Top 10 tác dụng nước ép lá tía tô đối với sức khỏe
Toc
Hiện nay có rất nhiều cách và nhiều thực phẩm mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe con người. Tôi sẽ giới thiệu cho bạn một trong những giá trị dinh dưỡng đó bạn đều rất quen thuộc nhưng lại không chú ý tới, chẳng hạn như lá tía tô ngoài chế biến nấu ăn mọi người còn lấy làm nước ép. Tác dụng của nước ép tía tô đối với sức khỏe rất nhiều mà chúng ta không ngờ tới .
Tía tô là loại thực phẩm gì?
Tía tô, có tên khoa học là Perilla fructescens, thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae hay Labiatae) giống như rau húng.
Tía tô là một loại rau gia vị vô cùng quen thuộc. Loại rau này không chỉ sử dụng để ăn sống, làm nguyên liệu chế biến món ăn mà nó còn được dùng để nấu nước uống.
Ở Việt Nam bạn thường gặp 2 loại tía tô:
-Loại tía tô có mép lá phẳng, màu tím nhạt và ít thơm.
-Loại tía tô có mép lá quăn, màu tím sẫm và hương thơm mạnh,loại này có giá trị sử dụng cao hơn.
Đặc tính tía tô trong Đông y
Mỗi bộ phận của cây tía tô đều có công dụng riêng trong y học cổ truyền, cụ thể là:
Lá tía tô: Có tên gọi trong Đông y là tô diệp. Người ta thường hái 2 lần lá già chứa cả phần cuống, mỗi lần cách nhau một tháng, sau đó đem sấy nhẹ hoặc phơi ở nơi mát cho đến khi nào khô mà vẫn giữ được màu sắc và hương vị.
Cành cây tía tô: Có tên gọi trong Đông y là tô ngạnh. Người ta thu hoạch thân cành chính (không lấy những cành nhỏ) sau khi đã hái lá lần thứ hai, tách phần rễ để riêng và cắt thân cành thành nhiều đoạn dài từ 5 – 10cm. Sau đó, đem phơi hoặc sấy khô. Dược liệu này được sử dụng cho mục đích: chữa động thai, băng huyết, sưng vú, suy nhược thần kinh,….
Quả cây tía tô: Có tên gọi trong Đông y là tô tử. Người ta hái quả từ những cây tía tô được trồng cho mục đích lấy quả, hoặc từ những cây chưa hái lá hay đã hái ít lá vào lần thứ nhất. Sau đó, họ đem sấy khô hoặc phơi. Dược liệu này thường được sử dụng để chữa ho có đờm, ho hen lâu ngày, mày đay, viêm phổi,….
Rễ cây tía tô: Có tên gọi trong Đông y là tô căn,thu hoạch cành thì phần rễ được cắt riêng, đem thái nhỏ, rồi được phơi hoặc sấy khô. Dược liệu này giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy, giảm bầm máu, sưng tấy,….
1. https://toptacdung.com/rau-an-kem-lau-ca-keo
2. https://toptacdung.com/gao-de-duoc-bao-lau
3. https://toptacdung.com/cua-pha-le-uc-mon-qua-tu-dai-duong
Tác dụng thông dụng tía tô và tác dụng của nước ép tía tô
Tía tô là một loại rau hằng ngày được sử dụng trong chế biến món ăn,bên cạnh đó có công dụng tốt chữa bệnh trong Y học cổ truyền vì có một số tác dụng nổi bật như sau:
Lá tía tô dùng làm dược liệu thường có mùi thơm, vị cay, tính ấm, không độc và được dùng để chữa cảm sốt, khó chịu trong người, ho do cảm lạnh, cảm cúm, đau bụng, tiêu chảy,….
Giúp điều trị các bệnh ngoài da, uống nước lá tía tô cũng có tác dụng ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn, giúp bệnh nhân có được cảm giác dễ chịu hơn.Mề đay, mẩn ngứa khiến người bệnh vô cùng khó chịu, việc điều trị triệt để tình trạng này còn khá khó khăn nhưng nhờ có công dụng của tía tô đã trợ giúp bệnh nhân và bác sĩ phần nào trong quá trình điều trị.
Cách dùng thường thấy sau khi đun nước uống, bạn cũng có thể tận dụng luôn phần bã lá tía tô để đắp lên vùng da nổi mẩn để tình trạng ngứa được cải thiện hơn nhé
Tía tô còn có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị bệnh mề đay và dị ứng.Tinh chất có tính kháng khuẩn cao cùng với nhiều loại vitamin (A, B1, B4, B6, C,…) và chất khoáng (sắt, kẽm,…) nên tía tô có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh da liễu, gồm cả bệnh mề đay, vì tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm và tăng cường hệ miễn dịch.
Tía tô cũng làm dịu đi một số triệu chứng dị ứng (như hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mắt,…) cũng như điều trị các chứng mẫn cảm và dị ứng theo mùa đã được chứng minh.
Vì trong lá tía tô chứa thành phần axit rosmarinic, axit alpha-lineolic, quercetin và luteolin: có tác dụng trong việc ngăn chặn quá trình sản xuất histamine và làm giảm cytokine, làm hạn chế tình trạng xuất hiện dị ứng trên cơ thể đồng thời giảm viêm hiệu quả.
Hỗ trợ điều trị bệnh gout
Thành phần của lá tía tô có chứa tới 4 hoạt chất có thể làm giảm đáng kể enzym xathin oxidase vốn là nguyên nhân hình thành axit uric gây nên bệnh gout.
Chính bởi vậy, việc uống nước lá tía tô đều đặn, hợp lý sẽ giúp ích rất nhiều cho bệnh nhân gout.
Ngoài ra, hỗ trợ điều trị hen suyễn
Một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Archives Of Allergy And Immunology cho thấy, chiết xuất từ tía tô có hiệu quả tích cực trong việc điều trị hen suyễn. Các hoạt chất này có thể làm tăng khả năng lưu thông khí, cải thiện chức năng phổi, hỗ trợ điều trị hen suyễn.
Hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Thành phần của lá tía tô có nhiều chất xơ, khoáng chất, vitamin cùng protein thực vật nên hỗ trợ rất lớn vào quá trình hoạt động của dạ dày, giúp đẩy nhanh chuyển hóa và trao đổi chất. Chính vì thế, uống nước lá tía tô có thể làm tăng hoạt động đốt cháy mỡ thừa và đào thải chất béo ra khỏi cơ thể.
Làm trắng da, ngăn ngừa lão hóa , trong lá tía tô có chứa hoạt chất Priseril có tác dụng thanh lọc, cải thiện màu sắc da, đồng thời loại bỏ các tế bào chết, từ đó giúp da trắng sáng, đều màu.
Có chứa vitamin E, rất tốt trong việc duy trì và tăng cường độ ẩm cho da, giúp da mịn màng hơn, tươi trẻ hơn.
Tía tô cũng chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao nên có thể ngăn ngừa và làm chậm quá trình lão hóa.
1. https://toptacdung.com/1-trai-bap-bao-nhieu-calo
2. https://toptacdung.com/banh-quy-cosy-bao-nhieu-calo
3. https://toptacdung.com/rau-xuong-ca-la-rau-gi
Những lưu ý khi sử dụng tía tô
Tuy tía tô có công dụng tốt đến sức khỏe nhưng bạn cũng nên lưu ý hơn trong cách sử dụng loại rau này, như:
Tránh sử dụng lá tía tô khi đang bị tiêu chảy: Vì tía tô có công dụng tốt cho hệ tiêu hóa nên sẽ làm tình trạng tiêu chảy có thể nặng hơn.
Có thể gây dị ứng đối với một số người: Không chỉ việc ăn tía tô mà nhất là việc sử dụng tinh dầu tía tô cũng có thể gây dị ứng với một số người. Vì thế, bạn nên thoa một lượng nhỏ trên da tay để xem phản ứng da ra sao trước khi dùng tinh dầu hoặc ăn lá tía tô. Làm tăng việc đổ mồ hôi, tăng huyết áp,… và nhất là những người đang có vấn đề về sức khỏe thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Uống nước ép tía tô đúng cách sẽ giúp bạn có được làn da trắng sáng, đầy lôi cuốn. Lý do là bởi, trong lá tía tô có chứa hoạt chất Priseril có tác dụng thanh lọc, cải thiện màu sắc da, đồng thời loại bỏ các tế bào chết, từ đó giúp da trắng sáng, đều màu.
Tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời: Khi sử dụng tinh dầu tía tô trên da sau ít nhất 1 tiếng, thì bạn mới có thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Ngoài ra, lá tía tô cũng có chứa vitamin E, có tác dụng rất tốt trong việc duy trì và tăng cường độ ẩm cho da, giúp da mịn màng hơn, tươi trẻ hơn.
Nhưng tránh lạm dụng tía tô trong việc cải thiện nhan sắc quá nhiều : Việc lạm dụng tía tô dưới bất kì hình thức nào cũng đều gây ra tác dụng phụ. Cụ thể tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời trực tiếp : Khi sử dụng tinh dầu tía tô trên da sau ít nhất 1 tiếng, thì bạn mới có thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Sống khỏe mạnh chăm sóc sức khỏe với chúng ta thời điểm nào cũng quan trọng có thể nói là chăm sóc bản thân trọn đời. Tiá tô là loại thực vật gần gũi dễ kiếm và dễ mua giá thành rẻ, thậm chí có thể tự trồng tại nhà, lại mang nhiều công dụng giá trị bạn nên tìm hiểu kỹ khi muốn áp dụng cho việc làm đẹp và nghe lời bác sĩ khi áp dụng chữa trị bệnh .
Tận dụng giá trị tác dụng của nước ép lá tía tô đối với sức khỏe. Mang lại các phương pháp làm đẹp và phương pháp chữa trị trợ giúp cải thiện tình trạng bệnh tình cho bạn hay người thân. Bạn có thể chia sẻ bài viết này với bạn bè người thân để lan tỏa tác dụng của loại thực vật có giá trị này nhé. Chúc bạn nhiều sức khỏe mong bài viết sẽ giúp đỡ bạn hiểu rõ những tác dụng của lá tía tô đối với sức khỏe chúng ta.