Dổi có thể là một cái tên quả xa lạ với nhiều người miền xuôi, nhưng với người Tây Bắc thì đây là một loại đặc sản, cùng với quả mắc khén. Người ta săn lùng quả dổi như một loài quý hiếm, bởi vì giá trị mà loại quả được mệnh danh là “vàng đen” Tây Bắc này mang lại, trong đó có cả giá trị chữa bệnh. Vậy, quả dổi rừng có tác dụng chữa bệnh gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Tìm hiểu về quả dổi rừng
Qủa dổi rừng là một đặc sản của Tây Bắc, quả cho hạt để làm gia vị cho nhiều món ăn đặc sản của vùng Tây Bắc. Qủa dổi rừng được lấy từ cây dổi rừng, dĩ nhiên rồi. Nhưng không phải hái đơn giản như các loại quả khác mà là nhặt. Vì sao thì chúng ta cùng tìm hiểu qua về cây dổi rừng.
Cây dổi rừng
Cây dổi rừng thân gỗ, cây thẳng và cao, có cây cao đến vài chục mét. Cây to, đến người lớn ôm không xuể. Vừa cao lại vừa to như vậy thì đương nhiên không thể hái một cách thông thường được rồi.
Gỗ dổi quý, dai và rất chắc chắn. Ngoài ra còn có thớ mịn. Người dân Tây Bắc chia họ cây dổi thành hai loại, là dổi nếp và dổi tẻ. Bởi vì không phải loại dổi nào cũng làm gia vị được. Dổi tẻ là loại dổi chỉ dùng lấy gỗ làm nhà, không lấy hạt được vì hạt quả dổi tẻ có mùi hắc lại rất cứng, không thơm như hạt của quả dổi nếp dùng làm gia vị.
Cây dổi rừng mọc chủ yếu ở các vùng đồi núi Tây Bắc.
Hạt dổi rừng
Hạt dổi rừng được chọn làm gia vị và được coi là thứ “vàng đen” của Tây Bắc là loại hạt của cây dổi nếp. Cùng với hạt mắc khén, hạt dổi rừng đã trở thành một loại gia vị không thể thiếu của các món đặc sản Tây Bắc.
Ở mỗi địa phương của Tây Bắc như Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu hay Điện Biên, hạt dổi rừng đều là nét đặc sắc và là đặc sản của địa phương đó.
Hạt dổi rừng lúc còn tươi, được tách hạt và trước khi đem phơi có màu đỏ trông rất đẹp mắt. Tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng có thể tìm mua được hạt dổi rừng đâu nhé! Mặc dù giá thị trường của loại hạt này khá cao nhưng người ta vẫn săn lùng để một lần thủ thưởng thức món quà tuyệt vời của núi rừng Tây Bắc.
Thu hoạch
Như đã đề cập bên trên, cây dổi khá cao và thân cũng to, do đó không thể hái được. Người ta thu hoạch quả dổi bằng cách nhặt. Nghe khá thú vị đấy chứ! Người ta chờ cho quả dổi chín hẳn trên cây và rụng xuống, nhặt lấy và đem về nhà tách hạt ra khỏi vỏ. Cũng có khi để cẩn thận hơn, họ phải giăng bạt bên dưới gốc cây để quả rụng xuống, lỡ có chín quá hạt có rơi ra thì cũng không làm sót hạt nào.
Chế biến hạt dổi rừng
Hạt dổi rừng dùng để chế biến thành một loại gia vị không thể thiếu trong các món đặc sản của người dân vùng Tây Bắc. Vậy thì chế biến như thế nào và thành những món gì?
Dùng để ướp đồ nướng
Đối với các món nướng như thịt nướng, cá nướng của người dân Tây Bắc thì không thể thiếu loại gia vị này để tẩm ướp, giúp cho món ăn thêm đậm vị.
Người ta sẽ dùng hạt dổi rừng và hạt mắc khén để ướp thịt, cá trong vòng 15 phút cho gia vị này ngấm đều vào thực phẩm, sau đó đem lên nướng.
Mùi thơm của hạt mắc khén và hạt dổi sẽ khiến cho món ăn trở nên đặc sắc, và nếu đã thưởng thức một lần, đảm bảo bạn sẽ không bao giờ quên được món ăn đặc sản Tây Bắc này.
Gia vị không thể thiếu trong món thịt gác bếp
Thịt gác bếp là một loại đặc sản của riêng vùng Tây Bắc. Món ăn này được chế biến rất cầu kì ở khâu tẩm ướp trước khi treo lên gác bếp. Nguyên liệu chính là thịt của những con trâu, bò được chăn thả tự nhiên ở những cánh đồng cỏ bạt ngàn Tây Bắc.
Trước khi troe những miếng thịt lên gác bếp hàng tháng trời, người ta sẽ tẩm ướp gia vị. Và một trong những loại gia vị làm nên hương vị đặc trưng của đặc sản này chính là hạt dổi rừng.
Nếu đã một lần nếm qua thịt gác bếp của người dân Tây Bắc chính hiệu, bạn sẽ cảm nhận được hương thơm và vị cay tê tê nơi đầu lưỡi, chính là do hạt dổi rừng tạo nên. Ngoài ra là vị ngon, độ ngọt của miếng thịt tự nhiên thật khó quên.
Bài viết liên quan:
Chẩm chéo
Chẩm chéo là tên một loại thức chấm cực kì ngon của vùng Tây Bắc. Loại món chấm này được chế biến từ hạt dổi rừng, hạt mắc khén và hơn 10 loại gia vị khác, tạo nên một món chấm độc đáo mà người ta cho rằng có thể tác động đến từng xúc giác.
Chẩm chéo được dùng để chấm tất cả các món từ món cá, món thịt hay đơn giản là món rau.
Chẩm
Chẩm thì lại là một món chấm khác cũng từ các loại hạt nhưng đơn giản hơn.
Người ta cho rằng chẩm là biến thể đơn giản của chẩm chéo, và người miền xuôi có thể tự chế biến được từ những nguyên liệu có sẵn như sau: bột canh, ớt tươi, hạt mắc khén và hạt dổi. Những loại gia vị này sẽ trộn quyện vào nhau tạo nên một món chấm cũng không thua kém gì chẩm chéo, cũng gây cho người ta cái sự quyến luyến khó quên.
Cách phân biệt hạt dổi rừng thật – giả
Ngày nay, vì lợi nhuận nên có rất nhiều nơi bán hạt dổi rừng dỏm mà hét giá trên trời, rao rằng hạt loại 1. Bạn nên biết rằng hạt dổi rừng rất khó tìm để mua, vì hầu hết người dân để dùng, để biếu, nếu dư ra thì mới đem bán. Và giá của một ký hạt dổi là tính bằng tiền triệu.
Hạt dổi rừng loại 1 là loại hạt được nhặt từ những cây dổi già cổ thụ. Hạt chín đỏ trên cây, tự rụng xuống đất sau đó mới được người dân nhặt về phơi khô.
Hạt dổi rừng loại 2 là loại hạt được hái trực tiếp trên cây, cây này có tuổi thọ nhỏ hơn những cây ở loại 1. Người ta sẽ hái cả quả đã chín và chưa chín, do đó dĩ nhiên chất lượng sẽ kém hơn hạt chín đỏ trên cây như loại 1.
Hạt dổi rừng loại 3, chính là loại được người ta đem về trồng, tuổi thọ cây non, cho chất lượng quả kém. Tuy nhiên đây lại là loại được bày bán nhiều nhất. Bạn sẽ phân biệt loại này dựa vào mùi. Hạt này có mùi hắc chứ không thơm như hạt dổi rừng đã kể bên trên, ngoài ra khi nướng cũng không nở căng như loại 1, loại 2.
Quả dổi rừng có tác dụng chữa bệnh gì?
Ở Tây Bắc, người ta dùng hạt dổi để ngâm rượu dùng để xoa bóp hỗ trợ điều trị một số bệnh về xương khớp.
Khoa học cũng cho rằng đây là một loại thuốc quý có nhiều công dụng trong chữa các bệnh tiêu hóa và xương khớp.
Cách ngâm rượu hạt dổi
Dùng hạt dổi tươi, phơi khô rồi cho vào bình thủy tinh và sau đó đổ rượu vào ngâm theo tỉ lệ 1 kí dổi thì 3 lít rượu trắng.
Rượu hạt dổi giúp chữa bệnh gì?
Thoái hóa khớp: đây là một loại bệnh tưởng không gây ảnh hưởng nguy hiểm tới tính mạng, nhung nếu không chạy chữa sẽ rất nghiêm trọng. Dùng rượu hạt dổi xoa bóp sẽ giúp người bệnh bớt đau, giảm sưng vùng khớp hư tổn.
Thoát vị đĩa đệm: nếu mắc phải chứng bệnh này, người bệnh nên chạy chữa tại các bệnh viện lớn, cả Đông y lẫn Tây y cùng với các phương pháp bấm huyệt, châm cứu, vật lý trị liệu. Bên cạnh đó, nên xoa bóp bằng rượu hạt dổi rừng để hỗ trợ điều trị, giúp rút ngắn thời gian trị bệnh.
Gai cột sống: căn bệnh này ngày xưa chỉ xuất hiện ở những người lớn tuổi khi cột sống bắt đầu thoái hóa. Tuy nhiên ngày nay những người trung niên cũng gặp phải. Ngoài sự can thiệp của y học thì nên sử dụng rượu ngâm hạt dổi để xoa bóp sẽ giúp người bệnh nhanh khỏi.
Viêm khớp: bệnh viêm khớp có thể gặp ở người trường thành, nhất là khi thời tiết thay đổi thì căn bệnh này hoành hành khiến nhiều người rất khó chịu. Hãy sử dụng rượu ngâm hạt dổi để xoa bóp chỗ bị đau nhức mỗi ngày, bạn sẽ thấy các cơn đau mất đi.
Thiên nhiên thật đa dạng! Qua bài viết quả dổi rừng có tác dụng chữa bệnh gì, chúng tôi tin rằng bạn đã biết thêm về một loại hạt được mệnh danh là “vàng đen Tây Bắc”, về đặc điểm cũng như giá trị mà loại hạt này mang lại. Không chỉ là một loại gia vị đặc trưng, hạt dổi rừng còn là một loại thuốc quý trị bệnh về xương khớp khá hay đúng không nào?