Những người đang bị bệnh nói chung và những người mắc bệnh tiểu đường nói riêng đều không chỉ cần tuân theo lịch trình uống thuốc đúng liều lượng do bác sĩ kê mà còn cần một thực đơn ăn uống hợp lý. Với những người bị bệnh tiểu đường mà lại thích ăn hải sản như tôm, cua ghẹ có lẽ sẽ quan tâm đến ảnh hưởng của các loại thực phẩm này đến bệnh tình của mình. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây, liệu người bị bệnh tiểu đường có ăn tôm, cua, ghẹ được không?
Mục lục
Bệnh tiểu đường là bệnh gì?
Để hiểu rõ hơn về việc thực phẩm tôm, cua, ghẹ có tốt cho bệnh nhân tiểu đường hay không, bạn cần tìm hiểu về loại bệnh này. Bệnh tiểu đường là gì? Nguyên nhân và hệ quả của bệnh tiểu đường ra sao?
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường hay còn được gọi là đái tháo đường là một loại bệnh mãn tính. Biểu hiện của bệnh là các chỉ số đo lường lượng đường trong máu của bệnh nhân luôn cao hơn mức thông thường. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu này là do sự thiếu hụt hoặc đề kháng với hormone insulin trong cơ thể.
Bệnh tiểu đường được chia làm ba loại là tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ. Bệnh tiểu đường tuýp 2 chiếm từ 90% đến 95% số lượng các bệnh nhân bị tiểu đường. Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường gặp ở người trưởng thành. Tuy nhiên, với hiện trạng tỷ lệ dân béo phì sớm như hiện nay, bệnh tiểu đường tuýp 2 còn gặp nhiều ở các trẻ vị thành niên.
Nguyên nhân dẫn tới bệnh tiểu đường
Đầu tiên, nói sơ qua về quá trình chuyển hóa Glucose. Để có thể chuyển hóa Glucose thành một nguồn năng lượng cho các tế bào của cơ, các mô và đặc biệt là não bộ hấp thụ được, cần có sự hỗ trợ của hormone insulin. Sự thiếu hụt hoặc đề kháng với hormone insulin trong cơ thể ở các bệnh nhân bị tiểu đường khiến cho đường không chuyển hóa thành năng lượng mà tích tụ nhiều trong máu dẫn đến bệnh.
Với những bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2, nguyên nhân thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin được phỏng đoán là do di truyền hoặc yếu tố môi trường. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là phỏng đoán của các chuyên gia, vẫn chưa có giấy tờ hay kết luận chính thức về nguyên nhân gây bệnh. Thừa cân cũng là yếu tố liên quan chặt chẽ đến bệnh tiểu đường. Bởi theo nghiên cứu, tỷ lệ những người bị bệnh tiểu đường ở những đối tượng béo phì cao.
Tác hại của bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có thể gây ra các vấn đề vô cùng nghiêm trọng đến các bộ phận quan trọng trong cơ thể như tim, mắt, thận và thần kinh. Với những người bị đái tháo đường, bệnh tim mạch là nguyên nhân phổ biến gây tử vong bởi lượng đường cao khiến cho bệnh nhân dễ bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Bệnh tiểu đường gây tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận dẫn đến suy thận. Ngoài ra, glucose máu và huyết áp cao dẫn đến rối loạn tiêu hóa, cương dương và rối loạn nhiều chức năng khác.
Tác dụng của việc ăn tôm, cua, ghẹ đối với người bình thường
Việc ăn hải sản thường xuyên, đặc biệt là tôm cua ghẹ rất tốt cho sức khỏe của chúng ta. Thịt tôm, cua, ghẹ có bảy tác dụng chính là ngăn ngừa bệnh trầm cảm, cải thiện thị giác, rất tốt cho phổi và cải thiện bệnh hen suyễn, giữ làn da sáng và khỏe mạnh, duy trì sức khỏe tim mạch, rất tốt cho bệnh thiếu máu, bổ sung canxi và duy trì độ chắc khỏe cho xương. Đặc biệt, lượng protein trong thịt cua và ghẹ nhiều hơn hẳn trong các loại hải sản khác giúp cho cơ bắp phát triển, móng tay và da luôn chắc khỏe.
Vì vậy, ăn hải sản nói chung và ăn tôm, cua, ghẹ nói riêng rất tốt cho sức khỏe của những người bình thường. Tuy nhiên, hải sản không giống như các loại thịt thông thường, nếu ăn quá nhiều hoặc không đúng cách đối với từng loại cũng dễ dẫn tới tác dụng ngược lại, ngay cả với những người khỏe mạnh bình thường.
Người bị bệnh tiểu đường có ăn tôm, cua, ghẹ được không?
Vì tôm, cua, ghẹ rất giàu chất dinh dưỡng nhưng hầu như không có chất béo nên không ảnh hưởng tới lượng đường huyết trong máu. Do đó, người bị bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn tôm, cua, ghẹ. Tuy nhiên, khi ăn các loại thực phẩm này bệnh nhân mắc bệnh đáo tháo đường cần cẩn thận trong tần suất và cách chế biến đối với từng loại hải sản nêu trên. Nếu không cẩn thận, bạn sẽ gây ra tác dụng ngược lại hoàn toàn.
Tôm
Theo các chuyên gia, tôm là một trong chín loại hải sản tốt cho người bị tiểu đường. Lượng cholesterol trong tôm cao hơn so với các loại hải sản khác, nên nếu người tiểu đường muốn tránh cholesterol thì có thể bỏ qua. Tuy nhiên, một tuần ăn một lần lượng tôm vừa phải sẽ không có gì ảnh hưởng mà còn bổ sung thêm được năng lượng cho cơ thể. Bởi lượng cholesterol trong 100g tôm chỉ bằng một quả trứng. Món tôm xào gừng cay được khuyên dùng nhiều nhất.
Cua, ghẹ
Theo thống kê, ăn các loại động vật có vỏ như tôm, cua hay ốc có thể gây tác dụng ngược lại cho sức khỏe đối với những bệnh nhân bị tiểu đường. Tuy nhiên, điều này là do phương thức chế biến chúng. Các đầu bếp tại gia hay ở nhà hàng vẫn hay chế biến tôm, cua với rất nhiều đường, dầu mỡ, sốt bơ, phô mai hoặc mayonnaise để tăng thêm hương vị hấp dẫn cho món ăn. Đây đều là những loại gia vị chứa hàm lượng cholesterol rất cao, là nguyên do làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Vì thế, người bị bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn cua, ghẹ tuy nhiên là món được chế biến đúng cách và khoa học, không sử dụng các chất có hàm lượng cholesterol cao vừa kể trên. Bạn có thể sử dụng cách thức là hấp, tách vỏ lấy thịt bên trong để nấu, gia vị có thể dùng thêm lá nguyệt quế thay vì dùng muối,… Lượng cua, ghẹ nạp vào cơ thể cũng không nên quá nhiều. Người bị bệnh đái tháo đường chỉ nên ăn cua, ghẹ từ một đến hai tuần một lần để đảm bảo sức khỏe và nguồn dinh dưỡng hợp lý
Trên đây là các thông tin về bệnh tiểu đường (đái tháo đường) cũng như trả lời cho câu hỏi người bị bệnh tiểu đường có ăn tôm cua ghẹ được không? Hi vọng bài viết đã cho bạn được những điều bổ ích và chia sẻ nó đến những người xung quanh.