Xưa nay nhiều người thường đã nghe đến tên nhưng lại chưa biết rõ cây rau bợ là cây gì? Có hoa không? Có tác dụng chữa bệnh gì? Loại cây này có tác dụng chữa được nhiều bệnh khá hiệu quả. Và để tìm hiểu kỹ hơn về loại cây này mời bạn theo dõi bài viết sau đây của toptacdung.com nhé.
Mục lục
Cây rau bợ là cây gì? Có kho không?
Rau bợ còn được gọi với tên khác là rau bợ nước, cỏ bợ, cỏ chữ điền. Cây này có tên khoa học là Marsilea Quadrifolia L, thuộc họ Tần, bộ dương sỉ. Rau bợ mọc hoang ở những nơi ẩm ướt hoặc ở dưới nước. Cây có thân cuống dài khoảng 5-15cm, thân rễ bò mảnh mang theo từng nhóm 2 lá một. Rễ của cây rau bợ hình thành từng chùm, mọc ở phần gốc và gốc lá, rễ non trắng, mảnh mai khi cây già có màu vàng nâu.
Cây rau bợ là cây thảo dược thuộc cỏ bán thủy sinh, thuộc ngành dương sỉ nên không có hoa. Cây có chỉ có lá giống loài me đất, 4 lá xếp chụm với nhau, lá sính sản và vươn cao trông khá giống với hoa mang quả bào tủ. Loài cây này có nhiều tác dụng đặc biệt, để biết đó là những công dụng gì mời bạn theo dõi phần tiếp theo của bài viết.
Cây rau bợ có tác dụng chữa bệnh gì?
Chữa nóng trong người, sinh mụn nhọt
Những người bị chứng nóng trong người, sinh mụn nhọt dùng khoảng 18-20g rau bợ tươi rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt. Có thể thêm một ít nước vào vắt, sau đó hòa vào một ly nước chia thành 3 lần uống trong ngày. Còn bã của rau bợ đắp lên chỗ mụn nhọt, sau vài ngày mụn sẽ xẹp và lành lặn.
Chữa bí tiểu, tiểu nóng
Sử dụng nửa kí rau bợ để cuống đem phơi khô tự nhiên, cứ mỗi ngày dùng khoảng 16g rau bợ khô đem sắc với 3 bát nước đến khi còn 1 bát. Chia thành 3 lần uống, mỗi lần uống cách nhau tầm 3 giờ đồng hồ, uống khoảng 2-3 ngày bệnh tình sẽ giảm. Và số rau bợ khô còn lại cứ 3 ngày sắc uống 1 lần với liều lượng uống như trên.
Chữa bạch đới ở nữ giới
Dùng khoảng 20g rau bợ khô sắc trong 3 bát nước đến khi còn 1 bát thì chia thành 3 lần uống trong ngày. Cứ mỗi lần uống cách nhau khoảng 3-4h đồng hồ và uống khi còn nóng. Ngoài ra, dùng khoảng 32g rau bợ khô nấu trong một nồi nước rồi pha thêm nước lạnh sao cho nước âm ấm và âm mình trong đấy. Ngoài ra với những phụ nữ tiền mãn kinh thì nên tham khảo tác dụng của cây rau dừa nước để tránh những ảnh hưởng cho cơ thể.
Chữa chứng sưng đau vú ở phụ nữ
Dùng 1 nắm rau bợ tươi đem rửa sạch, giã nát rồi trộn với một ít nước vắt lấy nước cốt. Tiếp theo đem hòa vào một ly nước đun sôi để nguội, cứ mỗi ngày chia làm 2 lần uống còn bã của nó đem đắp lên chỗ sưng đau. Khoảng 2-3 ngày dùng đúng cách bạn sẽ thấy chứng sưng đau vú của mình có chuyển biến tích cực hơn nhiều.
Chữa tắc ti sữa
Dùng khoảng 20g rau bợ đã phơi khô sắc nước uống, sắc còn 1 bát chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống cách nhau khoảng 4 giờ, bã rau thì lấy vải bọc chườm vuốt xuôi từ trên vú xuống khi còn đang nóng. Sau vài ngày uống chứng tắc ti sữa của bạn được cải thiện lên trông thấy.
Trị đáo tháo đường, tiêu khát
Sử dụng rau cỏ bợ khô và thiên hoa phấn với lượng bằng nhau rồi đem tán nhỏ xong hòa với sữa uống. Cách này có tác dụng hỗ trợ trị bệnh đái tháo đường và tiêu khát khá hiệu quả. Bạn cũng nên ăn nhiều rau khoai lang có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và giúp thanh nhiệt cơ thể cực kỳ tốt cho cơ thể đấy.
Sưng lở, nổi mẫn do nhiệt
Cây rau bợ còn có tác dụng trị sưng lở, nổi mẫn do nhiệt nhanh chóng và hiệu quả. Bạn chỉ cần dùng rau bợ tươi đem giã nát để xoa hoặc vắt lấy nước uống là bệnh tình sẽ thuyên giảm đáng kể.
Bài viết liên quan:
Sỏi thận, sỏi bàng quang
Đem rau bợ tươi giã nát, cho thêm ít nước rồi gạn lấy nước uống vào buổi sáng. Cứ uống mỗi lần một bát sau 5 ngày bệnh tình sẽ giảm đi đáng kể. Ngoài ra, có thể kết hợp với cây ngải cứu 10g, 20g ngọn non cây dứa dại, 10g phèn đen để uống để trị chứng sỏi thận và sỏi bàng quang. Ngoài ra tác dụng của cây rau kèo nèo cũng chữa sỏi thận tiết niệu ban có thể tham khảo thêm.
Chữa sốt rét
Chuẩn bị khoảng 50-60g cây cỏ bợ sao vàng lên rồi sắc lấy nước uống trước khi cơn sốt rét phát tác khoảng 2-3 tiếng đồng hồ. Hoặc bạn có thể dùng cỏ bợ đem vò nát rồi nhét vào mũi để phòng cơn sốt rét phát tác. Tuy nhiên đây chỉ là cách tạm thời, nếu bị sốt rét tốt nhất hãy đưa bệnh nhân vào bệnh viên để bác sĩ điều trị hiệu quả và dứt điểm hơn. Ngoài ra với những bạn bị cảm cúm thông thường thì có thể dùng cây rau ngò ôm để điều trị là được.
Chữa thổ huyết
Nếu bị thổ huyết bạn hãy đùng 60g cau rau bợ tươi kết hợp 1 cái gan vịt. Sau đó giã nát rồi thêm nước vào đun sôi lên để uống, chứng thổ huyết sẽ nhanh chóng được trị dứt điểm.
Thanh nhiệt, giảm viêm
Cây rau bợ có tác dụng thanh nhiệt và giảm viên khá hiệu quả. Bạn chuẩn bị khoảng 50g rau bợ, 50g rau muống chế biến nấu canh ăn khoảng 7-10 ngày hoặc đến khi nào hết bị viêm phù thì ngưng dùng. Bài thuốc này áp dụng cho các trường hợp viêm thận cấp tính, mạn tính, phù so suy tim, phù do tỳ trợ vận kém…
Chữa bệnh an thần, giúp ngủ ngon
Những ai ngủ không ngon giấc, tinh thần không ổn định thì nên dùng cây cỏ bợ để điều trị dứt điểm chứng bệnh này. Dùng khoảng 30-50g cây rau bợ, 20g lá vông non đem nấu canh ăn trong khoảng 5-7 ngày. Tác dụng của bài thuốc này là nâng cao chính khí, an thần giúp đầu óc thư giãn, thần kinh ổn định, nhuận tràng và gây buồn ngủ. Nếu đầu óc quá căng thẳng bạn cũng nên sử dụng cây kỷ tử với những bài thuốc dân gian do chuyên gia đưa ra để cải thiện tình trạng sức khỏe tốt hơn.
Phòng ngừa loãng xương, tốt cho xương
Bạn cũng có thể dùng câu rau bợ nấu với cua đồng ăn nhu canh có tác dụng an thần, bồi bổ dinh dưỡng, kích thích quá trình tổng hợp để phát triển và tái tạo các tế bào xương. Những người bị loãng xương, gãy xương, trẻ em bị còi xương, chậm phát triển, người mới ốm dậy, suy nhược cơ thể… nên ăn nhiều canh cua rau bợ.
Lưu ý khi chữa bệnh bằng cây rau bợ
– Cây rau bợ thường mọc sâu dưới bùn đất nên khi sử dụng để chữa bệnh hoặc chế biến đồ ăn bạn chỉ nên dùng phần thân và lá non. Lưu ý cần rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng để làm giảm đi vị tanh của bùn.
– Cây rau bợ là cây mang tính hàn nên những người tỳ vị, hư nhược hoặc tỳ thận dương hư nhược có biểu hiện như lạnh bụn, ăn uống trích tệ, đi ngoài phân lỏng, khó tiêu, chân tay lạnh thì không nên dùng rau bợ dù nhiều hay ít. Lưu ý là cỏ me chua có lá hình tim rất giống với cây rau bợ nên bạn cẩn thận khi phân biệt hai loại cây này nhé.
– Ngoài ra bạn nên ăn ít chất béo có nhiều cholesterol, giảm lượng muối khi chế biến thức ăn, uống đủ nước mỗi ngày. Đồng thời tăng cường luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe không chỉ trong quá trình điều trị bệnh bằng cây ra bợ mà nên thực hiện xuyên suốt để có sức khỏe tốt.
Với những chia sẻ trên đây chúng tôi đã giải đáp cho các bạn biết được cây rau bợ là cây gì? Có hoa không? Có tác dụng chữa bệnh gì? Đồng thời cung cấp thêm những thông tin cần thiết để bạnh tham khảo. Mời bạn truy cập thêm vào website toptacdung.com thường xuyên để cập nhật thêm những thông tin, kiến thức hữu ích khác nữa nhé.