Theo nghiên cứu, các loại rau rừng luôn có giá trị dinh dưỡng hơn đa số các loại rau khác, trong đó phải kể đến Cây rau nhái rừng. Rau nhái rừng không chỉ là một loại rau sống phổ biến ở miền đồng bằng sông Cửu Long, mà còn là một vị thuốc dân gian không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác. Hãy cùng tìm hiểu về Cây rau nhái rừng qua bài viết dưới đây.
Toc
Cây rau nhái rừng là cây gì?
Rau nhái có tên khoa học là Cosmos caudatus, thuộc bộ Cúc, họ Cúc, chi Cúc tây. Tên Rau nhái được sử dụng phổ biến ở miền Nam, còn tại miền Bắc và miền Trung thì tên phổ biến là Sao nhái. Rau nhái có ba loài là rau nhái – có hoa màu tím, cây rau nhái hoang (hay cây rau nhái rừng) – có hoa màu hồng và cây rau nhái trồng – có hoa màu vàng. Cây rau nhái hoang là nhiều giá trị dinh dưỡng hơn cả, các loại còn lại được xếp vào nhóm tương cận.
Cây rau nhái là loại cây thân thảo, thường mọc hoang cặp theo bờ ruộng, trên vườn đất ẩm hay trên nương rẫy. Cây rau nhái có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Châu Mỹ. Tại Việt Nam, chúng phát triển phổ biến nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Loài cây này rất dễ trồng nếu như được chăm bón tốt.
Cây rau nhái có thân mọc đứng, cao từ 0,3m đến 3m. Thân cây có màu xanh phớt tím, trơn và có lông thưa. Cây có lá kép ba lần, mọc so le, gốc cuống phát triển thành bẹ. Hoa của cây mọc đơn độc hoặc từng cụm ở phần đỉnh của cây. Mỗi hoa cây rau nhái có từ 5 đến 10 quả.
1. https://toptacdung.com/archive/699/
2. https://toptacdung.com/archive/2546/
3. https://toptacdung.com/archive/3408/
Tác dụng của Cây rau nhái rừng
Theo các nhà khoa học, trong Rau nhái rừng có chứa các chất có lợi cho sức khỏe là Iacsium, vitamin A, vitamin C, protein, chất béo, muối khoáng và carbohydrate. Bên cạnh đó, trong lá rau còn chứa đến hơn 20 loại chất chống oxy hóa như hecsamer, cuersetin glycoside, axit chlorogenic,… Vì vậy, rau nhái có rất nhiều tác dụng thần kỳ. Hãy cùng điểm qua top 5 tác dụng thần kỳ của Cây rau nhái rừng nhé!
Làm thức ăn
Lá Cây rau nhái dù non hay già đều có thể ăn sống được. Và hơn thế nữa, khác các loại rau sống thông thường, lá rau nhái có mùi thơm nhè nhẹ của trái xoài nên vô cùng dễ ăn. Rau nhái sống là món phổ biến trong nhà những người dân đồng bằng sông Cửu Long. Chúng được ăn cùng với các món thôn quê dân dã như cá đồng kho, thịt kho, bóp gỏi,… Chúng cũng có thể được xào nấu hay nhúng lẩu như các loại rau khác.
Bổ máu
Người Malaysia, Philippines, Indonesia đặc biệt thích ăn rau nhái. Bởi theo các bài thuốc dân gian ở các nước trên, rau nhái là một vị thuốc giúp lọc sạch và làm tăng lượng máu lưu thông trong cơ thể. Ngoài ra chúng còn có tác dụng trị các cơn co thắt tử cung nên còn được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh về nội tiết của nữ giới.
Chữa trị bệnh tiểu đường
Trong Cây rau nhái có nồng độ polyphenol và các chất chống oxy hóa rất cao. Đây đều là những hợp chất vô cùng hữu ích trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Chống lão hóa
Do có đến hơn 20 loại chất chống oxi hóa đã nêu bên trên, nên tinh chất chiết suất từ Cây rau nhái trở thành một nguồn tuyệt vời của chất chống lão hóa và chống oxi hóa. Trong 100 gam lá Rau nhái có chứa 2400 mg L-ascorbic acid (vitamin C) có tác dụng tương đương chất chống oxy hóa.
1. https://toptacdung.com/archive/550/
2. https://toptacdung.com/archive/3509/
3. https://toptacdung.com/archive/3102/
Ngăn ngừa bệnh loãng xương
Tinh chất chiết từ lá rau nhái với liều lượng 500 mg/1kg được dùng để trị bệnh loãng xương hoặc kết hợp nó với Canxi và vitamin E cũng là một phương thuốc được kê trong việc điều trị bệnh này. Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh loãng xương, nhất là ở người lớn tuổi và phụ nữ đã qua thời kỳ mãn kinh, cần duy trì thói quen ăn rau nhái hàng ngày một cách vừa phải.
Ngoài 5 tác dụng thần kỳ của Cây rau nhái rừng như đã nêu trên, cây rau nhái còn có một số tác dụng khác như giải độc, hỗ trợ chữa trị bệnh cao huyết áp, chữa ho và sốt,… Dó đó, rau nhái là một dược phẩm tuyệt vời có nguồn gốc từ thiên nhiên đang dần được ưa chuộng. Vì vậy, hi vọng bạn đã có được những thông tin cần thiết và hữu ích qua bài viết này và hãy cùng chia sẻ tới những người xung quanh.