Khoai sọ là một món ăn quen thuộc và cũng có thể là một món ăn yêu thích của nhiều người, tuy nhiên vẫn không có nhiều người biết đến tác dụng thật sự của nó. Khoai sọ được các chị em phụ nữ tin dùng cho bữa ăn của mình với mong muốn tạo ra một món ăn ngon và lạ miệng, tuy nhiên khoai sọ còn có rất nhiều tác dụng khác. Trong bài viết ngày hôm nay, toptacdung.com sẽ đi tìm hiểu về khoai sọ, tác dụng và những món ăn được nấu từ khoai sọ.
Mục lục
Khoai sọ là khoai gì?
Khoai sọ là tên một loại khoai thuộc họ ráy, khoai sọ có nguồn gốc từ các vùng đồng bằng của Malaysia. Cây khoa sọ có củ cái và củ con, không giống như khoai môn, củ cái của khoai sọ có kích thước nhỏ, có nhiều củ con và củ của khoai sọ có chứa nhiều tinh bột. Khoai sọ thcish hợp tồng ở những vùng đất thịt nhẹ, thoát nước tốt, giàu mùn.
Thường thì khoai sọ sẽ được trồng chủ yếu ở các vùng đồng bằng và trung du. Tại nước ta thì có khá nhiều loại khoai sọ như là khoai sọ sớm, khoai sọ muộn, khoai sọ trắng, khoai sọ nghệ, khoai sọ núi, khoai sọ dọc trắng, khoa sọ dọc tía, khoai sọ dọc xanh, khoai sọ dọc tím,… Người ta thường chế biến khoai sọ thành các món ăn như nấu canh, các món hầm, nấu chè,…
Khoai sọ có tác dụng gì?
Khoai sọ được sử dụng để chế biến các món ăn cho bữa ăn của gia đình, tuy nhiên ngoài việc chỉ là một món ăn đơn giản ra thì khoai sọ còn được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là một món ăn rất tốt cho sức khỏe của con người nhưng không phải ai cũng biết. Sau đây toptacdung.com sẽ liệt kê những tác dụng của khoai sọ để mọi người có thể cùng tìm hiểu.
Tốt chi hệ tim mạch
Khoai sọ có chứa nhiều chất dinh dưỡng rất có lợi cho swusc khỏe của con người như kẽm, magie, sắt, đồng, mangan và kali. Trong đó thành phần kali là một thành phần khá quan trọng trong việc hình thành các tế bài và tạo chất dịch cho cơ thể giúp cơ thể có thể điều hòa được nhịp tim. Đối với những người huyết áp cao thì kali còn có thể giúp ổn định huyết áp và làm giảm huyết áp trong cơ thể.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Ăn khoai sọ có thể bổ sung được chất xơ và các hạt tinh bột cho nên khoai sọ có tác dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa của con người. Ăn khoai sọ sẽ giúp bạn có thể chữa được bệnh táo bón, ngăn ngừa bệnh trĩ, giúp nhuận tràng, tăng lượng đường trong máu, hỗ trợ viêm thận, chống suy nhược cơ thể và giúp cho hệ tiêu hóa của bạn khỏe hơn.
Tăng cường miễn dịch
Khoai sọ có chứa nhiều dinh dưỡng và vitamin rất tốt cho sức khỏe của con người. Vitamin C có trong khoai sọ sẽ giúp cho cơ thể chống được quá trình oxy hóa, có lợi cho hệ thống miễn dịch cơ thể, loại bỏ các tế bào xấu, giúp bạn chống lại nhiều mầm bệnh nguy hiểm và có một sức khỏe được tốt hơn. Ngoài ra, khoai sọ còn được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày cũng với thịt, rau muống hoặc nấu cháo khoai sọ để có thể điều trị bệnh viêm thận mãn tính.
Sử dụng khoai sọ còn thể giúp cho bạn ngăn ngừa được tình trạng suy nhược cơ thể, khoai sọ chứa nhiều gluxit có thể cung cấp nhiều năng lượng, nuôi dưỡng các tế bào thần kinh. Những người có dấu hiệu suy nhược, cơ thể gầy ốm hoặc bị bệnh thì nên dùng canh khoai sọ nấu cùng giò heo hoặc nấu cháo thịt sẽ giúp cho cơ thể mau chóng phục hồi, lấy lại sức khỏe.
Bài viết liên quan:
Nấu món gì từ khoai sọ?
Nhiều người chỉ biết đến khoai sọ luộc còn ngoài ra không biết làm món gì khác, tuy nhiên khoai sọ có thể chế biến được rất nhiều món ngon cho gia đình và hoàn toàn bổ dưỡng, sau đây là một số món ăn được chế biến từ khoai sọ:
Canh cua khoai sọ: Cua đồng bỏ yếm và mai, đem rửa sạch sau đó giã nát và lọc lấy nước. Nêm gia vị đầy đủ vào. Khoai sọ bỏ vỏ, rủa sạch và bổ thành từng miếng. Cho khoai vào nước cua đã lọc nấu đến khi khoai chín nhừ sau đí cho rau rút đã làm sạch vào. Đun đến khi vừa chín, nêm nếm lại một lần nữa sau đó nhắc xuống để ăn.
Xương lợn hầm khoai sọ: Bạn mua xương cẳng hoặc xương sống lơn chặn thành đoạn ngắn, ướt gia vị và khoai sọ bạn gọt vỏ rửa sạch cho vào nồi và đổ nước vào hầm trong hai giờ. Món xương hầm khoai sọ có tác dụng trừ phong thấp, trị nổi ban dị ứng, đau nhức chân tay.
Bánh khoai sọ: Cắt nhỏ khoai sọ thành từng miếng mỏng, ngâm cùng với nước muối tỏng khoảng 30 phút để khi rán khoai thì khoai sẽ giòn hơn. Bột mỳ hòa cùng với nước và muối sau đó đem khoai sọ đã cắt cho vào ngâm trong 20 phút. Sau đó vớt khoai sọ ra bán bột, thêm đường và khuấy đều. Chảo để nóng và ngập dầu và bạn tiến hành chiên vàng hai mặt.
Chè khoai sọ: Nấu chính nếp sau đó bỏ khoai sọ đã được cắt nhỏ thành miếng vừa miệng ăn. Nên nếm đường và một ít muối vào trong nồi chè, Đợi đến khi tất cả đã chính thì tắt bếp và đã có thể dùng. Bạn nên ăn nóng để có thể thưởng thức được vị dẻo bùi của nếp và khoai, ngoài ra bạn cũng có thể thêm một ít đậu phông ran để tăng mùi vị cho chén chè.
Ăn khoai sọ nhiều có béo không?
Nhiều người cho rằng vì khoai sọ có chứa nhiều tinh bột cho nên nếu như ăn khoai sọ nhiều thì sẽ rất có thể bị tăng cân, béo phì. Tuy nhiên, theo như nghiên cứu thì ăn khoai sọ sẽ không làm cho bạn bị tăng cân mà còn giúp cho bạn giảm cân và rất tốt cho sức khỏe của mình. Trong khoai sọ có chứa nhiều tinh bột nhưng lại chứa nhiều chất xơ, chất xơ này sẽ hỗ trợ phát triển những vi khuẩn có lợi cho cơ thể, tốt cho đường ruột và tăng cường quá trình tiêu hóa, đốt cháy mỡ thừa.
Cho nên chính vì thế mà ăn khoai sọ sẽ giúp cho bạn kích thích tiêu hóa, chống táo bón, tapoj cảm giác no, no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn và tinh bột của khoai sọ cũng rất dễ tiêu, tốt cho sức khỏe con người. Ngoài ra ăn khoai sọ còn giúp cơ thể bổ sung được các dưỡng chất cho cơ thể như là gluxit, lipit, sắt, vitamin C, vitamin B1, vitamin B2,…
Hiện nay, món khoai sọ được rất nhiều chị em phụ nữ yêu thích và luôn có mặt trong bữa ăn hàng tuần của gia đình. Ăn khoai sọ không chỉ cung cấp dưỡng chất có lợi cho cơ thể mà còn tốt cho hệ tiêu hóa, hệ tim mạch, ngăn ngừa bệnh tật và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể,… Bài viết Khoai sọ là khoai gì? Có tác dụng gì? Nấu món gì? Ăn nhiều có béo không? đã giới thiệu về khoai sọ, tác dụng và những món ăn chế biến từ khoai sọ. Hi vọng thông qua bài viết này bạn sẽ biết thêm về món ăn giàu dinh dưỡng này.