Các nhà khoa học đã chứng mình được rằng việc ăn rau lang còn tốt hơn so với ăn củ khoai lang rất nhiều. Rau lang không chỉ giúp cho bữa ăn trở nên ngon miệng mà còn mang lại nhiều tác dụng rất tốt cho cơ thể con người. Trong bài viết ngày hôm nay, toptacdung.com sẽ giới thiệu cho mọi người những tác dụng của rau khoai lang và những món ăn chế biến từ rau khoai lang.
Toc
Top 5 tác dụng của rau khoai lang
Rau khoai lang là một loại rau rất giàu chất diệp lục, nó được dùng để làm nguyên liệu nấu ăn cho nhiều món ăn của gia đình, giúp bữa ăn nogn miệng hơn và cung cấp thêm nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể con người. Rau khoai lang được xem là có tác dụng rất hiệu quả trong việc thanh nhiệt và làm mát cơ thể. Sau đây hãy cùng tiếp tục theo dõi bài viết để tìm hiểu kĩ hơn về rau khoai lang nhé.
Chống oxy hóa
Rau khoai lang có nhiều chất diệp lục có thể làm sạch máu và thải bỏ những độc tố ra khỏi cơ thể con người. Thành phần protein độc đáo trong rau khoai lang còn có thể chống lại sự oxy hóa đáng kể. Loại thành phần protein này chứa 1/3 hoạt tính chống oxy hóa của glutathione, đây là một trong những chất quan trọng có vai trò trong việc chống oxy hóa và thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, vitamin C có trong rau khoai lang cũng có tác dụng duy trì và tổng hợp collagen cho cơ thể con người.
Thanh nhiệt, giải độc
Trong lá rau khoai lang có chứa vitamin B6 cao gấp 3 lần trong củ khoai lang, chứa vitamin C cao gấp 5 lần và chứa viboflavin cao gấp 10 lần so với củ khoai lang cho nên việc bổ sung món rau khoai lang vào trong bữa ăn là một điều hết sức cần thiết để đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin và dưỡng chất cho cơ thể. Rau khoai lang có tác dụng thanh nhiệt, làm mát cơ thể và giải độc khá tốt.
Những người bị nóng, bị nhiệt thì nên ăn rau lang để có thể ngừa, trị mụn hiệu quả. Những món được chế biến từ rau khoai lang như canh rau lang, rau khoai lang luộc,… đều tốt cho cơ thể và có tác dụng giải độc, đào thải những chất có hại cho sức khỏe ra bên ngoài. Nhiều người còn sử dụng lá khoai lang non giã nát cũng với đậu xanh và muối để đắp lên vết mụn với công dụng làm tiểu mủ mụn.
Giảm cân
Trong rau khoai lang có chứa rất nhiều chất xơ cho nên khi bạn ăn rau khoai lang thì sẽ có cảm giác no lâu, không thấy đói, không thèm ăn trong một thời gian khá lâu cho nên đây sẽ là một món ăn lý tưởng cho chị em nào đang trong quá trình ăn kiêng và giảm cân. Nếu muốn có hiệu quả tốt nhất thì bạn nên bổ sung món rau khoai lang luộc để giúp cho quá trình giảm cân được tốt và nhanh chóng hơn.
1. https://toptacdung.com/qua-oi-co-thap-huong-duoc-khong
2. https://toptacdung.com/cherry-de-duoc-bao-lau
3. https://toptacdung.com/diep-ca-chua-viem-bang-quang
Chữa viêm khớp, thấp khớp
Trong rau khoai lang có chứa chất beta cryptoxanthin, đây là chất có tác dụng ngăn ngừa những bệnh viêm nhiễn mạn tính như thấp khớp, viêm khớp và còn có tác dụng tăng cường được độ chắc khỏe của xương, tăng cường hệ miễn dịch cơ thể. Những người bị đau nhức xương khớp có thể sử dụng ăn rau khoai lang để trị bệnh một cách hiệu quả và an toàn.
Tốt cho người bị tiểu đường
Rau khoai lang được chứng nhận là có đặc tính giảm đường huyết chính vì vậy mà trong các bữa ăn của những người bị tiểu đường sẽ hay có món rau khoai lang luộc. Đọt rau lang đỏ có chứa một chất gần giống với insulin mà ở những lá già không có chất này. Người bị bệnh tiểu đường có thể sử dụng đọt lá non của cây khoai lang để ăn, nên dùng rau, không dùng củ khoai lang vì trong củ có chứa nhiều tinh bột.
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách làm bột mầm đậu xanh nguyên chất tại nhà!
Một số cách dùng rau khoai lang để chữa bệnh
Trị mụn: Lá khoai lang non giã nhuyễn cùng với đậu xanh, chút muối, sau đó bọc vào vải đắp vào vết mụn. Cách làm này có thể giúp hút mủ mụn nhọt.
Quáng gà: Dùng rau khoai lang non xào với gan gà hoặc gan lợn có thể chữa được bệnh quáng gà.
Thận hư, đau mỏi gối: 30g rau khoai lang non, 30g mai rùa đem sắc kỹ sau đó lấy nước của hỗn hợp này uống có thể chữa được đau nhức gối, xương khớp, thận âm hư.
Ngoài ra bạn có thể dùng rau khoai lang để chế biến một số thức ăn như món rau khoai lang xào tỏi, món nộm rau khoai lang, món rau khoai lang xào thịt bò, món canh rau lang nấu với tôm,… sẽ giúp cho bữa ăn của gia đình bạn trở nên đa dạng, phong phú và ngon miệng hơn. Những món ăn chế biến từ rau khoai lang không chỉ cung cấp nhiều dưỡng chất và vitamin cho cơ thể mà nó còn có tác dụng ngăn ngừa và trị được nhiều bệnh.
Một số lưu ý khi ăn rau khoai lang
Nên ăn rau khoai lang khi đã được chế biến chín, trong khoai lang có chứa axit oxalic, nếu như rau khoai lang không được nấu chín thì chất này khi vào cơ thể sẽ gây cản trở cho việc hấp thu sắt và canxi, gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của bạn.
1. https://toptacdung.com/dua-hau-de-duoc-bao-lau
2. https://toptacdung.com/nuoc-dua-bao-nhieu-calo
3. https://toptacdung.com/an-qua-trung-ca-co-tac-dung-gi
Tuy rau lang khá tốt cho cơ thể, chứa nhiều dưỡng chất và vitamin nhưng bạn không nên ăn quá thường xuyên bởi vì rau khoai lang chứa nhiều canxi rất dễ gây bệnh sỏi thận.
Không nên ăn rau khoai lang khi bạn đang trong tình trạng đói bụng để đề phòng đường huyết bị giảm thấp sẽ khiến cơ thể của bạn rất mệt mỏi.
Tốt nhất, nếu bạn ăn rau khoai lang thì nên ăn chúng kèm với thịt động vật để có thể cân bằng được chế độ dinh dưỡng cho cơ thể một cách tốt nhất.
Đối với những người bị tiêu chảy, bệnh thận, viêm dạ dày, đường huyết thấp thì tốt nhất bạn nên hạn chế ăn rau khoai lang để tránh tình trạng bệnh nặng thêm.
Rau khoai lang chứa nhiều chất tốt cho cơ thể có tác dụng chữa bệnh và ngăn ngừa nhiều bệnh tật tuy nhiên bạn chỉ nên ăn với một lượng nhất định và không nên lạm dụng nó. Bài viết Top 5 tác dụng của rau khoai lang đã chỉ ra những tác dụng cụ thể của rau khoai lang, hi vọng thông qua bài viết này, bạn có thể chọn được cho gia đình mình một chế đọ ăn rau khoai lang hợp lý nhất.