Tác dụng của Cao Hổ Cốt là gì có lẽ nhiều bạn sẽ thắc mắc và muốn tìm tòi. Cao Hổ Cốt được biết đến là sản phẩm quý hiếm có tác dụng bồi bổ và hỗ trợ điều trị một số bệnh rất hiệu quả nên được nhiều người tìm mua sử dụng. Và sau đây toptacdung.com sẽ cung cấp top 4 tác dụng của Cao Hổ Cốt để bạn nắm rõ hơn về loại cao này nhé.
Mục lục
Cao Hổ Cốt là gì?
Cao Hổ Cốt hay còn được gọi là cao hổ, cao xương hổ, hổ cốt là loại cao được nấu và cô đặc từ xương của con hổ. Công đoạn chế biến Cao Hổ Cốt trải qua nhiều công đoạn phức tạp, là mặt hàng đắt đỏ với giá bán cao ngất ngưởng. Người ta sử dụng Cao Hổ Cốt làm thuốc đông y nhằm trị một số bệnh ở người.
Khác với các loại cao khác, Cao Hổ Cốt chỉ được nấu từ xương của con hổ thay vì nấu toàn bộ da và thịt. Trong cao hổ chứa chất đạm, canxi dạng photphat, collagen, calcium carbonat, magiesium phosphate, ge latin của cao hổ chứa 17 animo acid. Lượng axit trong Cao Hổ Cốt cao gấp 900 lần các loại xương động vật khác, tỷ lệ đạm phần cũng rất cao.
Top 4 tác dụng của Cao Hổ Cốt
1. Tác dụng bổ dương, trục phong hàn, trấn thống
Cao Hổ Cốt có tac dụng bổ dương, trấn thống, trục phong hàn, làm mạnh gân cốt, trừ tê thấp hiệu quả. Cao Hổ Cốt thường được sử dụng chữa các bệnh về chứng tê thấp, đau nhức gân xương, đi lại khó khăn, thoái hóa khớp xương hoặc chân tay co quắp thường xảy ra ở người lớn tuổi.
2. Phòng chống các bệnh liên quan đến xương khớp
Cao Hổ Cốt có công dụng bổ dưỡng cơ thể và phòng chống sự hình thành của bệnh liên quan đến xương khớp cho mọi đối tượng. Cao hổ có thể ngăn ngừa và điều trị bệnh viêm đa khớp thấp, thoái khớp gối, hư xương sụn cột sống cổ và thắt lưng, viêm cột sống dính khớp, viêm gân, viêm quanh khớp vai, loãng xương…
3. Hỗ trợ trị gãy xương lâu liền
Những ai bị hãy xương lâu liền sử dụng Cao Hổ Cốt giúp tình trạng chỗ bị gãy xương mau chóng lành lặn hơn. Nhưng trước khi dùng bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đang điều trị cho mình để đảm bảo an toàn hơn.
4. Tác dụng chống viêm, giảm đau, an thần của Cao Hổ Cốt
Theo các chuyên gia cho biết, tác dụng y dược của Cao Hổ Cốt giúp chống viêm, giảm đau, an thần hiệu quả. Cao có thể giúp cơ thể người ốm yếu nhanh chóng khỏe mạnh lại, tinh thần phấn chấn hơn. Nhưng cần sử dụng đúng liều lượng mới đạt hiệu quả như mong muốn.
Ngoài Cao Hổ Cốt dân gian còn thường sử dụng cao khỉ, cao ngựa bạch cũng có nhiều tác dụng chữa bệnh khá hiệu quả, bạn có thể tham khảo thêm để biết rõ công dụng của chúng.
Những ai không nên dùng Cao Hổ Cốt?
Cao Hổ Cốt có tác dụng tốt cho xương khớp và ngăn ngừa một số bệnh khác nhưng không phải bất cứ ai cũng có thể sử dụng được. Theo y học cổ truyền, cao hổ có tính nóng và trợ dương khá mạnh nên những ai bị mắc các chứng bệnh thuộc thể âm hư hỏa vượng thì không nên dùng.
Bên cạnh đó những người bị tăng huyết áp cũng không nên sử dụng Cao Hổ Cốt dù bất cứ trường hợp nào. Các loại cao hổ, gấu, ngựa… chỉ có tác dụng trừ phong thấp, đau gân giãn cốt chứ không có tác dụng bổ thận tráng dương nên bạn cần lưu ý.
Những người mắc các chứng bệnh liên quan đến gan, thận, tim mạch, đáo tháo đường… cũng không nên sử dụng Cao Hổ Cốt. Trong quá trình dùng Cao Hổ Cốt thì tuyệt đối không năn rau cải và uống nước chè vì sẽ gây nên những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Đồng thời mỗi ngày chỉ nên uống không quá 20ml rượu cao hổ là tốt nhất.
Cách dùng Cao Hổ Cốt
Cao Hổ Cốt nên được sử dụng với liều lượng 6-12g/ ngày, thái thành miếng nhỏ ngậm cho tan trước khi đi ngủ hoặc có thể ngâm với rượu để uống. Nếu dùng điều trị bệnh thì cần thực hiện đúng với chỉ định của thầy thuốc tùy theo từng loại bệnh, độ tuổi.
Nếu dùng Cao Hổ Cốt để bồi bổ sức khỏe thì đàn ông 40 tuổi, phụ nữ 35 tuổi, thận khí bắt đầu suy, xương cốt không còn được nuôi dưỡng tốt nên dễ mắc các bệnh về xương như loãng xương… Lúc này cần dùng Cao Hổ Cốt để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tốt nhất nên dùng rượu ngâm Cao Hổ Cốt để bồi bổ sức khỏe.
Cách ngâm rượu Cao Hổ Cốt như sau:
Cao Hổ Cốt được ngâm thuần túy hoặc được phối với những dược thảo khác như toa hổ cốt mộc qua tửu đặc trị để khu phong, bớt đau nhức, khử chứng thấp hàn, cường cân kiện cốt hoặc toa hổ cốt nhân sâm tửu. Khi ngâm rượu dùng từ 1 đến 4 lạng ta trong một lít rượu. Có thể dùng rượu gạo hoặc rượu vodka.
Những nguyên liệu ngâm rượu không cần tán bột mà chỉ cần cắt khúc nhỏ để dưỡng chất dễ tan ra trong rượu. Ngâm càng lâu càng tốt, từ 3 tháng có thể sử dụng được nhưng nếu để khoảng 6 tháng đến 1 năm thì rượu càng thấm, càng bổ hơn nữa.
Cao Hổ Cốt giả và cách phân biệt
Cao Hổ Cốt là loại cao quý nên được nhiều người tìm kiếm mua để sử dụng vào mục đích chữa bệnh của mình. Tuy nhiên nhiều người tìm cách chế biến ra Cao Hổ Cốt giả để thu lợi nhuận, đánh lừa người mua hàng. Các thủ đoạn tạo cao giả gồm:
Tráo đổi thành phần xương hổ hoặc pha chế để giảm tỷ lệ xương thật: Sử dụng các loại cao xương động vật khác như trâu, bò, heo, chó… nấu thành cao giả dạng là Cao Hổ Cốt và bán với giá cao. Hoặc sử dụng xương hổ thật nhưng tỷ lệ rất thấp trộn cùng các loại xương khác, thậm chí có pha thêm thuốc phiện.
Dùng các kỹ xảo đánh bóng, gọt giũa xương động vật khác giả làm xương hổ để bán. Vì xương gấu giống với xương hổ nên được sử dụng nhiều nhất. Hoặc xương trâu, xương bò, xương chó, xương heo… cũng được giả mạo một cách tinh xảo.
Cách khác, người ta chế biến một số động vật thành hổ tươi nguyên con, ướp lạnh và đem bán. Thường chọn những con chó hung dữ, có vóc dáng to lớn, mõm ngắn, đầu tròn… đem nhuộm lông, uốn xương, tạo dáng cho giống với hình hài của con hổ và bán với giá cao.
Thủ đoạn khác, người ra trộn Cao Hổ Cốt cùng với một số thuốc Tây có tác dụng chống viêm, giảm đau mạnh để đánh lừa người sử dụng. Đặc biệt là trộn thuốc phiện rất dễ gây nghiện. Ngoài ra người ta còn dùng bột xương hoặc các loại cao thực vật khác trộn với Cao Hổ Cốt tạo thành màu sắc đẹp, mềm, tỷ trọng lớn hơn cao hổ thật.
Cách phân biệt Cao Hổ Cốt thật hay giả
Theo kinh nghiệm dân gian, cao hổ thật thì ngọn cỏ tươi cắm trên mặt cao phải héo úa hoặc khi cho chó ngửi chúng sẽ bỏ chạy. Hoặc cho chó tiếp xúc với bộ xương hổ, chó sẽ rên và co rúm lại vì bản chất của chúng sợ hổ.
Cách khác, người uống cao sẽ thấy một luồng khi nóng chạy khắp cơ thể hoặc khi pha vào rượu có màu đục như nước gạo. Khi uống có vị ngầy ngậy thoảng qua tại vị trí cuống họng hoặc khi lấy bật lửa đốt cao cho chảy vào cốc nước, tia cao không tan và chảy xuống đấy ly. Nếu có các hiện tượng trên thì chính là Cao Hổ Cốt thật. Tuy nhiên đây cũng chỉ là những cách nhận biết theo kinh nghiệm dân gian, còn khoa học thì vẫn chưa chứng minh được.
Qua bài viết chúng tôi đã cung cấp top 4 tác dụng của Cao Hổ Cốt và một số thông tin liên quan khác để bạn tham khảo. Lưu ý trước khi sử dụng bạn nên kiểm tra thật kỹ và tham khảo ý kiến chuyên gia để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Xin chân thành cảm ơn và hẹn gặp lại ở những chủ đề tiếp theo của toptacdung.com.
Xem thêm:
- Cao khỉ để được bao lâu mà không bị mất chất
- Top 5 tác dụng của gà ác