Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm hẳn bạn sẽ thắc mắc không biết rượu ngâm hoa quả để được bao lâu? Cách bảo quản như thế nào tốt? Và cách ngâm rượu như thế nào để thành phẩm mang đến chất lượng tốt nhất. Những băn khoăn của bạn sẽ được giải đáp ngay trong bài viết sau đây của toptacdung.com. Mời bạn cùng theo dõi!
Toc
Rượu ngâm hoa quả là gì?
Rượu ngâm hoa quả hay còn được gọi là rượu ngâm trái cây là thức uống có cồn được thực hiện bằng cách lên men các loại hoa quả. Rượu ngâm hoa quả thường có mùi vị của nguyên liệu làm ra chúng. Điển hình như rượu sim, rượu dừa, rượu chuối rượu dâu, rượu mơ… Hoa quả được chọn làm rượu chủ yếu có vị ngọt bởi chúng dễ lên men. Rượu hoa quả thường ngọt và nồng độ cồn không quá cao.
Rượu ngâm hoa quả tùy thuộc vào từng loại quả như rượu vải, rượu ổi,.. dẫn đến các công dụng khác nhau. Tuy nhiên điểm chung của các loại rượu ngâm hoa quả đó là giúp ăn ngon miệng hơn, ngủ sâu giấc, giảm căng thẳng, kích thích tiêu hóa tốt hơn. Nó còn giúp lưu thông khí huyết nhưng cần được sử dụng đúng thời điểm và đúng liều lượng thì mới phát huy được hết công dụng của loại rượu này.
Rượu ngâm hoa quả để được bao lâu? Cách bảo quản như thế nào tốt?
Theo các chuyên gia thời gian ngâm rượu hoa quả thường từ 3 – 6 tháng là tốt nhất để chất andehit có trong nó bay hơi gần hết. Lúc này rượu cung ngấm màu và mùi vị đạt độ chuẩn nhất. Rượu hoa quả thường chỉ nên để khoảng 2 năm vì để quá lâu hoa quả sẽ bị mủn và ra mùn đục ảnh hưởng đến công dụng và mùi vị của rượu.
Rượu hoa quả nên được bảo quản ở những nơi thoáng mát, khô ráo và có nhiệt độ khoảng 25 độ. Một số người thường bảo quản rượu dưới hầm hoặc dưới cầu thang, nơi có nhiệt độ thích hợp. Rượu hoa quả không nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc nơi quá nóng ẩm sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng rượu.
Mẹo hay dành cho bạn để bảo quản rượu hoa quả được tốt hơn đó là chôn 2/3 chum rượu dưới đất rồi đậy kín. Cách truyền thống này xưa nay được sử dụng khá phổ biến, vì nhiệt độ của đất ổn định nên sẽ giúp andehit bay hơi và giúp rượu ngấm ngon hơn.
Hướng dẫn cách ngâm rượu hoa quả
Bước 1: Sơ chế hoa quả
Nếu bạn dùng những loại quả như cam, chanh, quýt để ngâm rượu thì cần phải bỏ vỏ. Vì vỏ của chúng thường có tinh dầu nếu ngâm cùng rượu sẽ có vị đắng. Khi đã bỏ vỏ thì cắt thành các khoan tròn dày vừa phải, nếu loại bỏ được hạt của chúng sẽ tốt hơn. Ngoài ra các loại trái cây khá như chuối, dứa cũng cần được bỏ vỏ và khoét sạch mắt. Đường phèn nếu tảng quá to thì đập cho nhỏ bớt.
1. https://toptacdung.com/1-qua-chuoi-bao-nhieu-calo
2. https://toptacdung.com/nuoc-dua
3. https://toptacdung.com/chuoi-hot-rung
4. https://toptacdung.com/uong-nuoc-dua-nhieu-moi-ngay-co-tot-khong
5. https://toptacdung.com/qua-du-du-xanh-ngam-ruou-co-tac-dung-gi
Bước 2: Ngâm rượu hoa quả
Cần chuẩn bị hũ thủy tinh sạch đã được lau khô, tráng trước với một ít rượu rồi để ráo bớt. Xếp lần lượt cứ một lớp trái cây xen kẽ với 1 lớp đường phèn. Đến khi xếp các loại trái cây đến lớp cuối cùng thì đổ rượu rồi phủ đường phèn lên trên cùng. Lưu ý đường cần được phủ kín hết trái cây thì mới ngăn ngừa được tình trạng bị mốc. Sau đó bạn đậy nắp hũ lại và bảo quản như đã hướng dẫn ở phần trên.
Sau khi dùng nước đầu ngâm rượu đến nước cốt thứ 2 rượu sẽ có vị nhạt và thường ít có thể ra cốt được nữa. Lúc này dưỡng chất cũng không còn nhiều nên không nên ngâm nhiều lần. Hoặc chỉ nên ngâm 2 nước đầu thôi nhé. Ngoài ra, tỷ lệ ngâm rượu tốt nhất là 1 kg hoa quả ngâm với 2-3 lít rượu.
Nên chọn rượu khoảng 40 – 45 độ để ngâm với hoa quả, sau khi ngâm độ rượu sẽ bị giảm xuống. Bởi trong các loại hoa quả tươi có nước sẽ làm hạ độ rượu và thời gian ngâm cũng khiến độ rượu bị giảm xuống. Nên chọn loại rượu nấu thủ công, đặc biệt là rượu nếp và không nên dùng rượu nấu công nghiệp hay rượu volka để ngâm sẽ không cho thành phẩm chất lượng tốt nhất.
Lưu ý khi sử dụng rượu ngâm hoa quả
– Mặc dù rượu ngâm hoa quả có tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng cần được sử dụng đúng liều lượng cho phép. Tránh uống quá nhiều sẽ say, bạn có thể pha thêm rượu nồng độ thấp vào rượu hoa quả để giảm nồng độ rượu xuống uống sẽ ít say hơn.
– Rượu cần được sử dụng đúng người và đúng liều lượng, mỗi ngày có thể dùng 2 lần với mỗi lần chỉ nên cùng 1 ly nhỏ. Ngoài ra, tùy vào từng nguyên liệu chế biến nên rượu hoa quả mà bạn có thể tìm hiểu thêm ai nên dùng và ai không nên.
– Nếu không muốn ngâm riêng từng loại hoa quả bạn có thể ngâm rượu hoa quả thập cẩm bằng cách cho các loại quả khác nhau vào ngâm chung 1 bình. Tuy nhiên cần tìm hiểu kỹ xem nên cho loại trái cây nào tránh trường hợp cho các loại đối nghịch nhau gây nên những chất độc hại đến sức khỏe.
– Một lưu ý nữa là những người bị bệnh gan, sức khỏe suy yếu hay bị gout thì hạn chế dùng rượu tránh tình trạng bệnh tình nặng hơn. Ngoài ra bạn nên tìm hiểu các loại rượu ngâm hoa quả trái cây phổ biến nhất, tìm hiểu xem loại nào hợp với bạn nhất.
Yêu cầu chất lượng màu, mùi vị của các loại rượu ngâm hoa quả đạt chuẩn
– Khi ngâm rượu hoa quả thành phẩm cần đạt được cả màu, mùi và vị. Điển hình như những loại sau:
– Rượu sim cần đạt màu tím than thơm ngon, vị ngọt nhẹ và đặc trưng mùi sim.
1. https://toptacdung.com/cac-loai-rau-an-kem-lau-ca-tam
2. https://toptacdung.com/tac-dung-cua-la-tia-to
3. https://toptacdung.com/qua-lac-tien-ngam-ruou-co-tac-dung-gi
– Rượu táo mèo và mơ chất rượu cần hanh vàng thơm, có mùi đặc trưng của vị rượu táo mèo chua chát nhẹ.
– Rượu nho rừng cần đạt vị chua ngọt và có màu tím đen đặc trưng của loại quả nào.
– Rượu trái nhàu thành phần cần có màu nâu đậm, thơm, vị hơi khai nhẹ nhưng ngon. Nhiều người uống rượu trái nhàu lại cảm giác nó giống như vị của nước tăng lực Redbull.
– Rượu nhãn hoặc rượu vải có vị ngọt thơm và màu nâu đậm là đạt chuẩn.
Với những chia sẻ trên đây chúng tôi đã giải đáp cho bạn biết được rượu ngâm hoa quả để được bao lâu? Cách bảo quản như thế nào tốt? Và cung cấp thêm các thông tin cần thiết khác để bạn tham khảo. Cảm ơn sự quan tâm theo dõi của mọi người và hãy đón xem các bài viết khác của toptacdung.com để cập nhật nhiều điều hữu ích khác nhé.
Xem thêm:
- Rượu tỏi ngâm để lâu có uống được không
- Mủ trôm để được bao lâu
- Sữa ông thọ để được bao lâu
- Ruốc thịt để được bao lâu
- Lạp xưởng để được bao lâu