Bánh mì là loại thực phẩm nhanh gọn, tiện lợi, tiết kiệm cho những bữa ăn sáng, trưa, chiều, tối của nhiều gia đình hiện nay. Chính vì giá cả khá rẻ nên sẽ có những trường hợp mua bánh mình quá tay, dẫn đến việc bánh mì bị dư. Nhưng nếu bỏ đi thì sẽ rất lãng phí, vậy thì nên bảo quản bánh mì như thế nào để khi sử dụng lại bánh mì vẫn tươi ngon và mềm như mới. Bánh mì để qua đêm ăn được không, để tủ lạnh được bao lâu ? thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài viết hôm nay nhé!
Mục lục
Vì sao nên bảo quản bánh mì đúng cách?
Có rất nhiều người hiện nay cho rằng, bánh mì khi để bên ngoài không khí môi trường, dù bị mốc vẫn có thể hâm nóng lại ăn được. Điều này thật sự là điều hoàn toàn sai, như chúng ta được biết thì bánh mì được chế biến từ nước, bột mì, nấm men, sữa, trứng,… Bánh mì có thể được bảo quản dài hay ngắn là nhờ vào những nguyên liệu, thành phần bên trong của bánh mì. Nhưng những nguyên liệu trên là những nguyên liệu nếu không được bảo quản đúng cách sẽ dẫn đến những hiện tượng nấm mốc như nhiều người thường hay gặp.
Bánh mì khi đã xuất hiện những đốm đen ở bề mặt bánh mì, đây là hiện tượng bị nấm mốc như nhiều người thường hay thấy. Và việc bạn sử dụng hâm nóng, ăn lại những phần bánh mì này sẽ dễ dẫn đến những vấn đề về đường tiêu hóa, đường ruột như đau bụng, khó tiêu, nặng hơn là bị ngộ độc thực phẩm, khi có những triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, nôn ói, tiêu chảy,…
Đó là một số những sai lầm của nhiều người khi cho rằng bánh mì dù bị nấm mốc nhưng vẫn có thể hâm nóng và ăn lại được. Nhưng nhiều người lại không biết được rằng, với những ổ bánh mì khi đã biến đổi sang tình trạng bị mốc là hiện tượng của sự xâm nhập của những loại vi khuẩn nấm mốc gây hại cho sức khỏe.
Khí hậu gió mùa tại Việt Nam thuộc khí hậu nhiệt đới, đây là môi trường khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của những loại vi khuẩn gây hại nấm mốc, nấm men, những loại vi sinh vật mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Việc bảo quản bánh mì tiếp xúc với nhiệt độ môi trường bên ngoài chính là tạo điều kiện cho sự phát triển và sinh trưởng của những loại vi khuẩn nấm mốc. Vì thế, để có thể bảo quản được bánh mì cho thể sử dụng lại, hâm nóng lại mà vẫn giữ được những dinh dưỡng của bánh mì thì chúng ta cần tìm hiểu về cách bảo quản và đặc tính thành phần nguyên liệu của bánh mì.
Bánh mì để qua đêm được không?
Bánh mì có thể để qua đêm nếu bạn biết cách bảo quản đúng cách. Bánh mì khi được mua về thường rất xốp, mềm và giòn ngon, nhưng nếu để bánh mì tiếp xúc với không khí bên ngoài môi trường khá lâu sẽ khiến cho bánh mì bị mềm, những vi khuẩn sẽ dễ sản sinh và xâm nhập vào bánh mì, khiến bánh mì nhanh bị mốc và không thể ăn được. Nhưng với cách làm dưới đây thì bạn vẫn sẽ bảo quản bánh mì được qua đêm mà không sợ bị vi khuẩn nấm mốc hay bánh mình bị mềm.
Bạn lấy giấy báo bọc quanh bánh mì lại và đặt ở bất cứ đâu trong nhiệt độ môi trường bình thường. Vốn dĩ, giấy có tính năng giúp thấm hút rất nhanh, bạn có thể lót thêm 1 lớp giấy nữa phía dưới bánh mì, giữa bánh mì và giấy báo để đảm bảo vệ sinh cho ổ bánh mì hơn. Với cách bảo quản này thì bạn có thể bảo quản bánh mì qua đêm trong 24h mà không sợ bánh mì bị mốc, bị mềm, và bị cứng.
Với cách bảo quản này bạn có thể hâm nóng lại bánh mì ăn lại vào ngày hôm sau mà không sợ bị hư, nhưng chú ý là cách bảo quản này chỉ có thể bảo quản qua đêm trong 24h. Qua thời gian này, bánh mì sẽ dễ mềm và bị cứng, không còn xốp và ngon nữa. Với những ổ bánh mì đã tiếp xúc và để bên ngoài nhiệt độ môi trường bình thường khá lâu thì nên hạn chế và tránh ăn để không gây ra những vấn đề về tiêu hóa.
Bánh mì để tủ lạnh được bao lâu?
Một cách nữa để có thể bảo quản bánh mì không bị những loại vi khuẩn xâm nhập chính là bảo quản bánh mì trong tủ lạnh. Với cách bảo quản bánh mì trong tủ lạnh, bánh mì để tủ lạnh sẽ giữ được độ giòn xốp, đảm bảo vệ sinh và dinh dưỡng trong 5-7 ngày. Sau đây, sẽ là cách để bạn bảo quản bánh mì trong tủ lạnh cực đơn giản mà chúng ta có thể thực hiện để bảo quản những ổ bánh mì khi ăn còn dư lại.
Bạn bỏ phần bánh mì còn dư vào một túi zip hoặc là bọc thực phẩm, sau đó cột túi kín lại để tránh không khí bên ngoài môi trường tiếp xúc làm ảnh hưởng đến cơ chế của bánh mì. Tiếp đến, bạn bỏ bánh mì vào trong tủ lạnh, việc bạn bảo quản bánh mì trong tủ lạnh sẽ làm ngưng lại quá trình khô lại của bánh mì hiệu quả.
Đối với những ổ bánh mì quá lớn thì bạn có thể cắt ra từng phần và chia theo từng túi sao cho vừa với mỗi khẩu phần ăn cho một lần. Như thế, khi bạn dùng lại bánh mì thì chỉ cần hâm nóng bánh mì lại bằng nồi nướng hay lò vi sóng là được. Để bánh mì khi hâm nóng có thể xốp và giữ được độ ngon như ban đầu thì khi hâm nóng bánh mì các bạn nên hâm nóng với nhiệt độ cao trog vòng 1 phút là được.
Bảo quản bánh mì bằng khoai tây, bằng táo
Táo và khoai tây là những thực phẩm có công dụng hút nước rất tốt, việc bạn bảo quản bánh mì trong tủ lạnh thì có thể cắt bỏ thêm vào bánh mì một vài lát táo hoặc khoai tây để có thể hút nước khỏi bánh mì, giúp bánh mì khi được bảo quản trong tủ lạnh không bị thấm nước và giữ được độ tươi, xốp cho bánh mì khi hâm nóng lại. Ngoài ra, việc bạn bỏ vào bánh mì vài lát khoai tây và táo khi bảo quản trong tủ lạnh sẽ giúp đẩy lùi đi sự sinh trưởng và phát triển của những loại vi khuẩn, tránh xâm nhập vào bánh mì trong môi trường lạnh.
Với cách bảo quản này thì bánh mì khi được bảo quản trong tủ lạnh có thể giữ đến 10 ngày nếu bạn biết bảo quản đúng cách cho bánh mì. Đảm bảo sức khỏe cho chính mình và những thành viên trong gia đình, với những ổ bánh mì khi được bảo quản trong tủ lạnh bắt buộc phải được hâm nóng với nhiệt độ cao. Tuyệt đối không nên ăn bánh mì khi chưa được rã đông hay bánh mì đã quá thời hạn bảo quản để tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.