Bạn đã biết loại rau nào ăn kèm với lẩu cá kèo ngon để tự mình chế biến cho gia đình cùng thưởng thức chưa? Nếu ăn lẩu cá kèo nhưng không chọn đúng loại rau sống ăn kèm thì sẽ khiến món ăn mất đi hương vị ngon của nó đấy. Sau đây toptacdung.com sẽ cung cấp duy nhất 7 loại rau này ăn kèm với lẩu cá kèo là ngon nhất để bạn tham khảo.
Toc
Đôi nét về con cá kèo
Cá kèo còn được gọi là cá bóng kèo, là loại cá thuộc họ Cá bống trắng, có đầu nhỏ, hình chóp, mõm tù hướng xuống phía dưới. Miệng của cá kèo hẹp, có nhiều răng, không có râu. Thân cá hình trụ dài, dẹp dần về phía đuôi có màu ửng vàng. Loài cá này thường sống chui rúc trong bùn và đào hang để cư trú. Chúng ăn các loại tôm nhỏ, giun, phiêu sinh vật…
Tại Việt Nam, cá kèo có nhiều ở miền Tây Nam Bộ, thịt cá mềm nên được dùng chế biến các món như lẩu cá kèo, cá kèo kho tộ, cá kèo nướng muối ớt, khô cá kèo. Thịt cá có hương vị rieng, trắng ngon và chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nên được nhiều người yêu thích. Cá sinh sản tự nhiên tại các bãi bồi ven biển khoảng từ tháng 4 – 9.
Duy nhất 7 loại rau này ăn kèm với lẩu cá kèo là ngon nhất
Tương tự như các loại lẩu khác, lẩu cá kèo nếu không được ăn kèm với các loại rau thì quả là một thiếu xót lớn. Rau giúp tăng vị thanh mát và giúp tạo thêm sự đẹp mắt cho món ăn. Món lẩu cá kèo sẽ khá phù hợp với các loại rau ăn kèm sau đây:
1. Rau nhút
Rau nhút còn được gọi là rau rút, rau có vị ngọt, tính hàn, không độc… thường được dùng chế biến món canh hoặc ăn với lẩu. Rau có tác dụng an thần, mát gan, giải nhiệt độc, trị nóng trong sinh mụn… Rau chứa nhiều vitamin, nhiều amine bổ dưỡng tốt cho sức khỏe của con người. Mùa hè ăn lẩu cá kèo cùng với loại rau này giúp thanh nhiệt cơ thể, làm thông huyết mạch, điều hòa tỳ vị, lợi tiểu, tiêu viêm, nhuận tràng…
2. Rau muống
Hầu hết trong tất cả các loại lẩu đều có rau muống ăn kèm, lẩu cá kèo cũng vậy. Loại rau này có vị khá dễ ăn, ai cũng có thể ăn được kể cả trẻ em. Rau lại có tác dụng ngừa táo bón, ngừa thiếu máu, chống tiểu đường, tốt cho mắt, tốt cho gan, ngừa ung thư… nên khi ăn kèm với lẩu cá kèo giúp bổ sung thêm vitamin, tốt cho sức khỏe.
3. Rau đắng
Rau đắng là rau có vị đắng đậm, hơi khó ăn nhưng thường được ăn kèm với các món lẩu, đặc biệt là lẩu cá kèo. Bởi vì vị đắng của loại rau này có thể làm giảm bớt mùi tanh khó chịu của cá, giúp giảm ngấy cho món ăn mà còn tốt cho sức khỏe. Ngoài nấu lẩu cá kèo, rau đắng còn thường được chế biến các món rau đắng nấu canh tôm, thịt bò trộn rau đắng, cháo cá lóc nấu rau đắng… vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng.
1. https://toptacdung.com/rau-ngo-xuan
2. https://toptacdung.com/mu-gon
3. https://toptacdung.com/ve-do-ruc-cua-tom-cang-do-na-uy
4. Hoa chuối
Hoa chuối cũng là một trong các loại rau ăn lẩu được nhiều người ưa chuộng, lẩu cá kèo người ta cũng thường ăn kèm với hoa chuối. Hoa chuối chứa nhiều chất dinh dưỡng, giàu vitamin A, C, E và các khoáng chất khác. Hoa chuối có tác dụng điều trị thiếu máu, trị bệnh tiểu đường, rối loạn tiêu hóa, làm giảm táo bón, giảm viêm nhiễm, giúp tăng sữa cho mẹ… Ăn hoa chuối với lẩu cá kèo không những ngon miệng mà còn mang lợi lợi ích tuyệt vời vậy tại sao chúng ta không thử phải không nào.
5. Giá đỗ
Giá đỗ cũng là loại rau bạn nên ăn kèm với lẩu cá kèo. Nó chứa nhiều chất oxi hóa, vitamin E, vitamin C giúp chống lại tia tử ngoại, tẩy sạch chấm đen trên da mặt, giúp da mặt bớt khô. Giá đỗ cũng rất giàu protein, chất béo của nó không gây đầy bụng, cung cấp axit béo cần cho tế bào não…Giá đỗ cũng khá dễ ăn, khi ăn với lẩu cá kèo giúp món ăn ngon miệng và đủ mùi vị hơn. Mỗi nồi lẩu cá kèo bạn nên cho khoảng 500g giá đỗ vào ăn kèm.
6. Rau bắp cải
Ban có thể cho rau bắp cải vào nồi lẩu cá kèo của mình cũng khá phù hợp. Loại rau này tốt cho tim mạch, tăng cường miễn dịch, giải độc cơ thể, tốt cho não, tốt cho mắt, chống viêm, khỏe xương cốt… Rau khá dễ ăn nên khi ăn kèm với cá kèo giúp bạn đỡ ngán mà trung hòa tốt hơn. Khi rửa rau bạn nên lưu ý rửa kỹ phần gốc vì nơi này rất dễ chứa vi khuẩn hoặc tốt nhất nên cắt bỏ 1 đoạn gốc đi rồi mới rửa sạch.
7. Các loại rau thơm
Muốn món lẩu cá kèo của bạn đủ mùi vị thơm ngon, hạn chế tình trạng ngán ngấy khi năn thì các loại rau thơm không thể thiếu được đâu nhé. Bạn có thể cho lá ngò, lá tía tô, rau ngổ điếc… vào nồi lẩu, những loại này có mùi thơm đặc trưng chắc chắn món lẩu của bạn sẽ càng hấp dẫn hơn đấy. Ngoài ra khi ăn lẩu cá kèo bạn cũng có thể cho thêm các loại khác vào ăn kèm như rau khoai lang, khoai tây, ngô… Điều này vừa giúp món ăn đầy đủ nhiều mùi vị hơn lại giúp đỡ ngán khi ăn.
Cách nấu lẩu cá kèo
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Bạn mua xương heo rửa sạch rồi chần sơ qua nước rồi rửa sạch lại một lần nữa và đem hầm khoảng 2-3 tiếng, trong khi hầm nhớ vớt bọt để loại phần bụi bẩn xót lại của xương. Cá kèo làm sạch và để nguyên con. Rau sống làm sạch, rửa với nước muối rồi để ráo nước.
Bước 2: Nấu lẩu cá kèo
Phi hành tỏi trong chảo cho thơm rồi đổ nước hầm xương heo vào đun sôi, thêm ít lá giang sao cho đủ độ chua. Khi lẩu đã chín thì nêm nếm cho vừa ăn. Sau đó, làm nước chấm cùng với ớt, tỏi băm thêm nước cốt chanh và đường để lát ăn cùng với lẩu.
1. https://toptacdung.com/la-cay-uong-mat-gan-giai-doc
2. https://toptacdung.com/an-thit-ga-hmong-co-tac-dung-gi-chua-benh-gi-co-tot-khong
3. https://toptacdung.com/tra-sua-de-tu-lanh-duoc-bao-lau
4. https://toptacdung.com/100g-1-chen-1-bat-yen-mach-bao-nhieu-calo
5. https://toptacdung.com/1-mieng-pho-mai-bao-nhieu-calo-an-nhieu-co-map-beo-khong
Bước 3: Thường thức món lẩu cá kèo
Khi ăn lẩu cá kèo bạn đặt lên bếp lẩu, cho một ít sa tế vào rồi lần lượt húng cá kèo, rau sống đến khi chín đều thì múc ra chén cùng thưởng thức món ăn. Nên ăn kết hợp cùng bún tươi để vừa no mà còn ngon miệng hơn là ăn không nhé.
Cá kèo có lượng chất đạm dễ tiêu hóa nên mẹ bầu vẫn có thể ăn được. Nó còn giúp chị em tránh được tình trạng xấu nhu tăng cần đột ngột. Nếu bà bầu ăn cả xương cá kèo sẽ giúp bổ sung canxi tốt cho quá trình mang thai. Còn khi ăn lẩu cá kèo mẹ bầu cần lưu ý xem thử các loại rau ăn kèm với nó có thật sự phù hợp với bầu không nhé.
Trên đây chúng tôi đã cung cấp duy nhất 7 loại rau này ăn kèm với lẩu cá kèo là ngon nhất và cách chế biến món ăn này để bạn tham khảo. Chúc bạn chế biến được món ăn thành công và có bữa ăn lẩu cùng gia đình vui vẻ, đầm ấm. Cảm ơn đã theo dõi bài viết của toptacdung.com và hẹn gặp lại trong những chủ đề tiếp theo.
Xem thêm:
- Loại rau ăn kèm với lẩu thập cẩm
- Loại rau ăn kèm với lẩu cá tầm
- Loại rau ăn kèm với lẩu thái hải sản
- Cây rau bợ là cây gì
- Rau bầu đất có tác dụng gì