Việt Nam chúng ta được mẹ thiên nhiên vô cùng ưu ái ban tặng cho những loại thực vật vô cùng có ích. Trong số đó có một loại rau rừng mang tên cây bồn bồn. Vậy Bồn bồn là cây gì? Có tác dụng gì? Chế biến nấu món gì ngon bổ. Hãy cùng toptacdung.com khám phá nhé.
Mục lục
Bồn bồn là cây gì?
Tên gọi
Trong dân gian nó còn có những cái tên khác như hương bồ, đuôi mèo hoặc cỏ nến.
Nguồn gốc và phân bố
Bồn bồn sinh sống trong các đầm, các sông. Chúng ưa nước giống như cây rau muống vậy. Chính vì thế mà những nơi như ao hồ, sông suối thường là vị trí thích hợp cho loại cây này phát triển. Ở Việt Nam, cây bồn bồn phân bố chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ. Bởi điều kiện tự nhiên thích hợp nên chúng mọc hoang rất nhiều ven các vùng ngập nước. Chúng ta rất dễ tìm thấy chúng ở các tỉnh như Bạc Liêu, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Cà Mau,… Tuy nhiên, nguồn nước quá nhiều phèn cũng không phải là điều kiện thuận lợi cho cây phát triển. Bởi lí do đó mà nó chỉ tập trung chủ yếu ở vùng nước ngọt, phù sa.
Ở trên thế giới, nó đa phần mọc chủ yếu ở các nước thuộc bán cầu bắc. Nó xuất hiện ở các quốc gia như: Úc, Malaysia, New Zeland, Indonesia và cả Việt Nam, …
Đặc tính
Bồn bồn là loại cây thân thảo sống lâu năm, ưa nước ngọt. Nó có vị cam, tính bình. Thường phát triển tốt vào mùa mưa ở các tỉnh miền Tây. Nó chỉ hấp thụ những thành phần sẵn có chứa trong nguồn đất. Chính vì thế, cây rất lành tính và dễ chăm sóc. Người ta thường thu hoạch những cọng non vào độ tháng năm đến hết mùa mưa. Người ta thường thu hoạch về rồi bỏ lá lấy phần lõi bên trong. Chỉ sau 7 ngày ngâm với nước vo gạo chứa muối là đã có thể sử dụng được.
Thành phần cấu tạo
- Nhìn bề ngoài cây bồn bồn trông khá giống với cây cói. Chiều cao của thân cây có thể tầm từ 100 cho đến 200cm. Thậm chí còn có thể cao hơn ở các nước khác.
- Lá bồn bồn dài và nhỏ như lá lúa, nhìn hao hao lá của cây sả.
- Hoa của nó rất giống đuôi mèo có lông. Hoa cái thường có màu nâu nhạt còn hoa đực lại là nâu đậm có pha chút vàng.
- Quả bồn bồn không lớn và có dạng hình thoi.
Cây bồn bồn có công dụng gì?
Loại cây này đa chức năng. Vừa dùng làm rau ăn rất ngon, vừa là thành phần của nhiều bài thuốc vô cùng quý.
Công dụng chữa bệnh
- Điều trị các bệnh về tai, đặc biệt là bệnh tai bị chảy máu thường gặp ở trẻ nhỏ.
- Chữa các bệnh lí của phụ nữ liên quan đến hiện tượng kinh nguyệt không ổn định.
- Giúp bảo vệ và chăm sóc thai nhi.
- Phấn hoa của loại cây này cũng có rất nhiều công dụng. Bao gồm điều trị chứng ho ra máu, chảy máu cam, nôn ra máu, tiêu viêm.
- Ngoài ra khi bị tức ngực, đau hông cũng có thể dùng loại cây này rất có hiệu quả.
Một số bài thuốc quý có liên quan đến cỏ bồn bồn
- Khi bị ho, khạc ra máu bạn có thể dùng cây tóc rối, cỏ bồn bồn mỗi vị 4 g đem chiêu thuốc với củ sinh địa.
- Đối với bệnh tai chảy mủ, mỗi ngày rắc vào tai hỗn hợp bột mịn. Hỗn hợp đó bao gồm cây bồn bồn phơi khô đã tán thành bột mịn.
- Những người bị thổ huyết dùng bồn bồn sao đen, mỗi lần uống dùng khoảng 5g.
- Khi bị chảy máu cam dùng thanh đại và cây bồn bồn sao đen, mỗi vị khoảng 4g, đem sắc nước để uống. Bài thuốc này chỉ dùng một lần khi bị bệnh. Trường hợp gặp chứng mũi chảy máu lâu ngày, có thể áp dụng cách sau. Trộn đều cây bồn bồn đã tán mịn với hoa thạch lựu dạng bột. Chia 2 thứ lần lượt theo tỷ lệ 3 : 1. Sau đó chia ra mỗi ngày uống khoảng 4g thuốc dạng bột hòa vào nước uống. Uống 2 lần trong ngày, vào buổi tối và sáng.
- Bài thuốc giúp chữa trị bệnh sưng lưỡi khắp miệng. Cách thức rất đơn giản. Chỉ cần đặt bồn bồn dưới lưỡi. Thay hai đến ba lần trong ngày. Thế là có tác dụng hiệu quả. Hoặc có thể nghiền lấy nước cây bồn bồn rồi bôi trực tiếp lên lưỡi.
- Nếu muốn điều trị những bệnh phụ nữ. Cách làm là luyện mật làm viên thuốc để uống. Thành phần bao gồm lá lốt tẩm muối sao lên và bồn bồn sao. Mỗi ngày có thể uống 25- 30 viên bằng hạt đậu.
- Đối với bệnh thường xuyên khạc ra máu bạn áp dụng cách sau. Dùng lá sen và bồn bồn, tỷ lệ ngang nhau. Sau đó tán thành bột, uống mỗi lần khoảng 10g.
Công dụng làm món ăn
Đến mùa bồn bồn là những món ngon từ rau bồn bồn lại được chế biến. Rau bồn bồn có thể làm ra nhều món vô cùng đặc sắc và phong phú. Món dưa bồn bồn đậm chất đặc sản Cà Mau. Hay là nấu cùng các loại lươn, cá thịt, tôm, làm gỏi đều ngon. Bên cạnh đó những món chay được biến tấu từ loại cây này cũng vô cùng tuyệt vời. Mâm cơm gia đình sẽ không hấp dẫn nếu thiếu sự xuất hiện của loại rau vừa ngon lại vừa bổ này. Vốn là loại rau, dạng dưa cũng rất dễ ăn. Chính vì thế đây sẽ lựa chọn tốt nhất cho bạn nếu muốn thay đổi khẩu vị hàng ngày. Dưới đây sẽ là bật mí về một số món ngon từ bồn bồn cho bạn.
Gỏi bồn bồn chua cay
Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm các thành phần sau. Bồn bồn đã thu hái, loại tươi, non thì càng tốt, cần khoảng 300g. Một lạng thịt lợn ba chỉ hoặc thịt vai, má tai heo đều được. Một lạng tôm tươi, khoảng 1 củ cà rốt đã được ngâm chua. Thêm khoảng 100g đậu phộng. Rau răm, rau mùi, hành lá, đường, nước mắm, tỏi ớt, chanh.
Cách làm: Bồn bồn tươi đem bỏ lá, lấy phần ở trong. Rồi đem đi rửa sạch, cắt khúc tầm 4 đến 5 cm. Tiếp tục ngâm với nước lạnh rồi chờ vớt ra vắt khô, trụng lại với nước sôi. Đồng thời, đem tôm và thịt rửa sạch, luộc chín. Sau khi đã chín, đem thịt thái mỏng, tôm lột vỏ rồi cắt nhỏ. Đậu phộng bạn rang vàng cho chín đều rồi giã nhuyễn. Trộn các thứ lại thật đều, bao gồm cả cà rốt chua thái sợi. Làm hỗn hợp nước mắm, chanh, đường, tỏi đâm sẵn. Sau đó, đem hỗn hợp nước mắm rót vào tô gỏi. Nêm nhiều hay ít tùy vào khẩu vị của mỗi người.
Bài viết liên quan:
Món bồn bồn xào bò
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Ngòi bồn bồn tươi 400g, thịt bò 200g, rau cần, hành củ, hành lá, tỏi, nước mắm, bột nêm, mì chính, đường, dầu.
Cách làm: Đầu tiên đem bồn bồn, rau, thịt rửa sạch. Sau đó, thịt thái lát mỏng, bồn bồn cắt khúc khoảng 10cm. Rau cần cũng cắt ngắn khoảng 5 cm. Phi hành tỏi cho thơm rồi cho thịt vào xào khoảng 2 phút. Cho rau bồn bồn và rau cần vào, đồng thời nêm hạt nêm, nước mắm, đường và mì chính vào. Đảo đều khoảng 5 phút, cho rau thơm vào và tắt bếp.
Công dụng khác
Ngoài tác dụng làm thuốc, làm món ăn, bồn bồn còn có những công dụng khác khiến bạn cảm thấy bất ngờ. Lá cây bồn bồn có thể dùng để làm tấm lợp nhà, hoặc làm thuyền buồm ở một số quốc qia. Bên cạnh đó, nó còn rất hữu ích với môi trường, chống xói mòn đất từ rễ. Chim muông lấy lá làm tổ, bồn bồn còn có khả năng lọc nước.
Như vậy, chúng ta vừa cùng nhau khám phá ra Bồn bồn là cây gì? Có tác dụng gì? Chế biến nấu món gì ngon bổ? Hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức để vận dụng nó vào đời sống hàng ngày.
Xem thêm:
Ăn Quả Trứng Cá Có Tác Dụng Gì? Ăn Nhiều Có Tốt Không?