Nhắc đến lẫu thì bạn sẽ nghĩ ngay đến rất nhiều món lẫu khác nhau như lẩu thái, lẩu nấm, lẩu hải sản, lẩu ếch,… Mỗi loại lẫu mang một nét đặc trưng riêng với các vị ngọt, cay, mặn khác nhau. Tuy nhiên có nhiều người thích ăn kết hợp giữa loại lẫu này với loại lẫu khác để thêm phần hấp dẫn, thì đây chính là món lẫu thập cẩm. Tuy nhiên ăn lẫu thập cẩm với rau gì thì ngon nhất? Sau đây hãy cùng toptacdung.com đi tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này.
Mục lục
Nguyên liệu cần có để nấu một nồi lẩu thập cẩm là gì?
So với các loại lẫu khác thì lẩu thập cẩm khá đa dạng và phong phú về nhiều loại nguyên liệu khác nhau. Tuy nhiên những nguyên liệu phổ biến nhất được nhiều người sử dụng khi nấu lẩu thập cẩm vẫn là thịt gà, thịt bò, lòng lợn, tim heo hoặc là lẩu thập cẩm hải sản như mực, tôm, ngao,…
Sau khi đã quyết định được sẽ ăn lẩu thập cẩm ở dạng nào rồi thì bạn có thể tiến hành lựa chọn nguyên liệu chính để nấu lẩu. Không chỉ có các nguyên liệu chính để nấu mà bạn cũng cần phải quan tâm nhiều đến các nguyên liệu phụ, gia vị vì nước lẩu là phần quan trọng quyết định nồi lẩu thập cẩm đó ngon hay dở, nước lẩu có đậm đà thơm ngon hay không.
Nguyên liệu chính để nấu lẩu thập cẩm
Nếu như bạn lựa chọn nguyên liệu chính đó chính là xương lơn, xương ống hoặc xương sườn để hầm lấy nước thì bạn có thể để nguyên vừa vặn với nồi nước để hầm lấy nước dùng. Không nên chặt xương ra làm thành những miếng quá nhỏ để tránh nước dùng có vụn xương, nước có cấn.
Nếu như bạn chọn nguyên liệu chính để nấu lẩu là thịt gà thì bạn có thể sử dụng xương gà và hầm trong khoảng từ 2 – 3 tiếng để có được nồi nước thơm ngọt. Bạn cho thêm sả, hành, cà chua, khoai môn, cà rốt, đậu phụ trắng và các loại gia vị khác để cho nước lẩu được đậm đặc, bổ dưỡng và thơm ngon hơn.
Các loại rau ăn lẩu thập cẩm
Nói đến lẩu thì chúng ta sẽ không thể không nghĩ đến các loại rau xanh cho món lẩu thêm phần ngon miệng và đặc sắc hơn. Các loại rau để ăn lẩu thập cẩm thì thường sẽ không có gì khác so với các loại lẩu khác như lẩu thái, lẩu ếch, lẩu nấm, lẩu cua,.. Bạn có thể lựa chọn bất kì loại ra nào mà bạn cảm thấy yêu thích và phù hợp.
Bạn nên mua rau ở các cửa hàng bán rau sạch, siêu thị, còn nếu như nhà bạn trồng được các loại rau thì đây chắc chắn là sự lựa chọn tốt nhất. Vừa có thể đảm bảo vệ sinh an toàn lại vừa không phải lo lắng về sự độc hại từ thuốc trừ sâu, khi sử dụng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng.
Gia vị nấu lẩu thập cẩm
Không chỉ có các nguyên liệu chính mà gia vị còn là một thành phần không thể nào thiếu được khi chế biến bất kì món lẩu nào chứ không riêng gì lẩu thập cẩm. Gia vị sẽ giúp cho món ăn trở nên thơm ngon, đậm đặc và tinh tế hơn. Một số gia vị thường được sử dụng trong lẩu thập cẩm như là hạt tiêu, sa tế, ớt tươi, bột ngọt, bột canh, nước mắm, hành khô, hành tươi, hành tây, cà chua, sả, me, nghệ,… và nhiều loại gia vị khác tùy thuộc vào khẩu vị của mỗi người.
Duy nhất 8 loại rau này ăn kèm với lẩu thập cẩm là ngon nhất
Như đã nói, rau ăn kèm với lẩu thập cẩm khá giống với nhiều loại lẩu khác và dường như nó không quá kén các loại rau cho nên bạn có thể lựa chọn những loại rau mà bạn yêu thích. Tuy nhiên nếu lẩu thập cẩm ăn cùng với những loại rau này sẽ có hương vị thơm ngon và đặc biệt hơn.
Lẩu thập cẩm ăn cùng với rau chuối
Rau chuối hay còn có cái tên gọi khác là hoa chuối, rau chuối thường được thái nhỏ ra và ăn sống. Rau chuối khá giòn, có vị ngọt mát cho nên thích hợp ăn cùng với các loại lẩu trong đó có lẩu thập cẩm. Rau chuối không chỉ giúp cho nồi lẩu trở nên thơm ngon hơn mà nó còn có tác dụng rất tốt cho sức khỏe của người sử dụng.
Rau chuối có thể giúp hỗ trợ điều trị các bệnh như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, giảm tình trạng ợ chua,… Bạn có thể mua rau chuối đã cắt tại chợ hoặc nếu như tự cắt thì nên ngân ngay với nước pha dấm để giúp cho rau chuối không bị thâm, xỉn màu làm mất màu sắc cho món ăn.
Bài viết liên quan:
Rau cần nước
Rau cần nước là một rau có vị mát, ngọt và được rất nhiều người yêu thích. Rau cần có chứa nhiều dưỡng chất và vitamin tốt cho hệ tiêu hóa, nó cung cấp chất xơ cho cơ thể con người. Rau cần nước thích hợp với món lẩu thập cẩm bò kết hợp với lòng lợn, xương sườn,…
Khi sử dụng rau cần nước để ăn cùng với lẩu thập cẩm thì bạn có thể lấy cả phần lá và phần thân, đặc biệt thì phần lá sẽ chứa nhiều dưỡng chất hơn so với phần thân rau. Thân và lá của rau cần nước khá nhanh mềm chon en bạn không cần nấu quá lâu sẽ khiến rau bị chín nát, ăn sẽ không ngon miệng nữa.
Cải thảo
Cải thảo là một loại rau có vị tương đối nhạt, khi sử dụng cùng với lẩu thập cẩm thì nó sẽ giữ được trọn vẹn hương vị chua cay của lẩu. Cải thảo chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho cơ thể, nó có khả năng chống ung thư, đánh tan chất béo, giải rượu và giúp cho tinh thần được tỉnh táo hơn. Ngoài ra, cải thảo nấu cùng với lẩu thập cẩm sẽ giúp cho nồi lẩu trở nên nhiều màu sắc hơn.
Rau mồng tơi
Rau mồng tơi là một loại rau khá quen thuộc với nhiều người và nó đã trở thanh loại rau yêu thích của nhiều gia đình. Rau mồng tơi có chứa nhiều vitamin C, có tác dụng tán nhiệt và có vị chua nhẹ. Rau mồng tơi được sử dụng nhiều trong các món cay nóng như lẩu trong đó có lẩu thập cẩm. Rau mồng tơi nhanh chín và phần ngon nhất khi ăn cùng với lẩu đó chính là phần ngọn mồng tơi.
Rau muống
Rau muống là một loại rau không thể thiếu trong các món lẩu kể cả lẩu thập cẩm. Rau muống không chỉ giúp món lẩu trở nên ngon miệng hơn mà còn giúp giảm lượng mỡ máu, tăng cường được hệ miễn dịch cho cơ thể. Khi sử dụng rau muống để nấu lẩu thập cẩm thì nên cắt bớt phần lá để giòn hơn hoặc chẻ sợi nhỏ để rau nhanh thấp vị lẩu.
Xà lách
Rau xà lách có thể kích thích được hệ tiêu hóa, giàu muối khoáng và có tác dụng giải nhiệt hiệu quả. Ăn xà lách có thể giúp cho cơ thể được trở nên tỉnh táo hơn, giảm stress và có thể làm giảm được vị tanh của các loại hải sản trong lẩu Thái, lẩu Thập cẩm.
Cải cay
Cải cay là một loại rau được sử dụng trong lẩu thập cẩm, lẩu Thái hải sản. Cải cay có khả năng hỗ trợ hệ tiêu hóa, có tính ôn, có chứa một lượng chất xơ lớn cho cơ thể con người. Cải cay còn có chứa nhiều dưỡng chất và vitamin có thể ngăn ngừa được tình trạng lão hóa, giúp da dẻ trở nên trắng sáng, hồng hào hơn, tốt cho máu.
Cải ngọt
Ngoài cải cay ra thì cải ngọt cũng là một trong những loại rau được sử dụng ăn kèm cùng với lẩu thập cẩm. Rau cải ngọt sẽ giúp cho hệ tiêu hóa được hoạt động tốt hơn, duy trì sự ngon miệng và sẽ giúp bạn không bị quá no. Cải ngọt có tính mát, chống mỡ trong gan, tăng sức đề kháng cho cơ thể, tăng cường lượng vitamin C cho cơ thể. Khi nấu cùng lẫu thập cẩm thì không nên để rau bị nhũn, quá chín sẽ mất ngon.
Rau là một nguyên liệu cần thiết cho các món lẩu trong đó có lẩu thập cẩm, rau xanh giúp món ăn trở nên ngon miệng hơn, không ngấy, tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe của con người. Bài viết Duy nhất 8 loại rau này ăn kèm với lẩu thập cẩm là ngon nhất đã gợi ý những nguyên liệu cần thiết để chế biến món lẩu thập cẩm. Hi vọng đây sẽ là bài viết tham khảo hữu ích dành cho tất cả mọi người.
Có thể bạn quan tâm:
- Top 9 Tác dụng của quả Cà Tím
- Top 12 tác dụng chữa bệnh của cây rau mương
- Uống nước ép rau cần tây có tác dụng gì
- Top 11 tác dụng chữa bệnh của cây rau ngổ điếc
- Top 9 Tác dụng của quả Dâu Rừng