Ông bà ta xưa nay thường dùng lá cây xông giải mỏi, trị cảm cúm thay vì dùng thuốc tây. Phương pháp này vừa hiệu quả mà lại an toàn hơn so với việc uống thuốc tây nhiều không hề tốt cho sức khỏe sau này. Và trong bài viết này, toptacdung.com sẽ cung cấp 7 loại lá cây dùng để xông giải mỏi, trị cảm cúm hiệu quả nên dùng để bạn tham khảo.
Mục lục
Đối tượng được phép và không được phép xông hơi
Đối tượng được phép xông hơi trị cảm cúm
Theo các chuyên gia cho biết, nhiệt độ của cơ thể được ổn định là nhờ vào sự lưu thông của tuyến da. Khi bạn bị cảm cúm gồm các triệu chứng như đau đầu, đau họng, ngạt mũi, rát họng, da khô… tức bạn đang gặp phải tình trạng bế biểu do cảm phong hàn. Lúc này các lỗ chân lông trên cơ thể sẽ bị bít lại, đường phế đạo bị tắc nghẽn nên thường sẽ xuất hiện những triệu chứng của bệnh cảm cúm.
Nếu cơ thể bị mắc cảm cúm như vậy khó có thể tự khỏi bệnh được. Bạn cần sử dụng một nồi nước xông lá hoặc phòng xông hơi, máy xông hơi sẽ giúp cơ thể được giãn mạch, lỗ chân lông được mở ra khiến các loại vi khuẩn, virus độc hại trong cơ thể thoát được ra bên ngoài.
Những ai không được xông hơi trị cảm cúm?
Đối với những người bệnh bị cảm cúm nếu kèm theo những triệu chứng sau đây nữa thì tuyệt đối không được dùng biện pháp xông hơi để trị bệnh:
- Bệnh nhân đang bị sốt cao, không khát nước, sợ nóng không sợ lạnh và ra nhiều mồ hôi.
- Những người bị sốt do sốt siêu vi.
- Đối tượng bị suy nhược cơ thể, người già yếu, mệt mỏi hoặc người vừa mới hết bệnh.
- Phụ nữ mới sinh dậy hoặc đang mang thai.
- Người đang bị tiêu chảy.
- Người sau khi uống rượu hoặc đang bị say rượu.
- Người bị mắc bệnh ngoài da.
- Người có bệnh về tim mạch, bị huyết áp cao.
- Người có biểu hiện của bệnh tâm thần.
- Người bị ho, hắt hơi, sổ mũi hoặc đau người.
- Người ít mồ hôi hoặc không ra mồ hôi.
7 loại lá cây dùng để xông giải mỏi, trị cảm cúm hiệu quả nên dùng
Khi bị nhức mỏi và cảm cúm nếu không muốn sử dụng thuốc tây bạn có thể dùng biện pháp xông hơi có tác dụng chữa bệnh khá nhanh và hiệu quả. Cụ thể là những loại lá cây như sau:
1. Lá tre: Lá này giúp giải nhiệt, thanh tâm, tiêu đờm khiến mồ hôi ra và sát khuẩn giúp cơ thể giảm sốt.
2. Lá sả: Lá giúp làm ấm bụng tiêu hóa, sát khuẩn, khử uế, tiêu đờm, cảm sốt, tiêu chảy, đầy hơi, viêm phổi, giải độc rượu, ho, nôn mửa…
3. Lá bưởi: Lá có khả năng giải cảm, tiêu thực được dùng trị sốt ho, nhức đầu…
4. Ngải cứu: Lá ngải cứu có thể cầm máu, điều hòa khí huyết tốt hơn.
5. Hương nhu: Lá này có tác dụng trị cảm nắng, sốt nóng, nhức đầu và làm cho người bệnh ra nhiều mồ hôi hơn.
6. Bạc hà: Lá này có tác dụng sát khuẩn ngoài da, tai mũi họng, chống viêm. Khi dùng lá này xông hơi có thể trị cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi và đau họng cực kỳ hiệu quả.
7. Lá tía tô: Lá có thể trị khu phong trừ hàn, trị cảm mạo nên không thể thiếu trong các nguyên liệu lá dùng xông hơi trị cảm cúm.
Bài viết liên quan:
Cách nấu các loại lá cây và cách xông hơi trị cảm cúm
Theo phương pháp truyền thống
Bạn đem các loại lá trên rửa sạch rồi cho vào nồi nước, lấy lá chuối bịt kín miệng lại và đậy nắp nấu sôi. Bệnh nhân đang bị nhức mỏi, cảm cúm vào một phòng kín, cho nồi nước xông đặt trên giường. Sau đó người bệnh trùm chăn kín người lại xông hơi khoảng 15 -20 phút rồi mở chăn ra.
Xông hơi theo phương pháp hiện đại
Cách này giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều thời gian. Tương tự bạn cũng rửa sạch các loại lá trên rồi cho vào khay trong phòng xông hơi ướt. Máy xông hơi ướt tạo ra hơi nóng sẽ tác động lên các loại lá trong phòng giúp cơ thể người bệnh được giải cảm, giảm mệt mỏi.
Với cách này bệnh nhân bị cảm cúm có thể vào xông hơi luôn mà không cần đợi thời gian nấu lá như cách truyền thống như trên. Điều này giúp bạn không cần tốn quá nhiều thời gian. Sau khi xông hơi xong, mồ hôi toát ra khỏi cơ thể bạn nên sử dụng khăn bông sạch để lau khô người rồi thay quần áo mới nhé.
Kết quả sau khi xông hơi: Các chất trong các loại lá cây dùng xông hơi sẽ biến thành hơi nước đi sâu vào đường hô hấp. Hơi nước sẽ vào bên trong khoang miệng, niêm mạc mắt mũi và vào da để đi vào cơ thể. Đi tới đâu sẽ diễn ra quá trình trao đổi chất đến đó. Bởi vậy nên sau khi xông hơi xong da của bạn thường hồng hào, mềm mại hơn. Đường hô hấp cũng thông suốt, giảm tiết, hạ khí… giúp bệnh cảm cúm được trị khỏi dứt điểm.
Lưu ý khi sử dụng phương pháp xông hơi giải mỏi, trị cảm cúm
Mặc dù xông hơi có tác dụng trị cảm cúm khá hiệu quả nhưng khi sử dụng biện pháp này bạn nên lưu ý một số điều sau đây để đảm bảo an toàn:
– Người bệnh có thể điều trị bằng xông hơi lá cây trong khoảng 1-2 ngày đầu bị bệnh trong một số trường hợp nhất định. Tuy nhiên không nên kéo dài thời gian xông hơi quá 10 phút nhằm tránh trường hợp cơ thể bị mất nhiều nước, mệt mỏi và khiến bệnh tình càng nặng hơn.
– Sau khi xông hơi xong cần lau mồ hôi bằng khăn bông mềm sạch, thay quần áo mới và tránh ra nơi có gió. Tuyệt đối không được tắm ngay vì như thế sẽ khiến bệnh tình của bạn càng nặng thêm đấy.
– Người bị cảm cúm không nên xông hơi liên tục mỗi ngày, trong quá trình xông hơi nếu cảm thấy tức ngực, khó thở, bủn rủn tay chân hoặc choáng váng thì nên dừng xông ngay, lau khô người và nghỉ ngơi.
– Khi đã xông hơi xong nên ăn một chén cháo hoặc một chén trà để giúp việc xông hơi mang lại hiệu quả cao hơn.
Trong bài viết chúng tôi đã cung cấp 7 loại lá cây dùng để xông giải mỏi, trị cảm cúm hiệu quả nên dùng cũng như các thông tin cần thiết khác để bạn tham khảo. Chúc bạn thực hiện thành công và bệnh cảm cúm sẽ được chữa trị nhanh chóng. Cảm ơn sự quan tâm theo dõi của bạn đã dành cho toptacdung.com và hẹn gặp lại trong những chủ đề tiếp theo.
Xem thêm:
- Loại lá cây uống mát gan
- Tác dụng của xông lá trầu
- Tác dụng của giác hơi
- Ngâm chân bằng nước muối nóng có tác dụng gì
- Tác dụng của gà ác