Có nhiều loại cây rừng tưởng như chỉ cho gỗ, nhưng thật ra còn cho quả với nhiều tác dụng mà chúng ta không ngờ đến. Bạn đã bao giờ nghe đến trái bứa rừng chưa? Và bạn có biết trái bứa rừng có tác dụng gì? Có ăn được không? Bài viết sau đây sẽ mang đến cho bạn những thông tin thú vị!
Mục lục
Tìm hiểu về trái bứa rừng
Đối với nhiều người, tên gọi trái bứa còn quá xa lạ bởi đây là một loại cây rừng, và chỉ xuất hiện ở một số địa phương thôi.
Theo một số tài liệu thì quả bứa rừng có xuất xứ từ miền Tây Nam Bộ nước ta. Tuy nhiên, ngày nay quả bứa rừng còn được tìm thấy nhiều ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và một số tỉnh khác. Nhìn chung là bứa rừng mọc hoang dại nên xuất hiện ở các khu rừng. Có thể ở một tỉnh nào đấy cũng có trái này, nhưng người dân không biết công dụng, cách dùng thì sao?
Đây là loại cây thân gỗ, độ cao từ vài chục mét, cao thẳng tắp và lá, quả tập trung trên cao nên rất khó để hái. Tuy nhiên, cũng có nhiều nơi cây bứa rừng chỉ cao tầm 6 – 7m, và cành lá xum xuê.
Cây bứa rừng đậu quả vào khoảng tháng 9, lúc này đi rừng bạn sẽ thấy những trái bứa màu vàng tươi chín treo lủng lẳng trên cành thật hấp dẫn.
Trái bứa rừng thuộc họ măng cụt, do đó người ta còn gọi bứa là măng cụt rừng. Nói để các bạn chưa lần nào biết đến loại quả có cái tên lạ này dễ hình dung nhé. Qủa bứa có hình bầu dục, cũng có quả hơi tròn một tí, hơi nhọn ở một đầu. Quả bứa có hình dáng hơi giống với quả hột gà vậy. Lúc còn sống thì màu xanh, khi chín ngả sang vàng. Vỏ bứa dày rất chua, cắt phần vỏ sẽ lộ ra phần thịt bên trong gồm các múi giống như quả măng cụt vậy. Quả có vị hơi chua, ngọt nhiều, mát thanh do có chứa nhiều vitamin C. Bên cạnh đó, chất flavonozit có chứa trong vỏ rất tốt cho cơ thể.
Cây bứa rừng thân gỗ, do đó cây cho gỗ. Có những cây bứa rừng có tuổi thọ rất lâu nên cây thường cao và to. trái thường núp trong những tán lá, đứng dưới nhìn lên chỉ thấy màu xanh um của lá bứa. Với những cây bứa cổ thụ thì chỉ có việc chờ trái rụng xuống thôi, không tài nào hái được.
Trái bứa rừng có tác dụng gì?
Mặc dù chỉ là một loại cây rừng mọc hoang nhưng cây bứa cho quả mang lại nhiều tác dụng trong y học. Theo nghiên cứu của khoa học, quả bứa rừng có nhiều tác dụng đáng kể, được dùng để chữa một số bệnh.
Chữa dạ dày, tiêu hóa kém
Trong thành phần trái bứa có chứa chất giú tiết chế dịch vị dạ dày, giảm thiểu đáng kể tình trạng viêm dạ dày. Ngoài ra còn giúp kích thích ăn ngon, hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn ở những người tiêu hóa kém.
Chữa bỏng
Nhựa của trái bứa rừng có tác dụng trị bỏng rất tốt. Nhựa này được lấy từ vỏ của quả bứa còn xanh, chưa chín. Bôi trực tiếp lên chỗ bị bỏng vài lần sẽ giúp làm lành vết thương rất đáng kể.
Chữa bệnh khó trao đổi chất
Trái bứa với những chất có trong thành phần giúp cơ thể tăng cường quá trình tiêu thụ và đốt cháy calo cũng như điều chỉnh cholesterol vô cùng tốt sẽ giúp quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra tốt hơn.
Chữa bệnh thèm ăn, giúp giảm cân
Đây quả là tin vui với chị em thừa cân! Một loại quả rừng, hoàn toàn thiên nhiên giúp bạn không còn cảm giác thèm ăn nữa thì còn gì bằng. Chất HCA có trong quả bứa sẽ giúp ngăn chặn lượng calo và chất béo dư thừa tồn tại trong cơ thể, do đó giúp chị em giảm cân rất hiệu quả.
Bài viết liên quan:
Hãy thử ăn trái bứa rừng nhé!
Giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng
Khi cơ thể mệt mỏi do hoạt động, làm việc quá nhiều, hoặc trong quá trình giảm cân, cơ thể sẽ mất đi lượng năng lượng khá lớn. Ăn bứa sẽ giúp bạn bổ sung một nguồn năng lượng dồi dào khác, giúp giảm đi tình trạng mệt mỏi. Ngoài ra, chất HCA có khả năng điều chỉnh lượng cortisol trong máu, giúp cơ thể thoát khỏi tình trạng căng thẳng.
Chữa bệnh trầm cảm
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, các chất hữu cơ có trong trái bứa có tác dụng giải phóng Serotonin – hooc môn giúp cơ thể luôn thoải mái, yêu đời. Do đó giúp chống bệnh trầm cảm. Bên cạnh đó, chất HCA có công dụng giảm thiểu mức độ stress và dẫn truyền dây thần kinh.
Giúp cân bằng cholesterol
Chính HCA là một chất tuyệt vời, cùng các hợp chất khác có trong bứa giúp giảm cholesterol xấu, cân bằng cholesterol cho cơ thể. Do đó, các biểu hiện về xơ vữa động mạch hay các bệnh tim mạch, huyết áp được cải thiện, giảm thiểu đáng kể.
Chữa bệnh mỡ máu
Trái bứa có vị chua, do đó nếu ăn thường xuyên sẽ giúp điều chỉnh và kiểm soát lượng đường, giúp chữa bệnh mỡ máu rất hiệu quả.
Bên cạnh đó, vỏ của trái bứa rừng được phơi khô, cùng với một số dược liệu khác trong một số bài thuốc giúp chữa bệnh thấp khớp, đường ruột, bệnh giun sán, kiết lỵ và giúp hạ nhiệt.
Trái bứa rừng có ăn được không?
Nếu là người dân Quảng Nam, Quảng Ngãi, hoặc những khu vực có loại trái này, chắc hẳn bạn đã có một tuổi thơ gắn liền với những buổi trưa hè đi tìm hái bứa để ăn. Những đứa trẻ chúng tôi không trèo lên được để hái bứa vì cây khá cao. Có khi dùng cây sào dài để hái bứa. Nhưng thường xuyên nhất vẫn là vào rừng lượm bứa vào lúc sáng sớm, nhất là những khi vừa trải qua một cơn giông gió, lúc này bứa rụng rất nhiều.
Nhấm nháp quả bứa sẽ cảm nhận ngay vị chua dịu, ăn từng múi bứa sẽ cảm nhận độ ngọt, thanh mát khó tả của quả bứa. Quả chín có màu vàng nhạt. Qủa càng chín thì càng ngon, ngọt. Cái cảm giác cầm được bứa trên tay, ohuir ohuir bụi rồi cắn một phát, vứt vỏ và ăn ruột ngay tại chỗ, nó rất khó tả. Giống như đang tận hưởng chiến lợi phẩm của chính mình. Mà thật ra cây bứa cao vậy, khi rụng xuống tới mặt đất vỏ nó đã vỡ ra rồi, mình chỉ cần tách nhẹ là được
Quả còn xanh thì được các bà, các mẹ đem về nấu canh. Vị chua của quả xanh giúp cho món ăn có một hương vị đặc trưng khác với các loại gia vị khác. Ngoài ra, lá bứa cũng có vị chua, cũng được hái về nấu canh chua. Nếu thử một lần nhấm nháp bạn sẽ thấy rất hay đấy! Tuổi thơ chúng tôi đã nhiều lần hái lá bứa và ngồi ăn như một món ăn vặt quý hiếm.
Ngày nay rất khó để tìm hái bứa rừng, vì người ta chặt phá rừng lấy đất canh tác, trồng keo, bạch đàn. Có chăng cũng phải vào những khu rừng sâu mới tìm được, do đó ít người ngày nay biết đến quả bứa rừng cũng là điều dễ hiểu. Hơn nữa, loại quả này đã trở thành một loại đặc sản được nhiều người săn tìm, nên cũng có giá trị về mặt kinh tế, không phải dễ mua, dễ hái như ngày xưa.
Không hề xa lạ với người dân ở một số tỉnh miền Trung, nhưng chắc chắc rất nhiều người chưa biết đến trái bứa rừng cũng như tác dụng chữa bệnh của loại quả này. Qua bài viết trái bứa rừng có tác dụng gì? Có ăn được không?, chúng tôi hi vọng đã giúp bạn hiểu thêm về một loại quả rừng hữu ích!