Sâu đục thân trong canh tác là một loài dịch hại gây ảnh hưởng nghiêm trọng trực tiếp đến những yếu tố tạo nên năng suất vụ mùa. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về loài đục thân có hại này và cách để khắc phục, tiêu diệt chúng triệt để.
Toc
Tìm hiểu về khái niệm sâu đục thân
Sâu gây bệnh đục thân là một loài nguy hiểm đối với mùa màng và trong nông nghiệp nói chung. Chúng chui vào bên trong thân để làm hỏng toàn bộ cây trong quá trình trồng trọt và rất khó để tiêu diệt được chúng.
Khi cây đẻ nhánh, sâu sẽ đục di chuyển vào phần dưới của thân, cắt đứt tổ chức bên trong, phá hoại chức năng dẫn nước bên trong thân. Như vậy nhánh chủ của cây bị chết và lá hay quả sẽ không được cung cấp dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả sản xuất.
Đặc biệt trong cây lúa thì loài đục thân có sức tàn phá rất lớn khiến bông lúa không trổ hoặc nếu có thì các hạt bị lép trắng. Từ những dẫn chứng trong thực tế thì bà con nông dân không thể lơ là với loài sâu tấn công mạnh này và cần có biện pháp để phòng tránh.
Tìm hiểu chính xác về khái niệm sâu đục thân là gì?
1. https://toptacdung.com/archive/2427/
2. https://toptacdung.com/archive/1979/
3. https://toptacdung.com/archive/1588/
Cách nhận biết loài sâu gây bệnh đục thân trong thực tế
Đặc điểm ngoại hình của sâu đục thân có thể nhận biết rất dễ dàng thông qua những yếu tố như thân màu vàng hoặc vàng nhạt, cánh trước mỗi bên của sâu có chấm đen. Cuối bụng có chùm lông màu vàng có hình khung như mái nhà, thường vũ hoá ban đêm.
Sâu sinh sản thì trứng sâu nở thành ổ, hình bầu dục, trên mặt ổ trứng có phủ lớp lông màu vàng nhạt vòng đời khoảng 30 – 40 ngày có thể tùy vào điều kiện ngoại cảnh và thức ăn. Theo đặc tính tự nhiên trứng của nó sẽ ở trên lá, sau khi nở, sâu con bò xuống gốc để đục và gây hại.
Bà con cần sớm nhận biết từ khi chúng còn là sâu bướm hoặc ở trên lá để có cách thức tiêu diệt, thay vì để chúng vào thân cây sẽ rất khó để thực hiện tiêu diệt chúng.
Cách để nhận biết loài sâu trong thực tế như thế nào?
Những cách quản lý và tiêu diệt sâu đục thân
Để quản lý dịch hại nói chung và loại sâu này nói riêng bà con cần thực hiện tốt các bước quản tổng hợp ngay từ ban đầu đề phòng tránh là tốt nhất. Theo đó bà con sẽ cần làm đất và vệ sinh đồng ruộng thật kỹ, tiếp đến chọn và xử lý giống để cây khỏe mạnh, chọn mật độ trồng vừa đủ để tiện cho việc chăm sóc.
Bên cạnh đó cần phải cân đối lượng phân bón sử dụng, đặc biệt là không bón thừa đạm, đồng thời bổ sung thêm dưỡng chất phù hợp cho cây có điều kiện phát triển tốt nhất. Từ đó mới có cơ hội và đủ sức khỏe, đảm bảo số chồi hữu hiệu chống lại sức phá hủy của sâu.
1. https://toptacdung.com/archive/801/
2. https://toptacdung.com/archive/903/
3. https://toptacdung.com/archive/59/
Cây cần được chăm sóc thường xuyên để xác định chính xác thời điểm xử lý thuốc và phun nhằm diệt trừ sâu tốt nhất nên chú ý lúc sâu non mới nở đạt hiệu quả cao nhất. Đặc biệt lúc mà sâu bám ở trên lá chưa di chuyển vào thân lúa, thuốc sẽ dễ tiếp xúc mang lại hiệu quả cao nhất.
Mọi người cũng nên lưu ý cần chọn các loại thuốc uy tín, có đặc tính thấm sâu và lưu dẫn để có được sức diệt trừ tốt. Bạn cần áp dụng theo kinh nghiệm thực tế là quan sát bướm sâu đục thân dạng 2 chấm, khi bướm rộ thì khoảng một tuần sau sẽ có sâu non thì tiến hành phun là hợp lý. Tại https://nongsan365.net/ cũng đưa ra khá nhiều biện pháp xử lý để bạn tham khảo.
Những cách quản lý và tiêu diệt sâu gây bệnh đục thân hiệu quả
Kết luận
Sâu đục thân là loài phá hoại mùa màng đã có từ lâu và ở trong đất cũng như nhiều nguyên nhân khách quan khác. Chỉ có thể tiêu diệt chúng đúng thời điểm để có được hiệu quả cao trong sản xuất là điều bà con cần phải lưu ý.