Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng, đây là một loại quả được rất nhiều người yêu thích những cũng có khá nhiều người không thể “thưởng thức” được vị đắng ngắt của nó. Khổ qua có thể được chế biến nhiều loại thức ăn trong đó có món nước ép khổ qua. Uống nước ép khổ qua có tác dụng gì? Uống nhiều có tốt không? Ngay sau đây, hãy cùng toptacdung.com đi tìm hiểu và giải đáp về những vấn đề này.
Toc
Uống nước ép khổ qua có tác dụng gì?
Khổ qua là một loại quả có vị đắng, lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Nó mang lại nhiều vitamin và khoáng chất như protein, lipit, cacbon hydrat, canxi, kali, magie, sắt… Bạn có thể ăn tươi trực tiếp, nấu thành các món ăn như canh khổ qua, xào khổ qua, gỏi khổ qua,… Hoặc cũng có thể ép thành nước uống, thái lát phơi khô, sao vàng để bảo quản dùng dần.
Cải thiện chứng biếng ăn hiệu quả
Uống nước ép khổ qua sẽ giúp cho bạn cải thiện được hệ tiêu hóa, trong mướp đắng có chứa chất kích thích tăng tiết dịch tiêu hóa, kích thích sự thèm ăn. Uống nước ép đều đặn sẽ có thể giúp bạn ăn uống ngon miệng hơn, nhất là đối với những người muốn tăng cân.
Kiểm soát lượng đường huyết tốt
Nước ép khổ qua có chứa chất momorcidin và charatin, đây là hai chất có thể giúp cho bạn kiểm soát và điều hòa được lượng đường trong máu tốt. Những bệnh nhân bị tiểu đường nên uống trung bình khoảng 3 ngày 1 ly nước ép khổ qua để có thể kiểm soát được lượng đường trong máu một cách hiệu quả nhất. Tương tự, nước ép cóc cũng là một loại nước ép có khả năng kiểm soát lượng đường huyết cho cơ thể con người.
Làm đẹp da
Trong nước ép khổ qua có chứa nhiều vitamin và chất khoáng, nó không chỉ có khả năng bồi bổ sức khỏe mà nước ép khổ qua còn có thể giúp cho bạn lấy lại được một làn da mịn màng, trắng sáng, trị các bệnh về mụn trứng cá, bệnh vảy nến và eczema,… Ngoài nước ép khổ qua ra thì bạn có thể sử dụng nước ép dưa chuột, nước ép nho để sử dụng để cải thiện và chăm sóc làn da.
Giải độc gan, lọc máu, làm sáng mắt
Uống nước ép với một lượng phù hợp sẽ giúp cho cơ thể của bạn cung cấp được nhiều vitamin cho cơ thể đặc biệt là vitamin C và vitamin A. Đây là hai loại vitamin có khả năng chống lại các gốc tự do tấn công tế bào và các tác nhân gây bệnh. Vitamin A, vitamin C, hợp chất beta-carotene sẽ giúp tăng cường được hệ miễn dịch, thị giác, làm sáng mắt hơn. Nước ép khổ qua còn giúp gan được giải độc tố và thanh lọc cơ thể một cách an toàn, hiểu quả nhất.
Hỗ trợ điều trị ung thư tuyến tụy
Nước ép khổ qua có tác dụng ngăn chặn được sự chuyển hóa glucose tỏng máu đến các tế bào. Các tế bào có hại sẽ tự động chết đi mà không làm ảnh hưởng đến cơ thể. Nước ép mướp đắng có chứa hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa sẽ có khả năng phòng tránh và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư tuyến tụy một cách hiệu quả.
1. https://toptacdung.com/com-nguoi-de-tu-lanh-bao-lau
2. https://toptacdung.com/an-thit-ga-hmong-co-tac-dung-gi-chua-benh-gi-co-tot-khong
3. https://toptacdung.com/qua-oc-cho-co-ban-o-sieu-thi-khong
Cách làm nước ép khổ qua đơn giản tại nhà
Bước 1: Đầu tiên bạn rửa sạch khổ qua, bổ đôi và tiến hành bỏ hạt, cắt nhỏ. Dùng máy xay sinh tố để xay nhỏ ra.
Bước 2: Bỏ mướp đắng đã xay nhỏ vào trong một túi vải sạch và vắt trong 500ml nước. Sau đó đun sôi và vặn lửa nhỏ trong 15 phút rồi để nguội.
Bước 3: Dùng khoảng 300ml nước hòa với bã để vắt lấy nước và đun sôi rồi để nguội.
Bước 4: Dùng lượng nước còn lại cho vào bã rồi vắt lấy nước, lấy nước ở bước 2 và bước 3 vào cùng với nước nấu ở bước 3 để đun sôi lên cùng nhau.
Sau khi thực hiện các bước này thì bạn đã có được một ly nước ép cực kỳ thơm ngon và bổ dưỡng.
Uống nhiều nước ép khổ qua có tốt không?
Nước ép khổ qua là một loại nước ép khá bổ dưỡng, mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho con người, cung cấp vitamin và khoáng chất có lượi cho cơ thể. Tuy nhiên với bất kì loại nước ép nào cũng vậy, bạn chỉ nên sử dụng đúng mục đích, đúng liều lượng thì nó mới có thể phát huy được những công dụng của mình một cách tốt nhất, an toàn nhất. Nếu quá lạm dụng, sử dụng quá nhiều nước ép khổ qua trong một thời gian dài và nhiều thì sẽ có thể gây nên các tác dụng phụ như:
Giảm khả năng thụ thai và dễ gây sảy thai
Khổ qua và các loại thức ăn, nước ép khổ qua được cho là không nên hoặc hạn chế sử dụng đối với phụ nữ đang mang thai. Nước ép khổ qua có thể khiến cho dạ dày và dạ con co bóp, gây nên tình trạng sảy thai, sinh con non và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bà mẹ như có nguy cơ mắc các bệnh tử cung có sẹo, tử cung nghiêng.
Hạ đường huyết
Nước ép khổ qua có khả năng điều chỉnh lượng đường huyết trong cơ thể nhất là đối với những người bị huyết áp cao. Tuy nhiên nước ép khổ qua là một loại có thể gây nguy hại cho những người có huyết áp bình thường và huyết áp thấp. Những người này nếu uống nước ép khổ qua nhiều thì có thể gây nên tình trạng chóng mặt, hay lo âu, đau đầu và có thể dẫn đến hôn mê.
1. https://toptacdung.com/huong-vi-doc-dao-cach-che-bien-mon-hai-sam-kho-tung-buoc
2. https://toptacdung.com/1-trai-bap-bao-nhieu-calo
3. https://toptacdung.com/nuoc-gung-de-tu-lanh-bao-lau
Tăng men gan
Nếu sử dụng nước ép khổ qua trong một thời gian ngắn sẽ không ảnh hưởng tới gan, tuy nhiên nếu việc sử dụng nước ép kép dài thì có thể làm cho enzym gan tăng cao. Dẫn đến các rối loại khác của cơ thể như xơ vữa động mạch, kích động các mô tim mạch. Nếu như bạn có tiền sử mắc các bệnh về gan như xơ gan thì nên cẩn trọng khi sử dụng nước ép khổ qua.
Các tác dụng phụ nghiêm trọng
Nếu nấu nước ép mướp đắng chưa đủ chín thì có thể gây nên các tình trạng như nhức đầu, sốt, đau bụng, đau thắt lưng, khó thở, tim đập nhanh và nếu như không chữa trị kịp thời thì có thể dẫn đến suy thận cấp.Trong nước ép mướp đắng có chứa tính kiềm có thể phát tán độc tố trong cơ thể, buồn nôn, đau dạ dày, suy giảm thị lực, tiêu chảy,…
Ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em
Nhiều trẻ em đã bị hôn mê sau khi đã sử dụng trà khổ qua, nước ép khổ qua. Nước ép khổ qua có tác dụng phụ gây buồn nôn, chán ăn ở người lớn thì cũng ảnh hưởng nhiều hơn đối với trẻ em. Cho nên các bậc cha mẹ cần lưu ý điều này khi cho trẻ nhỏ sử dụng nước ép khổ qua.
Nhịp tim bất thường
Uống nước ép quá nhiều sẽ khiến cho máu trong cơ thể không được di chuyển đều đặn, sự trì trệ này sẽ dễ làm động máu trong tâm nhĩ, gây đau tim hoặc đột quỵ. Cục máu đông có thể rời tim theo động mạch lên não gây biến chứng tai biến mạch máu não. Những người bị rối loạn về tim mạch thì tốt nhất không nên hoặc hạn chế sử dụng nước ép khổ qua.
Tốt nhất thì bạn chỉ nên sử dụng khoảng 60 ml nước ép khổ qua mỗi ngày. Có thể làm hãm khổ qua với cỏ ngọt hoặc cam thảo để có thể làm giảm vị đắng cho dễ uống. Với cách này thì bạn chỉ nên dùng 100 ml hàng ngày. Nếu sử dụng mướp đắng trong một thời gian dài thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Nước ép khổ qua là một loại nước ép được khá nhiều người yêu thích, nó mang lại giá trị về sức khỏe cũng như làm đẹp cho con người. Bài viết Uống nước ép khổ qua có tác dụng gì? Uống nhiều có tốt không? đã giới thiệu cụ thể và chi tiết về loại nước ép khổ qua bổ dưỡng. Hi vọng bài viết sẽ là nguồn thông tin tham khảo hữu ích dành cho những ai đang cần.