Chuối là một loại cây đã rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Từ xa xưa ông cha ta đã biết trồng chuối lấy quả để ăn, thân chuối làm rau, hoa chuối làm nộm, củ chuối xào nấu…Vậy còn nhựa chuối xanh có tác dụng gì? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé
Mục lục
Tìm hiểu khái quát về cây chuối
Cây chuối thuộc về họ Chuối là loài thân giả, thân chính của chuối chính là phần củ chối nằm sâu trong đất, thân giả được tạo nên bởi các bẹ lá xếp trồng lên nhau. Cây thường mọc thành bụi và được trồng bằng cách tách rời cây non đem trồng thành bụi mới. Mỗi cây chuối chỉ ra hoa và tạo quả có 1 lần, quả chuối được tạo thành nải gồm 2 hàng, nhiều nải kết hợp với nhau tạo thành buồng. Mỗi nải chuối có thể có 20 quả, một buồng thì có tới 10-15 nải. Quả chuối chưa chín có màu xanh, chín có màu vàng. Kích thước và hình dạng quả chuối phụ thuộc vào giống chuối và điều kiện thổ nhưỡng của đất.
Bộ phận dùng của chuối:
+ Lá chuối: dùng làm nguyên liệu để bó ngoài của các loại bánh, nen chua…
+ Quả chuối: chuối chín dùng để ăn như các loại hoa quả, chuối xanh dùng làm thuốc, làm thực phẩm
+ Hoa chuối: dùng làm thực phẩn cho các món lẩu, món nộm, rau sống hoặc dùng làm hoa trang trí
+ Thân chuối: Phần non có thể dùng làm thực phẩm, rau, phần già có thể dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Ngoài ra một số nới có thể dùng làm vật trang trí
Các loại cây chuối có ở Việt Nam
Ở Việt Nam có nhiều giống chuối khác nhau, các giống chuối này khác nhau ở hình dạng, kích thước quả chuối và cả hương vị của chuối nữa:
– Chuối tiêu (Chuối già): Chuối tiêu có 5 loại khác nhau: Chuối tiêu lùn thấp, chuối tiêu lùn cao, chuối tiêu hồng, chuối tiêu hương, chuối tiêu cúi. Chuối tiêu thường có kích thước to, quả hình lưỡi liềm, khi chuối tiêu xanh khi già có thể ăn sống được mà không bị chát, khi chuối chín ăn có vị ngọt, mùi thơm tuy nhiên nếu để quá chín hay bị cay, chỉ nên ăn khi chuối có vỏ vàng, nếu chuyển sang màu đen thì chuối bị nhũn ăn không ngon nữa. Đây là giống chuối được trồng phổ biến ở Việt Nam
– Chuối tây (Chuối sứ): Chuối tây thường không cong như chuối tiêu, ngắn, mập mạp hơn chuối tiêu và thon nhọn ở 2 đầu. Khi còn xanh quả có màu xanh nhạt hơn, khi chín có màu vàng tươi, không có đốm như chuối tây. Chuối tây cũng có vị ngọt khi chín, và thường chỉ ăn được khi chuối đã chín vàng, chuối xanh không thể ăn sống mà chỉ có thể luộc lên để ăn.
– Chuối cau (chuối mắn/chuối ré): Quả nhỏ, ngắn tròn lẳn. Khi chín vỏ vàng, mỏng, thịt chuối thơm ngon. Buồng chuối nhỏ, sản lượng thấp
– Chuối hột: Quả to, không cong, có 5 cạnh, vỏ quả dày, phần thịt quả có nhiều hột to, cứng. Quả chuối hột thường dùng làm thuốc.
Quả chuối xanh có tác dụng gì
Quả chuối chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe, chuối có chưa tinh bột, đường, các khoáng chất như kali, calci, cung cấp chất xơ và các vitamin nhóm B như B1, B6, vitamin C…đồng thời cũng chứa các chất chống oxy hóa. Hàm lượng đạm và chất béo trong chuối là rất thấp. Chuối chín chứa nhiều đường hơn chuối xanh. Khi chuối chín thành phần tinh bột trong chuối xanh chuyển hóa thành đường do đó chuối chín có vị ngọt và cung cấp nhiều năng lượng hơn chuối xanh.
Tuy nhiên do đặc tính này mà quả chuối xanh mang lại nhiều giá trị trong đời sống. Trung bình, trong 100g chuối xanh cung cấp khoảng 89 kcal ít hơn so với chuối chín (105 kcal). Thành phần chính trong 100 g chuối xanh: 22,84g tinh bột, 2,6 g chất xơ, tổng lượng đường 12,23 g đường, 358 mg kali, các chất điện giải calci, natri, magnesi, 8,7mg vitamin C, và các vitamin nhóm B… Và dưới đây là một số tác dụng của chuối xanh:
Cải thiện sức khỏe tiêu hóa: Chuối xanh giàu chất xơ, giúp kích thích tiêu hóa, chống táo bón. Ngoài ra chuối xanh còn giúp kích thích hệ vi sinh vật có ích trong đường ruột giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Giảm cân: Trong chuối xanh có hàm lượng chất xơ cao, ít năng lượng, loại tinh bột trong chuối xanh cũng khó hấp thu, chậm hấp thu, tạo cảm giác no lâu và cung cấp rất ít năng lượng cho cơ thể. Do đó chuối xanh là một loại thực phẩm giảm cân hiệu quả và an toàn.
Ngăn ngừa tiểu đường: Chuối xanh có khả năng ngăn chặn và làm giảm sự hấp thu đường glucose và làm tăng nồng độ insulin bài tiết trong cơ thể, do đó ngăn ngừa được bệnh tiểu đường. Ngoài ra, hàm lượng vitamin B6 có trong chuối xanh là tác nhân quan trọng tham gia vào các phản ứng trao đổi chất trong cơ thể, sự hình thành protein vận chuyển oxy trong máu – hemoglobin, đồng thời đóng góp vào việc kiểm soát đường huyết
Bài viết liên quan:
Ngăn ngừa ung thư đại trực tràng: Nhiều nghiên cứu khẳng định chuối xanh có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng, do khả năng hạn chế táo bón, hạn chế sự tích tụ phân ở đại trực tràng do đó hạn chế vi khuẩn có hại ở ruột. Sự kích thích phát triển các probiotic đường ruột giúp tăng cường vi khuẩn có lợi, giảm vi khuẩn có hại, loại bỏ các độc tố bám trên thành ruột do đó giảm nguy cơ gây ung thư đại trực tràng.
Giảm đau dạ dày: Bột chuối xanh khi uống vào cơ thể có tác dụng làm tăng chất nhầy bao lấy niêm mạc dạ dày, có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Ngoài ra chuối xanh còn làm giảm tiết dịch vị qua đó làm giảm đau loét dạ dày. Người ta thường lấy thịt chuối xanh cắt lát, sấy khô rồi tán nhỏ thành bột, trộn cùng với mật ong để chữa đau dạ dày.
Cải thiện sức khỏe tim mạch: Chuối xanh là nguồn thực phẩm rất giàu kali, khoáng chất. Chuối xanh và chuối chín đều rất có lợi cho những bệnh nhân phải dùng thuốc lợi tiểu giảm kali, do sẽ bổ sung thêm lượng kali mà cơ thể bị mất. Ngoài ra chuối xanh còn giúp giảm cholesterol máu, giảm đường huyết, tránh thừa cân béo phì, rất tốt cho tim mạch.
Nhựa chuối xanh có tác dụng gì? nhiều người sửng sốt
Tác dụng của quả chuối xanh chắc có lẽ cũng không còn xa lạ với mọi người tuy nhiên nhựa chuối xanh có tác dụng gì thì chắc ít ai biết tới. Sau đây là một số tác dụng chữa bệnh của nhựa chuối xanh, cũng như bài thuốc chữa bệnh, các bạn có thể tham khảo thêm:
Chữa bệnh hắc lào
Đây là bệnh ngoài da mắc phải do thiếu vệ sinh, một số loại vi khuẩn đã ký sinh trên da người gây ra. Việc da phải tiếp xúc với nguồn nước bẩn thường xuyên là nguyên nhân chính khiến các vi khuẩn gây bệnh có cơ hội xâm nhập và gây bệnh trên da. Nhựa chuối xanh có tác dụng chữa hắc lào, đây là mẹo dân gian được truyền từ thời xưa với cách thực hiện như sau:
Cách làm: Nguyên liệu chính chỉ cần 1 quả chuối xanh
- Rửa sạch vùng da bị hắc lào, lau khô
- Cắt lát chuối xanh, xát phần nhựa chuối vào vết hắc lào
- Để khô tự nhiên và thực hiện hằng ngày sẽ khỏi bệnh
Thật đơn giản và rẻ tiền và an toàn đúng không các bạn, nhưng cách chữa hắc lào bằng nhựa chuối xanh yeu cầu phải kiên trì trong một thời gian bạn nhé. Chuối xanh càng non thì càng nhiều nhựa. Bạn nên lựa quả chuối non với mục đích này nhé
Chữa bệnh đau dạ dày
Chuối xanh tước bỏ vỏ ngoài, ngâm nước cho bớt nhựa, thái lát mỏng, sau đó phơi hoặc sấy khô đến khi bẻ thấy giòn, tán thành bột, bỏ vào hủ, mỗi ngày lấy ra ăn trọn cùng với mật ong hoặc có thể vê với mật ong thành từng viên, cất ăn dần. Ngoài ra, có gọt vỏ ngoài, thái đôi, cho vào nước muối loãng ngâm khoảng 1-2 giờ, rồi vớt ra, thái nhỏ để ăn cùng rau sống rất ngon mà lại có thể giảm đau dạ dày.
Chữa sỏi bàng quang
Chuối hột xanh thái mỏng, sấy khô, rang vàng hạ thổ trong vài ngày. Đem tán thành bột mịn để uống, mỗi lần từ 30-50 g hoặc có thể đem hãm hoặc sắc thành nước uống mỗi ngày, mỗi lần 50-100 g, uống sau ăn. Có thể dùng dạng nước hãm như pha trà uống. Hoặc tán dược liệu thành bột, rây mịn, uống mỗi ngày 30-50g chia làm hai lần. Bên cạnh đó, chuối hột xanh vị chát, pha ngọt, tính mát, ngoài tác dụng chữa phá sỏi còn có tác dụng chữa dạ dày, bổ tỳ, nhuận trường, lợi tiểu, tăng cường sức khỏe.
Chữa tiêu chảy
Bột chuối tây xanh chứa nhiều nhiều tannin và muối khoáng, giúp cầm tiêu chảy và đồng thời cung cấp muối khoáng cho các trường hợp bị tiêu chảy, mất nước. Bột chuối tây cũng có thể được dùng để phòng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi và ợ chua.
Chuối tây xanh, già, gọt vỏ, rửa sạch bằng nước muối loãng, cắt thành từng lát mỏng, phơi hoặc sấy khô đến kh dùng tay bẻ thấy giòn là được, nghiền nhỏ thành bột mịn. Bột này đem trộn trộn với bột gạo, quấy cho trẻ ăn để trị tiêu chảy. Một số bệnh viện cũng đã sử dụng bột chuối tây xanh nấu bột cho trẻ theo tỷ lệ bột chuối: đường kính 1:1. Bột chuối hòa với nước, nấu chín, cho thêm đường kính và muối vào khuấy đều, để cho trẻ ăn trong ngày phòng và điều trị tiêu chảy.
Cách loại bỏ nhựa chuối xanh trên quần áo
Cây chuối có rất nhiều nhựa, trên lá, thân, hoa và quả. Việc bị dính nhựa chuối vào quần áo là điều không phải hiếm, nó không gây hại nhưng sẽ gây bẩn quần áo, gây mất cảm quan. Chúng ta cùng chia sẽ một số kinh nghiệm làm sạch mủ chuối khi dính vào quần áo nhé, lưu ý . Các cách này chỉ có tác dụng nếu bạn làm ngay khi bị nhựa chuối dính vào, còn nếu vết dính nhựa chuối đã lâu bạn chỉ có cách duy nhất là dùng nước tẩy quần áo chuyên dụng thôi.
Dùng dấm ăn: Ngay sau khi bị dính nhựa chuối lên quần áo bạn cho uần áo vào thau chứa dấm ăn (dấm gạo, dấm táo) ngâm trong vài giờ, sau đó khi cảm thấy nhựa chuối có dâu shieeuj mờ đi thì dùng bàn chải chà cho đến sạch là được.
Nước muối loãng: Cho ngay quần áo bị dính nhựa chuối vào thau chứa nước muối loãng ngâm trong 2 giờ. Sau đó, sử dụng một lát chanh tươi chà lên vết nhựa nhiều lần, acid trong chanh sẽ làm cho vết nhựa mờ đi, rồi biến mất hoàn toàn.
Ngoài ra việc sử dụng bột giặt sẽ giúp bạn có thể tiết kiệm thời gian và sức lực hơn, nhưng nếu một ngày nào đó không may trong nhà không còn muỗng bột giặt nào, hoặc loại xà phòng đang dùng không đánh bật được vết mủ này, thì bạn hảy thử cách trên nhé.
Cây chuối quả là rất hữu ích đúng không các bạn, một loại cây phổ biến, dễ kiếm, dễ trồng, dễ tìm mua và mang đến nhiều lợi ích cho con người. Thông qua chia sẽ trên hy vọng các bạn sẽ có thể tận dụng được hết các công dụng của cây chuối nhé. Nếu ai đó hỏi bạn nhựa chuối xanh có tác dụng gì thì bạn có thể giải đáp giúp họ rồi nhé. Hơn thế nữa hãy khuyến khích mọi người trong gia đình ăn chuối nhé, chuối xanh hay chín đều có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe đấy ạ.