại thức ăn lạnh khác mà nên thêm vào vài ba lát gừng để giảm tính lạnh. Thường thì về cuối thu sang đông, quả cà tím sẽ có vị hơi chát, đắng nên những người có thể chất hư hàn, người hay đi ngoài lỏng không nên ăn nhiều.
Hiện nay, quả cả tím là một loại thực phẩm không còn xa lạ gì đối với nhiều người nữa, nó góp mặt trong thực đơn của gia đình với nhiều các chế biến khác nhau, vừa ngon vừa bổ dưỡng. Bài viết đã nêu lên Top 9 Tác dụng của quả Cà Tím, hi vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã có thể cung cấp được cho mình những thông tin về dinh dưỡng hữu ích nhất.
Có thể bạn quan tâm: