Cỏ lưỡi rắn là loại cỏ hoang dại mọc nhiều ở các vùng quê nông thôn, có lẻ nó không quá xa lạ, hơn hết được biết cỏ lưỡi rắn mang đến nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, ở một số vùng miền khác thì cỏ lưỡi rắn có vẻ còn khá lạ lẫm và ít ai biết đến những tác dụng mà loại cỏ hoang dại này mang đến. Chính vì vậy, hôm nay bài viết sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về loại cỏ này thông qua bài viết: Cỏ lưỡi rắn là cây gì? Có tác dụng gì?
Mục lục
Cỏ lưỡi rắn là cỏ gì?
Cỏ lưỡi rắn hay còn có tên gọi khác là Bạch hoa xà thiệt thảo, xà thiệt thảo, giáp mãnh thảo, nhị diệp luật, an điền lan, bòi ngòi bò. Loại cỏ này mọc nhiều trên thế giới như Nhật, Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Bhutan và Việt Nam. Mặc dù là loại cỏ hoang dại nhưng theo nghiên cứu nó được xem là thảo dược mang đến nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh.
Cỏ lưỡi rắn cũng rất dễ nhận biết, nếu không quá khó bạn tìm thấy nó trong các đám cỏ hay vùng đất trồng. Cỏ lưỡi rắn có thân màu nâu nhạt, tròn ở gốc. Lá hình thuôn, mọc quanh một điểm trên thân như 4 cạnh, dài 1,5 – 3 cm, rộng 1 – 2 mm, không cuốn, có màu xám, nhọn ở đầu và kèm khía răng ở đỉnh. Hoa thường mọc đơn độc, có màu trắng đôi khi hồng và không cuống. Tràng gồm 4 cánh hoa, 4 nhị dính ở họng ống tràng. Cây có quả quanh năm và thường được thu hoạch toàn thân vào mùa hạ.
Cỏ lưỡi rắn có tác dụng gì?
Theo như các chuyên gia nghiên cứu cho biết, trong cỏ lưỡi rắn có chứa nhiều thành phần hóa học có tác dụng điều trị bệnh. Một số thành phần được biết như: Hentriaconotane, Stigmastatrienol, Ursolic acid, Oleanolic acid, b-Sitosterol, p-Coumnic, b-Sitosterol-D-Glucoside (Trung Dược Học).Ursolic acid, b-Sitosterol Yakagi S và cộng sự, Shoyakugaku Zasshi 1982, 36 (4): 366).
Asperuloside, Asperulosidic acid, Geniposidic acid, Deacetylasperulosidic acid, Scandoside, Scandoside methylester, 5-O-p-Hydroxycinnamoyl scandoside methylester, 5-O-feruoyl scandoside methylester, 2-Methyl-3- Hydroxyanthraquinose, 2-Methyl-3- Methoxyanthraquinose, 2-Methyl-3- Hydroxy-4- Methoxyanthraquinose (Nishihama Y và cộng sự, Planta Med, 1981, 43 (1): 28).
Hiện nay, cỏ lưỡi rắn được xem là vị thuốc nam quý và sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Và theo đông y cho biết loại cỏ này có tính mát, vị ngọt, mang đến tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, chữa bệnh. Và dưới đây là những tác dụng của cỏ lưỡi rắn, các bạn có thể tham khảo để hiểu hơn:
Hỗ trợ điều trị ung thư
Một trong những tác dụng tuyệt vời của cỏ lưỡi rắn được nhiều người biết đến đó chính là hỗ trợ điều trị ung thư. Cỏ lưỡi rắn có tác dụng tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể. Hơn hết, một số dược tính hóa học trong cỏ có thể ức chế được sự phân chia, sinh sản của các tế bào ung thư. Chính vì vậy mà đông y cỏ lưỡi rắn được sử dụng nhiều trong các bài thuốc điều trị một số bệnh ung thư như:
Ung thư mũi họng: cỏ lưỡi rắn (30g), tử thảo (30g), đan sâm (30g), bán chi liên (60g), dã bồ đào căn (60g), can thiềm bì (12g), cấp tính tử (12g), thiên long (6g), bán hạ (6g), cam thảo (6g), mã tiền tử (3g). Tất cả các thành phần này cho vào ấm, sắc thuốc cạn thành một chén và dùng để uống mỗi ngày hoặc theo liều lượng của thầy thuốc.
Ung thư gan: cỏ lưỡi rắn (20g), bán chi liên (20g), tiểu kim bất hoán (15g), kê cốt thảo (15g). Tất cả mang đi sắc uống mỗi ngày sẽ ngăn ngừa tình trạng gan bị tổn thương, di căn.
Ung thư cổ tử cung: cỏ lưỡi rắn hải tảo, đương quy, bán chi liên, côn bố, tục đoạn (mỗi vị 24g), toàn yết (6g), ngô công (3 con), hương phụ, bạch thược, phục linh (đều 15g) và sài hồ (9g). Tất cả đem sắc uống hằng ngày.
Ung thư phổi: cỏ lưỡi rắn(tươi) 160g, bạch mao căn (tươi) 160g. Đem sắc uống với nước đường và sử dụng trong ngày.
Bài viết liên quan:
Cỏ lưỡi rắn điều trị u bướu, ung nhọt
Từ lâu trong đông y đã sử dụng cỏ lưỡi rắn để điều trị ung nhọt, ư bướu và mang lại kết quả tuyệt vời. Cỏ lưỡi rắn có tác dụng tiêu viêm, trừ u bướu, ung nhọt chính vì vậy mà thầy thuốc đã sử dụng cỏ lưỡi rắn kết hợp với vị thuốc “bán liên liên” để nhanh chóng đẩy độc tố ra ngoài.
Để điều trị u bướu, ung nhọt thì bạn cần chuẩn bị cỏ lưỡi rắn (120g), bán liên liên tươi (60g). Mang cả 2 sắc cùng với 2 lít nước và dùng để uống trong ngày. Ngoài ra, có thể dùng cỏ lưỡi rắn đập nát và đắp lên chỗ ung nhọt sẽ làm giảm cơn đau hiệu quả nhé.
Trị đường tiểu viêm, tiểu buốt
Các thầy thuốc trong đông y còn sử dụng cỏ lưỡi rắn để điều trị đường tiểu viêm, tiểu buốt, vì loại cỏ này còn có tác dụng tăng cường chức năng vỏ tuyến thượng thận. Để điều trị bạn chỉ cần chuẩn bị cỏ lưỡi rắn, kim ngân hoa, dã cú hoa mỗi thứ 40g và thạch vi 20g. Sau đó mang tất cả đi sắc với nước uống thay nước trà hằng ngày. Uống cho đến khi bệnh thuyên giảm, đi tiểu bình thường lại thì thôi.
Có tác dụng chữa amidal viêm cấp
Vì trong cỏ lưỡi rắn có chứa nhiều thành phần chống viêm chính vì vậy mà nó có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm amidal cấp. Người bệnh chỉ cần dùng cỏ lưỡi rắn 12g, xà tiền thảo 12g. Sau đó mang 2 vị thuốc này sắc với nước và dùng để uống sẽ có tác dụng giảm cơn đau mà viêm amidal sẽ nhanh chóng lành lặn.
Giải độc, chữa các bệnh về gan
Theo như nghiên cứu cho biết, cỏ lưỡi rắn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan và điều trị các bệnh về gan.Đặc biệt, cỏ lưỡi rắn có thể điều trị các chứng virut gan B. Người bệnh chỉ cần dùng cỏ lưỡi rắn 312g, hạ khô thảo 312g, cam thảo 156g, sau đó cho lít nước vào sắc còn nửa lít. Dùng nước uống mỗi ngày 2 lần và chỉ cần trị liệu trong vòng 1 tháng sẽ thấy tình trạng bệnh được cải tiến.
Cỏ lưỡi rắn chữa sỏi mật
Đối với những người bị sỏi mật, bên cạnh chế độ dinh dưỡng và liệu trình tây y thì có thể kết hợp với cỏ lưỡi rắn để điều trị bệnh nhanh chóng khỏi. Cần chuẩn bị cỏ lưỡi rắn 0g, kim tiền thảo 20g, màng trong mề gà sao cách cát cho vàng 16 g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
Cách dùng cỏ lưỡi rắn hiệu quả và an toàn
Cỏ lưỡi rắn được thu hái vào mùa hè vì thời điểm này các thành phần dược học trong cây cao hơn. Và những hoạt chất trong thành phần của cỏ cũng dễ kích hoạt hơn do đó cần thu hái vào mùa hè. Để tiện sử dụng và bảo quản tốt thì sau khi thu hái cần làm sạch, phơi khô và cất giữ nơi thoáng, khô, tránh ẩm ướt dễ gây mốc, hư hại.
Và bài thuốc của cỏ lưỡi rắn tùy thuộc vào từng bệnh thì có cách điều chế khác nhau. Đây là một vị thuốc nam có tính mát, không độc hại do đó sử dụng hoàn toàn an toàn cho sức khỏe. Và đến hiện nay chưa có tình trạng nào nguy hại mà cỏ lưỡi rắn gây ra.Tùy vào mục đích sử dụng và vị thuốc kết hợp mà nếu người bệnh bắt gặp tình trạng cồn cào ở bụng, hơi khó chịu thì cũng không sao nhé. Triệu chứng chỉ sau 1-2 ngày đầu sẽ tự hết và bệnh nhân sẽ dần hồi phục sức khỏe.
Bài thuốc từ cỏ lưỡi rắn không độc hại do đó có thể uống từ 3-4 tháng. Trong khi sử dụng cỏ lưỡi rắn để điều trị bệnh thì bệnh nhân cần tránh sử dụng các loại thuốc giảm đau. Đặc biệt cần tránh ăn rau muống, đậu xanh, chè khô và những thực phẩm cay, nóng, kích thích. Uống đều đặn cỏ lưỡi rắn trong vòng 1-2 tháng sẽ nhận thấy mức độ thuyên giảm, sau đó nên đi kiểm tra sức khỏe để đánh giá đúng tình trạng bệnh nhé.
Chú ý: mặc dù vị cỏ thuốc nam này an toàn nhưng đối với phụ nữ có thai và cho con bú thì không nên sử dụng. Chưa có khuyến cáo cỏ lưỡi rắn sẽ gây hại, nhưng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và bé thì cần tránh dùng tốt nhất. Và không nên sử dụng cỏ lưỡi rắn như một biện pháp điều trị bệnh thay thế hoàn toàn. Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc để kết hợp phương pháp điều trị tốt nhất.
Hi vọng với nội dung trên đã giúp các bạn có thêm thông tin để biết được Cỏ lưỡi rắn là cây gì? Có tác dụng gì? Đồng thời biết cách thu hái và sử dụng hiệu quả nhất. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác, hãy thường xuyên theo dõi toptacdung.com của chúng tôi nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
Có thể bạn quan tâm: