Top Tac Dung https://toptacdung.com Everything Sat, 25 May 2024 02:30:38 +0000 vi hourly 1 https://toptacdung.com/wp-content/uploads/2023/11/cropped-toptacdung-com_-32x32.png Top Tac Dung https://toptacdung.com 32 32 Top 2 tác dụng của cây rau Kèo Nèo https://toptacdung.com/archive/1213/ https://toptacdung.com/archive/1213/#respond Mon, 31 Jul 2023 02:50:04 +0000 https://toptacdung.com/?p=1213 Kèo nèo là loài cây rau dại nhưng nó đã trở thành món ăn dân giã tại miền tây, hơn hết theo chuyên gia dinh dưỡng nó còn mang đến nhiều dinh dưỡng, tác dụng tốt cho sức khỏe. Và để giúp mọi người hiểu rõ hơn về loại rau dại này, sau đây toptacdung.com xin gởi đến bạn Top 2 tác dụng của cây rau Kèo Nèo, cùng tham khảo để biết thêm nhé!

Rau kèo nèo là gì?

Rau kèo nèo còn có tên gọi khác là rau cù nèo, tai tượng, nê thảo, là một loại thực vật thuộc họ Kèo nèo. Là loại cây hoang dại, mọc ở nhiều nơi khu vực Đông Nam á, đặc biệt là vùng đồng bằng Sông Cửu Long – miền sông nước. Nó không còn là cây hoang dại mà thứ rau ấy đã trở thành một nét đặc biệt trong văn hóa ẩm thực của miền Tây Nam bộ.

Kèo nèo có thân hình gần giống với cây lục bình, sống ở nơi bùn đất ẩm ướt chứ không trôi nổi trên mặt nước. Gốc rễ kèo nèo bám sâu dưới bùn đất, cành ngọt vươn lên mặt nước, về mùa nước lũ dâng cao, nước dâng tới dâu ngọt cây vươn đến đấy, nó được biết là loại cây có sức sống mãnh liệt.

Về đặc điểm hình dạng, kèo nèo có lá thẳng và hướng lên trên, cuống lá dài có vỏ bọc, hệ gân song song có mặt cắt tam giác. Phiến lá có hình dạng thay đổi: dạng mác đến elip thuôn dài hoặc ovan rộng, dài từ 8–18 cm. Đỉnh lá nhọn đột ngột, ở phía đáy mỏng hơn, màu xanh sáng.Có 4-6 đôi gân chính và 1 rìa gần như song song và hội tụ theo hướng đỉnh, hàng loạt gân ngang song song và vuông góc với gân chính giữa tạo thành nhiều hình mắt lưới mảnh.

Hoa có từ 1-4 cuống cụm hoa, kiểu phát hoa dạng tán, 2-12 hoa nằm trong tổng bao là lá bắc. Cuống hoa nhỏ, có phần mở rộng và có mặt cắt tam giác ở phía trên. Mỗi hoa có 3 cnáh màu vàng hình ovan rộng hoặc tròn. Có 3 đài hoa, màu xanh, bền, xếp gối lên nhau, hình ovan rộng, đỉnh tù, đài hoa ngắn hơn cánh hoa. Thân rễ dày và ngắn, cây sống ở đầm lầy, nước nông, chỗ ứ đọng nước, nếu trồng trong chậu thì đất phải có nhiều mùn. Khi trưởng thành cây cao khoảng 45–60 cm và độ sâu tối đa khoảng 15 cm.

Top 2 tác dụng của cây rau Kèo Nèo

Kèo nèo làm nên những món ăn ngon

Trước đây, kèo nèo thường được hái để làm thức ăn cho lợn, tuy nhiên, sau khi khám phá được vị ngon và công dụng của loại rau dại này, nó đã trở thành món rau dân giã mang đến nhiều món ăn ngon cho gia đình. Đầu tiên, phải kể đến món kèo nèo luộc chấm nước mắm chua cay, chắc hẳn sẽ làm nên bữa cơm ngon khó cưỡng lại. Những cọn kèo nèo giòn giòn kết hợp với vị đầm đà ngọt bùi và chua cay từ nước chấm tạo nên hương vị lạ miệng.

Và sẽ không có gì lạ lẫm nếu bạn thấy kèo nèo xuất hiện trong món lẫu của người nam bộ, đặc biệt là lẩu mắm miền Tây với nhiều loại rau như: rau đắng, rau muống, cà tím, hoa súng… và sẽ mất ngon nếu thiếu những ngọt kèo nèo xanh mơ mơn, giòn giòn. Không chỉ có lẩu mắm, các món canh chua của người miền Tây cũng không thể thiếu loại rau này, đặc biệt là canh chua cá bông lau với lá giang và kèo nèo.

Cầu kỳ hơn nữa là món kèo nèo muối chua. Tương tự như dọc mùng muối chua hay cải muối, kèo nèo cũng được muối chua để giúp hương vị trở nên hấp dẫn hơn. Kèo nèo muối chua có vị chua chua mặn mặn, có thể để được vài ngày, và thường dùng ăn với các món chính như thịt kho, cá chiên… để món ăn đỡ ngấy.

Tác dụng chữa bệnh của cây kèo nèo

Bên cạnh làm nên những món ăn ngon, thì trong đông y kèo nèo còn biết mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Theo y học dân gian, kèo nèo có tính mát, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, nhuận tràng, tiêu viêm. Do đó, kèo nèo có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh như:

  • Chữa viêm tiết niệu: Sử dụng kèo nèo kết hợp với lá mã để, mỗi vị 50g sắc uống ngày 2-3 lần.
  • Chữa di tinh mộng tinh: sử dụng cả cây kèo nèo, mỗi lần chỉ cần 50 -100g tươi, sắc nước uống dùng trong ngày đều tốt.
  • Chữa sỏi thận tiết niệu: Bẹ kèo nèo non 100g, rau đắng 100g, rau ngổ 50g, các vị sắc uống hoặc làm rau nấu lẩu cá kèo ăn nhiều ngày.
  • Chữa phụ nữ nóng nhiệt ra nhiều khí hư: Khèo nèo tươi 50g, lá trinh nữ hoàng cung 20g sắc nước uống ngày vài lần.

Hướng dẫn cách chế biến món ngon từ kèo nèo

Cách làm gỏi kèo nèo

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Bó rau kèo nèo ( có thể thay bằng rau muống,…)
  • 2 miếng to tàu hũ ky non, 4 miếng tàu hũ.
  • Rau răm, đậu phộng.
  • Ớt, tắc ( hoặc chanh), đường, muối, bột nêm.

Cách chế biến:

  • Kèo nèo rửa sạch, cắt khúc vừa ăn, cho 2 muỗng muối, bóp mạnh và vắt ráo nước.
  • Pha chế nước chấm: 2 thìa nước mắm, 1 thìa nước lọc, vắt 1 quả chanh,bỏ đường nữa. Tỏi ớt cũng băm ra cho vào chén nước cốt đó.
  • Đậu hũ chiên, cắt miếng mỏng dài.
  • Rau thơm nhặt rửa sạch, cắt khúc, đậu phộng rang giòn, giã dập.
  • Cho tất cả vào bát lớn, trộn đều và rưới nước chấm lên cho đều. Cho ra đĩa và rắt đậu phộng lên trên, có thể ăn kèm với nước tương cay.
Cách làm kèo nèo xào tỏi

Nguyên liệu: tương tự như món rau muống xào tỏi, kèo nèo cũng góp phần làm nên món ăn ngon miệng cho bữa cơm gia đình.

  • 2 bó bông kèo nèo
  • 5 tép tỏi
  • Dầu ăn, tiêu, hạt nêm nấm

Cách chế biến:

  • Kèo nèo rửa sạch, cắt khúc vừa ăn để ráo
  • Tỏi bóc vỏ, đập dập hoặc băm nhuyễn.
  • Cho dầu vào chảo, cho tỏi phi hơi ngã vàng đủ thơm sau đó cho kèo nèo vào xào đều.
  • Cho thêm bột nêm, gia vị cần thiết và xào đều cho chín thì tắt bếp.
  • Cho bông kèo nèo đã xào ra dĩa, rắc thêm ít tiêu cho thơm.
Cách làm kèo nèo muối chua

Nguyên liệu:

  • 2 bó kèo nèo
  • Muối, giấm, đường, ớt tỏi

Cách chế biến:

  • Kèo nèo rửa sạch, cắt khúc chừng lóng tay, xóc muối bọt mẳn mẳn để khoảng 1 giờ cho kèo nèo thấm muối, xẹp xuống.
  • Sau đó, xả qua vài lượt nước sạch cho hết chất muối rồi vắt lại thật ráo nước.
  • Cho kèo nèo vào thau nhựa, trộn với giấm chua xâm xấp, để chừng 2-3 giờ cho thật thấm.
  • Cuối cùng vắt ráo giấm, trộn đường thêm ít muối, nếu thích chua có thể thêm ít cốt chanh. Ngoài ra, nếu bạn muốn thêm nhiều vị khác nên cho thêm ớt, tỏi băm vào để góp phần món kèo nèo muối chua hấp dẫn hơn.

Hi vọng với bài viết trên giúp các bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của cây rau kèo nèo mang đến cho đời sống của chúng ta. Hiện nay, rau kèo nèo được trồng rất nhiều tại miền Tây và người dân đã thu lại lợi nhuận kinh tế cao từ loại rau này. Để có thêm nhiều thông tin thú vị khác, hãy thường xuyên truy cập vào website của chúng tôi nhé!

Có thể bạn quan tâm: Top 7 tác dụng của cây rau dừa nước

]]>
https://toptacdung.com/archive/1213/feed/ 0
Mầm đậu nành nguyên xơ là gì? Có tác dụng gì? Có tốt không? https://toptacdung.com/archive/1113/ https://toptacdung.com/archive/1113/#respond Mon, 31 Jul 2023 02:49:48 +0000 https://toptacdung.com/?p=1113 Mầm đậu nành được biết đến là một loại hạt rất tốt cho sức khỏe con người, nó cung cấp nhiều dưỡng chất và vitamin cho cơ thể đồng thời còn có thể ngăn ngừa và chữa trị được nhiều bệnh tật cho con người. Các thực phẩm chế biến từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ, chao, tương,… được các chị em phụ nữ dùng rất nhiều trong gia đình, tuy nhiên đã có bao giờ bạn nghe đến mầm đậu nành nguyên sơ hay chưa? Trong bài viết ngày hôm nay, toptacdung.com sẽ đi tìm hiểu về loại mầm đậu nành nguyên sơ này.

Mầm đậu nành nguyên sơ là gì?

Mầm đậu nành nguyên sơ là mầm của hạt đậu nành, là một loại thực phẩm có chứa nhiều estrogen thực vật trong đó chủ yếu là isoflavones. Isoflavones là một thành phần tự nhiên, có cơ chế hoạt động gần giống với estrogen. Mầm đậu nành chính là giai đoạn đầu tiên của quá trình phát triển hạt đậu nành trở thành cây đậu nành.

Đậu nành được biết đến là một nguồn thực phẩm tự nhiên có nhiều giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều vitamin và dưỡng chất tốt cho cơ thể con người. Đậu nành có thể chế biến ra được nhiều món ăn, loại thực phẩm khác nhau, tuy nhiên mầm đậu nành lại được đánh giá rất tốt cho cơ thể con người nhất là các chị em phụ nữ.

Mầm đậu nành nguyên xơ có tác dụng gì?

Nhiều người sử dụng mầm đậu nành nguyên sơ nhưng không biết nó có tác dụng gì hoặc cũng có thể biết hạn chế một vài tác dụng của nó. Trong bài viết ngày hôm nay, toptacdung.com sẽ đi tìm hiểu về những tác dụng của mầm đậu nành nguyên xơ một cách cụ thể và chính xác nhất để bạn đọc có thể tham khảo và tìm hiểu thêm về loại thực phẩm bổ dưỡng này.

Cung cấp axit amin và protein

Trong mầm đậu nành nguyên sơ có chứa khoảng 29,6 – 50,5% hàm lượng protein và chứa nhiều axit amin không thay thế như tryptophan, lysin. Tuy hàm lượng methionine và cystein hơi thấp thì những axit amin khác của mầm đậu nành đều rất giống với thành phần của thịt. Lượng protein có trong mầm đậu nành có nguồn gốc thực vật và được đánh giá là đứng đầu về hàm lượng dinh dưỡng và chất lượng. Thành phần protein và axit amin này có thể giúp tái tạo lại những tế bào trong cơ thể, hỗ trọ và vận chuyển các chất dinh dưỡng đi khắp các cơ quan của cơ thể, làm chắc khỏe móng tay, móng chân và săn chắc cơ bắp.

mam-dau-nanh-nguyen-so-co-tac-dung-gi
Mầm đậu nành nguyên xơ có tác dụng gì?

Cung cấp lipid và carbohydrates

Trong mầm đậu nành có chứa một lượng chất béo khoảng 13,5 – 24% và chất béo đặc trưng chứa khoảng 6,4 – 15,1% axit béo no gồm axit stearic, axit archidonic và khoảng 80 – 93,6% axit béo không no gồm axit enoleic, axit linolenic, axit oleic. Ngoài ra, mầm đậu nành còn chứa khoảng 22 – 35,5% glucid trong đó có khoảng 1 – 3% là tinh bột. Lipid là một loại chất béo khá tốt, nó có thể tạo năng lượng cho cơ thể để hoạt động được bền bỉ hơn, hòa tan các loại vitamin lại với nhau giúp cơ thể hấp thu hiệu quả.

Thành phần carbohydrates có trong mầm đậu nành nguyên sơ được chia thành hai loại đó là một loại không tan trong nước và một loại tan trong nước chiếm khoảng 10%. Trong đậu nành có chứa một lượng đường, tuy nhiên lượng đường này rất thấp cho nên nó khá thích hợp cho những người bị mắc bệnh tiểu đường, bạn có thể thêm nào thực đơn hàng ngày vừa bổ sung được tinh bột lại vừa chống béo, tăng cân, ổn định lượng đường trong máu.

Tăng cường trí nhớ

Trong mầm đậu nành nguyên sơ có chứa tinh chất pregnenolone dồi dào, thành phần này có thể cải thiện được trí nhớ và ngăn ngừa được bệnh Alzheimer ở phụ nữ khi bước qua tuổi 50. Ngoài ra, thành phần này còn có thể tăng cường được khả năng miễn dịch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, lạc nội mạc tử cung, cải thiện những triệu chứng tiền mãn kinh/ mãn kinh như lo âu, bứt rứt, căng thẳng, xương giòn,…

Cung cấp collagen

Tinh chất collagen thực vật có trong mầm đậu nành có thể tái tạo lại các tế bào biểu bì, giúp làn da của bạn tăng độ đàn hồi, cải thiện nếp nhăn, trị thâm nám, chống lão hóa, kết nối và cấu thành các tế bào da, kích thích quá trình trao đổi chất và duy trì sự tưới tắn, trẻ trung cho phụ nữ. Đây được xem như là một loại nguyên liệu, thực phẩm làm đẹp hiệu quả của nhiều chị em phái nữ.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Trong mầm đậu nành nguyên xơ có chứa lượng chất béo bão hòa và không cholesterol cho nên nó có thể ổn định và ức chế đi sự vận chuyển cholesterol đi vào máu, giúp làm giảm các nguy cơ mắc bệnh tim mạch và cho bạn một hệ tim mạch tốt. Những người có tiền sử mắc các bệnh về tim mạch vành thì mầm đậu nành nguyên xơ là một sự lựa chọn hoàn hảo.

Giảm cân

Mầm đậu nành có chứa hàm lượng lớn protein thực vật cho nên nếu sử dụng mầm đậu nành sẽ tạo cho bạn cảm giác no, giảm bớt cảm giác thèm ăn và là một loại thực phẩm giảm cân hiệu quả dành cho các cô nàng phái nữ. Muốn giảm cân thì các chị em không nên pha thêm đường hay sữ, còn nếu như muốn tăng cân thì có thểm thêm đường sữa hoặc mật ong vào.

Có thể bạn quan tâm: hạt chia để được bao lâu mà không bị lên mốc?

Mầm đậu nành nguyên sơ có tốt hay không?

Với những tác dụng mà mầm đậu nành nguyên sơ mang đến cho con người đã được kể ở trên thì có thể nhận thấy rằng mầm đậu nành là thực phẩm rất tốt cho con người. Nó không chỉ bổ sung các vitamin, dưỡng chất cho cơ thể mà còn có thể đề kháng và chữa bệnh rất hữu ích. Tuy nhiên khi sử dụng mầm đậu nành nguyên sơ thì bạn cần phải nắm rõ những người nên dùng và những người không được sử dụng bột mầm đậu nành.

Những người có thể sử dụng mầm đậu nành nguyên sơ như phụ nữ có nội tiết tố kém, kinh nguyệt không đều, phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, mất ngủ, loãng xương, vòng 1 bé, đau bụng kinh, da mặt bắt đầu xuất hiện nám, mụn trứng cá,… Còn đối với những người đang mắc các bệnh u xơ tử cung, u xơ tuyến vú, u lạc nội mạc tử cung thì không nên sử dụng mầm đậu nành nguyên sơ sẽ khiến cho ung thư phát triển nặng thêm mà thôi.

Đậu nành từ trước đến nay đều được biết đến là một loại nguyên liệu để nấu ăn, chế biến thực phẩm và mang lại nhiều lợi ích cho con người. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều người biết đến một loại thực phẩm khác của đậu nành đó là mầm đậu nành nguyên sơ. Bài viết Mầm đậu nành nguyên xơ là gì? Có tác dụng gì? Có tốt không? đã giải đáp cho mọi người những thắc mắc xung quanh những tác dụng của mầm đầu nành nguyên sơ với con người. Hi vọng đây sẽ là bài viết cung cấp thông tin hữu ích dành cho tất cả mọi người.

]]>
https://toptacdung.com/archive/1113/feed/ 0
Mề gà có tác dụng gì? Ăn nhiều có tốt không? https://toptacdung.com/archive/1101/ https://toptacdung.com/archive/1101/#respond Mon, 31 Jul 2023 02:49:46 +0000 https://toptacdung.com/?p=1101 Nhiều người đặc biệt rất thích ăn mề gà – một trong những bộ phận nội tạng của con gà. Tuy nhiên, có rất nhiều ý kiến trái chiều khi được hỏi về vấn đề có nên ăn mề gà hay không? Ăn nhiều có tốt hay không? Có người cho rằng mề gà không  vệ sinh, ăn mề gà sẽ dễ bị mắc nhiều bệnh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Trong bài viết ngày hôm nay, toptacdung.com sẽ đi tìm hiểu về những vấn đề liên quan trong việc sử dụng mề gà để ăn.

Ăn mề gà có tác dụng gì?

Như đã nói, mề gà là một trong những bộ phần nội tạng của con gà, đây cũng chính là dạ dày của con gà và có công dụng nghiền nát thức ăn mà con gà ăn. Thức ăn đó có thể là lúa gạo hoặc những loại thực phẩm chứa nhiều vi sinh vật và chất độc hại, cho nên mề gà được xem là bộ phận chứa lượng vi khuẩn lớn nhất. Nếu như bạn ăn mề gà mà chưa được xử lý sạch thì có thể sẽ mắc bệnh nguy hiểm liên quan đến ký sinh vật.

Tuy nhiên, nếu bạn ăn mề gà đã được xử lý sạch sẽ, sát trùng mề gà bằng muối trước khi mang đi chế biến thì bạn đã có thể ăn được những món ăn được nấu từ mề gà. Mề gà không những là nguyên liệu nấu ăn tạo ra những món ngon, hấp dẫn mà nó còn mang đến cho con người rất nhiều tác dụng về sức khỏe mà không phải ai cũng biết. Sau đây mời bạn đọc tiếp tục theo dõi bài viết để tìm hiểu về những tác dụng của mề gà.

Cung cấp chất dinh dưỡng cho con người

Mề gà cung cấp một lượng protein rất lớn cho con người, bổ sung để tạo cơ và cơ bắp. Mề gà lại chứa khá ít chất béo, chất béo trong mề gà lại lành mạnh hơn so với lượng chất béo có trong thịt bò và thịt lợn. Ngoài ra trong mề gà còn chứa rất nhiều sắt và kẽm, hàm lượng này sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương và hỗ trợ phân chia tế bào cơ thể.

Phía bên trong mề gà còn có một lớp màng gọi là màng mề gà, đây là một vị thuốc được xem là rất tốt cho sức khỏe con người và có thể chữa được nhiều bệnh. Màng có thể sử dụng để chữa bệnh sỏi thận cho người, chính vì vậy, nếu như bạn biết cách làm sạch và sử dụng mề gà đúng cách thì nó sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Mề gà không chỉ cung cấp một lượng dinh dưỡng cần thiết cho con người, mà nó còn được cho là rất tốt cho hệ tiêu hóa con người. Gà là một động vật ăn tạp, nó ăn lúa gạo, ngũ cốc, cỏ và ăn cả côn trùng, tuy nhiên chúng không cần nhai mà vẫn có thể tiêu hóa được. Điều này chứng tỏ rằng dạ dày gà tiêu hóa khá tốt và khỏe mạnh. Ăn mề gà sẽ rất tốt cho tì vị, điều trị được những chứng bệnh về hệ tiêu hóa như khó tiêu, thức ăn tích tụ.

an-me-ga-co-tac-dung-gi
Ăn mề gà có tác dụng gì?

Tốt cho thận và gan

Ăn mề gà được cho là rất tốt cho sức khỏe con người đồng thời có thể làm tang sỏi thận, sỏi ở bàng quang, sỏi ở mật, thường xuyên ăn màng mề gà sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc điều trị bệnh. Đây là một vị thuốc không thể nào thiếu được trong việc chữa trị chứng sỏi thận, sỏi gan của Đông Y. Ngoài ra, màng mề gà còn có thể tăng cường và điều dưỡng gan, lá lách, cải thiện được chức năng của mật và giải quyết các vấn đề về mạch.

Tốt cho trẻ em

Ăn mề gà, màng mề gà rất tốt cho trẻ em, có tác dụng bổ lá lách và tốt cho hệ tiêu hóa. Bạn có thể nấu món màng mề gà hấp với trứng, không chỉ ngon, lạ miệng mà còn mang lại rất nhiều tác dụng hữu ích cho trẻ. Trứng hấp dễ tiêu hóa và phù hợp với những người có dạ dày yếu như trẻ em và người lớn. Dạ dày trẻ em còn khá nhỏ và non, bé ăn nhiều thức ăn dinh dưỡng nhưng lại khó tiêu hóa cho nên cần phải điều hòa lại khả năng tiêu hóa cho trẻ.

Món mề gà hấp trứng này còn có thể chữa được bệnh đái dầm ở trẻ. Ngoài trẻ em ra thì ăn mề gà, màng mề gà còn rất tốt cho người lớn và những người có hệ tiêu hóa kém. Nữ giới ăn mề gà có thể điều hòa kinh nguyệt, nam giới ăn mề gà có thể giảm mỡ trong gan, người già ăn mề gà có thể tránh đục thủy tinh thể. Cho nên có thể nói rằng, mề gà không chỉ giúp thức ăn tiêu hóa tốt mà còn điều hòa dạ dày, chữa loét dạ dày rất tốt.

Có thể bạn quan tâm: Cách làm bột mầm đậu xanh nguyên chất 

Ăn mề gà nhiều có tốt không?

Ăn mề gà mang lại rất nhiều tác dụng tốt  cho sức khỏe con người, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều mề gà. Mặc dù mề gà có chứa lượng chất béo tốt hơn so với thịt bò và thịt lợn, tuy nhiên bạn cũng không nên quá lạm dụng nó, trong mề gà có chứa lượng cholesterol khá cao, nên bạn chỉ cần ăn một lượng vừa phải đảm bảo cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, sử dụng nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tim mạch của bạn.

Đồng thời nếu muốn ăn mề gà thì bạn phải chế thật kĩ và sạch sẽ, bạn có thể mua mề gà ở những nơi uy tín hoặc ở nhà tự làm, sau đó có  thể ăn sống hoặc đem nghiền thành bột để ăn cùng thức ăn với cơm. Bạn cũng có thể xay mề gà ra để nấu cháo cho trẻ và người già ăn. Màng mề gà rất tốt nếu được ăn vào mùa xuân cho nên nếu như không ăn mề gà thường xuyên được thì mùa xuân hãy nhớ ăn mề gà, rất tốt cho gan và lá lách.

Cách làm sạch mề gà trước khi chế biến

Công đoạn làm sạch mề gà được cho là công đoạn quan trọng nhất, vì nếu mề gà được làm sạch trước khi chế biến thì nó sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe còn nếu như nó không được chế biến sạch thì sẽ khiến cho người sử dụng mắc nhiều bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Do đó bạn cần phải thực hiện những công đoạn làm sạch mề gà như sau:

Bước 1: Moi hết phân từ mề gà ra, sau đó cạo, trong lúc này tránh cho nước vào vì bạn sẽ khó cạo được lớp vỏ bám ở mề hơn.

Bước 2: Khi đã cạo sạch mề thì bạn rửa sạch với nước và bóp với ít muối trắng. Tiếp tục bóp và rửa sạch lại với nước, bạn cũng có thể lấy giấm ăn xoa đều và bóp trong vòng 2 phút nữa để giúp mề gà không bị hôi và sạch sẽ hơn.

Bước 3: Bạn có thể dùng nước cốt chanh hoặc nước ép khế để có thể rửa sạch mề để có thể đảm bảo rằng chúng đã được rửa sạch sẽ trước khi chế biến.

Mề gà là nguyên liệu nấu ăn và vị thuốc rất tốt cho con người, tuy nhiên bạn cần phải làm sạch trước khi chế biến nó thành thức ăn để tránh những tác hại không mong muốn. Bài viết Mề gà có tác dụng gì? Ăn nhiều có tốt không? đã giúp các bạn trả lời những câu hỏi xung quanh việc ăn mề gà có tốt hay không. Hi vọng đây sẽ là bài viết cung cấp những thông tin hữu ích cho mọi người.

]]>
https://toptacdung.com/archive/1101/feed/ 0
Top 5 tác dụng của rau khoai lang https://toptacdung.com/archive/1073/ https://toptacdung.com/archive/1073/#respond Mon, 31 Jul 2023 02:49:41 +0000 https://toptacdung.com/?p=1073 Các nhà khoa học đã chứng mình được rằng việc ăn rau lang còn tốt hơn so với ăn củ khoai lang rất nhiều. Rau lang không chỉ  giúp cho bữa ăn trở nên ngon miệng mà còn mang lại nhiều tác dụng rất tốt cho cơ thể con người. Trong bài viết ngày hôm nay, toptacdung.com sẽ giới thiệu cho mọi người những tác dụng của rau khoai lang và những món ăn chế biến từ rau khoai lang.

Top 5 tác dụng của rau khoai lang

Rau khoai lang là một loại rau rất giàu chất diệp lục, nó được dùng để làm nguyên liệu nấu ăn cho nhiều món ăn của gia đình, giúp bữa ăn nogn miệng hơn và cung cấp thêm nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể con người. Rau khoai lang được xem là có tác dụng rất hiệu quả trong việc thanh nhiệt và làm mát cơ thể. Sau đây hãy cùng tiếp tục theo dõi bài viết để tìm hiểu kĩ hơn về rau khoai lang nhé.

Chống oxy hóa

Rau khoai lang có nhiều chất diệp lục có thể làm sạch máu và thải bỏ những độc tố ra khỏi cơ thể con người. Thành phần protein độc đáo trong rau khoai lang còn có thể chống lại sự oxy hóa đáng kể. Loại thành phần protein này chứa 1/3 hoạt tính chống oxy hóa của glutathione, đây là một trong những chất quan trọng có vai trò trong việc chống oxy hóa và thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, vitamin C có trong rau khoai lang cũng có tác dụng duy trì và tổng hợp collagen cho cơ thể con người.

Thanh nhiệt, giải độc

Trong lá rau khoai lang có chứa vitamin B6 cao gấp 3 lần trong củ khoai lang, chứa vitamin C cao gấp 5 lần và chứa viboflavin cao gấp 10 lần so với củ khoai lang cho nên việc bổ sung món rau khoai lang vào trong bữa ăn là một điều hết sức cần thiết để đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin và dưỡng chất cho cơ thể. Rau khoai lang có tác dụng thanh nhiệt, làm mát cơ thể và giải độc khá tốt.

Những người bị nóng, bị nhiệt thì nên ăn rau lang để có thể ngừa, trị mụn hiệu quả. Những món được chế biến từ rau khoai lang như canh rau lang, rau khoai lang luộc,… đều tốt cho cơ thể và có tác dụng giải độc, đào thải những chất có hại cho sức khỏe ra bên ngoài. Nhiều người còn sử dụng lá khoai lang non giã nát cũng với đậu xanh và muối để đắp lên vết mụn với công dụng làm tiểu mủ mụn.

tac-dung-cua-rau-khoai-lang
Tác dụng của rau khoai lang

Giảm cân

Trong rau khoai lang có chứa rất nhiều chất xơ cho nên khi bạn ăn rau khoai lang thì sẽ có cảm giác no lâu, không thấy đói, không thèm ăn trong một thời gian khá lâu cho nên đây sẽ là một món ăn lý tưởng cho chị em nào đang trong quá trình ăn kiêng và giảm cân. Nếu muốn có hiệu quả tốt nhất thì bạn nên bổ sung món rau khoai lang luộc để giúp cho quá trình giảm cân được tốt và nhanh chóng hơn.

Chữa viêm khớp, thấp khớp

Trong rau khoai lang có chứa chất beta cryptoxanthin, đây là chất có tác dụng ngăn ngừa những bệnh viêm nhiễn mạn tính như thấp khớp, viêm khớp và còn có tác dụng tăng cường được độ chắc khỏe của xương, tăng cường hệ miễn dịch cơ thể. Những người bị đau nhức xương khớp có thể sử dụng ăn rau khoai lang để trị bệnh một cách hiệu quả và an toàn.

Tốt cho người bị tiểu đường

Rau khoai lang được chứng nhận là có đặc tính giảm đường huyết chính vì vậy mà trong các bữa ăn của những người bị tiểu đường sẽ hay có món rau khoai lang luộc. Đọt rau lang đỏ  có chứa một chất gần giống với insulin mà ở những lá già không có chất này. Người bị bệnh tiểu đường có thể sử dụng đọt lá non của cây khoai lang để ăn, nên dùng rau, không dùng củ khoai lang vì trong củ có chứa nhiều tinh bột.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách làm bột mầm đậu xanh nguyên chất tại nhà!

Một số cách dùng rau khoai lang để chữa bệnh

Trị mụn: Lá khoai lang non giã nhuyễn cùng với đậu xanh, chút muối, sau đó bọc vào vải đắp vào vết mụn. Cách làm này có thể giúp hút mủ mụn nhọt.

Quáng gà: Dùng rau khoai lang non xào với gan gà hoặc gan lợn có thể chữa được bệnh quáng gà.

Thận hư, đau mỏi gối: 30g rau khoai lang non, 30g mai rùa đem sắc kỹ sau đó lấy nước của hỗn hợp này uống có thể chữa được đau nhức gối, xương khớp, thận âm hư.

Ngoài ra bạn có thể dùng rau khoai lang để chế biến một số thức ăn như món rau khoai lang xào tỏi, món nộm rau khoai lang,  món rau khoai lang xào thịt bò, món canh rau lang nấu với tôm,… sẽ giúp cho bữa ăn của gia đình bạn trở nên đa dạng, phong phú và ngon miệng hơn. Những món ăn chế biến từ rau khoai lang không chỉ cung cấp nhiều dưỡng chất và vitamin cho cơ thể mà nó còn có tác dụng ngăn ngừa và trị được nhiều bệnh.

Một số lưu ý khi ăn rau khoai lang

Nên ăn rau khoai lang khi đã được chế biến chín, trong khoai lang có chứa axit oxalic, nếu như rau khoai lang không được nấu chín thì chất này khi vào cơ thể sẽ gây cản trở cho việc hấp thu sắt và canxi, gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của bạn.

Tuy rau lang khá tốt cho cơ thể, chứa nhiều dưỡng chất và vitamin nhưng bạn không nên ăn quá thường xuyên bởi vì rau khoai lang chứa nhiều canxi rất dễ gây bệnh sỏi thận.

Không nên ăn rau khoai lang khi bạn đang trong tình trạng đói bụng để đề phòng đường huyết bị giảm thấp sẽ khiến cơ thể của bạn rất mệt mỏi.

Tốt nhất, nếu bạn ăn rau khoai lang thì nên ăn chúng kèm với thịt động vật để có thể cân bằng được chế độ dinh dưỡng cho cơ thể một cách tốt nhất.

Đối với những người bị tiêu chảy, bệnh thận, viêm dạ dày, đường huyết thấp thì tốt nhất bạn nên hạn chế ăn rau khoai lang để tránh tình trạng bệnh nặng thêm.

Rau khoai lang chứa nhiều chất tốt cho cơ thể có tác dụng chữa bệnh và ngăn ngừa nhiều bệnh tật tuy nhiên bạn chỉ nên ăn với một lượng nhất định và không nên lạm dụng nó. Bài viết Top 5 tác dụng của rau khoai lang đã chỉ ra những tác dụng cụ thể của rau khoai lang, hi vọng thông qua bài viết này, bạn có thể chọn được cho gia đình mình một chế đọ ăn rau khoai lang hợp lý nhất.

]]>
https://toptacdung.com/archive/1073/feed/ 0
Cơm dừa khô là gì? Có tác dụng gì? Ăn nhiều tốt không? https://toptacdung.com/archive/922/ https://toptacdung.com/archive/922/#respond Mon, 31 Jul 2023 02:49:20 +0000 https://toptacdung.com/?p=922 Hầu như ai trong chúng ta khi nhắc đến quả dừa thì đều nghĩ ngay đến mùi vị nước dừa thơm ngọt tự nhiên và bổ dưỡng. Tuy nhiên, ngoài nước dừa thì những bộ phận còn lại của quả dừa cũng có rất nhiều tác dụng khác mà ít ai biết đến được. Trong bài viết ngày hôm nay, toptacdung.com sẽ đi tìm hiểu về cơm dừa khô, cơm dừa khô là gì? Có tác dụng gì? Ăn nhiều tốt không?

Cơm dừa khô là gì?

Cơm dừa khô là phần cùi của trái dừa sau đó đem đi sấy khô theo những cách thức phổ thông hoặc sấy bằng các thiết bị chuyên dụng hiện đại. Cơm dừa khô được cho là một nguyên liệu có giá trị cao và người ta dùng nó để chế tạo ra dầu dừa, mứt, kẹo, làm bánh, phụ phẩm dùng cho thức ăn chăn nuôi gia súc hoặc làm phân bón.

Cơm dừa khô đem đun với nước sau một thời gian sẽ tạo ra dầu dừa, hoặc cũng có thể đem cơm dừa khô để ép ra sau đó lấy dầu dừa tươi, còn phần bã thì đem làm thức ăn cho gia súc.   Cơm dừa khô mang lại rất nheiefu tác dụng cho con người và cả động vật, nó được đánh giá là mặt hàng xuất cảng quan trọng của Indonesia, Philippines, quần đảo Solomon, Vanuatu, Kiribati, Tuvalu và một số quốc gia thuộc vùng Caribe.

Cơm dừa khô có tác dụng gì?

Cơm dừa khô có màu trắng và đây là một phần có thể ăn được của quả dừa, cơm dừa khô được làm từ cùi cơm hay còn gọi là cơm dừa còn tươi của quả dừa sau đó đem sấy khô lên. Cơm dừa tươi còn được ép làm nước cốt dừa, dầu dừa hoặc cũng có thể đem sấy khô làm cơm dừa khô, có tác dụng chủ yếu là cung cấp chất béo thực vật cho con người.

Cơm dừa khô là nguyên liệu để chế biến các loại bánh, mứt, kẹo, bánh phồng, bánh tráng, các món ăn mang tính chất địa phương,… Cơm dừa khô hoặc bã dừa có thể được dùng để làm thức ăn cho gia súc, cung cấp chất béo và giúp cho động vật được tăng trưởng nhanh hơn. Đồng thời người ta còn sử dụng cơm dừa khô, bã dừa để làm phân bón thực vật.

Trong cơm dừa khô có chứa nhiều vitamin rất tốt cho sức khỏe con người và những loại vitamin có trong cơm dừa khô đó là Thiamine (B1): (6%) 0.066 mg, Riboflavin (B2):(2%) 0.02 mg, Niacin (B3): (4%) 0.54 mg, Pantothenic acid (B5):(6%) 0.300 mg, Vitamin B6: (4%) 0.054 mg, Folate (B9):(7%) 26 μg, Vitamin C: 3.3 mg (4%).

Đồng thời cơm dừa khô còn chứa rất nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe như Canxi: (1%) 14 mg, Sắt: (19%) 2.43 mg, Magiê: (9%) 32 mg, Phốt pho: (16%) 113 mg, Kali: (8%) 356 mg, Kẽm: (12%) 1.1 mg. Cơm dừa khô cũng như cơm dừa tươi có chứa nhiều năng lượng, chất đạm, chất béo, chất xơ thực phẩm, chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa đơn, chất béo không bão hòa đa…

Có thể bạn quan tâm:nhựa đu đủ có tác dụng gì? Có gây ngứa hay độc hại gì không?

Ăn nhiều cơm dừa khô có tốt không?

an-nhieu-com-dua-kho-co-tot-khong
Ăn nhiều cơm dừa khô có tốt không?

Như đã phân tích ở trên, cơm dừa khô có nhiều giá trị dinh dưỡng, cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể con người, tuy nhiên đối với bất kì loại thức ăn nào cũng vậy, tuy nó tốt nhưng chúng ta vẫn phải đảm bảo ăn vừa phải, không ăn quá nhiều tránh xảy ra trường hợp gây nên tác dụng phụ. Cơm dừa khô cũng vậy, đối với người bình thường thì nên dùng 2 lạng cơm dừa khô cho một tuần.

Đối với những bệnh nhân bị mắc các bệnh đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, xơ vừa động mạch, người bị mắc các bệnh về tim mạch, người mắc chứng suy nhược tốt nhất nên hạn chế việc sử dụng cơm dừa khô vì sẽ khiến cho căn bệnh trở nên trầm trọng hơn mà thôi. Đối với những người bị béo phì, đang trong giai đoạn tăng cân không kiểm soát thì cũng không nên sử dụng cơm dừa khô quá nhiều vì cơm dừa khô có chứa nhiều chất béo và nó sẽ khiến bạn trông nặng nề hơn mà thôi.

Trong cơm dừa khô có chứa nhiều dưỡng chất quan trọng rất tốt cho phụ nữ mang thai, tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyên rằng, mẹ đang mang thai hoặc đang cho con bú thì không nên sử dụng cơm dừa khô vì nó đã được chế biến, sấy khô nên sẽ khá cứng, gây ảnh hưởng đến răng của người mẹ. Thay vì ăn cơm dừa khô thì mẹ mang thai hoặc mẹ sau sinh có thể ăn cơm dừa non vừa mềm, vừa dễ ăn lại vừa cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, tăng lượng sữa mẹ và giảm nguy cơ đau khớp khi mang thai.

Một số công dụng của cùi dừa tươi

Cùi dừa tươi là cơm dừa lúc chưa được sấy khô, đây là nguyên liệu để có thể chế biến ra được nhiều sản phẩm dầu dừa, thức ăn khác nhau. Nạo cùi dừa sau đó đem chắt lấy nước rồi xoa lên tóc, ủ qua đêm và gội sạch lại với dầu gội bạn sẽ giảm được tình trạng gàu xuất hiện, giúp mái tóc trở nên bồng bềnh, suông mượt hơn rất nhiều.

Cùi dừa còn có khả năng chăm sóc và dưỡng da rất tốt, bạn chỉ cần lấy cùi dừa đã được rửa sạch rồi đắp lên mặt hoặc dùng dầu dừa đã chắt bôi lên mặt vào buổi tối sẽ giúp cho bạn chữa được làn da cháy nắng, sạm đen, phục hồi lại độ săn chắc cho làn da của mình. Trong cùi dừa có nhiều vitamin sẽ giúp cho làn da trở nên căng mịn, tươi sáng và có công dụng làm đẹp vừa an toàn vừa hiệu quả.

Cùi dừa tươi (cơm dừa tươi) còn được biết đến như là một nguyên liệu kết hợp với các loại nguyên liệu khác để trở thành một món ăn đậm đà, nhiều hương vị như mứt dừa non, sinh tố dừa non, kem, chè, xôi,… và một món được làm từ cùi dừa được rất nhiều gia đình yêu thích đó là món cùi dừa kho với thịt lợn vừa lạ miệng vừa cung cấp nhiều dinh dưỡng cho gia đình.

Cơm dừa khô hay cơm dừa tươi đều có tác dụng rất tốt cho sức khỏe của con người, nó cung cấp nhiều chất sắt, giảm tình trạng thiếu máu, chống lại các tế bào ung thư đại tràng, ung thư tuyến tiền liệt, ngăn ngừa các bệnh táo bón và cải thiện hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, cần sử dụng cơm dừa với một lượng vừa phải, không nên dùng quá nhiều sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Cơm dừa khô có thể được sử dụng cho mọi lứa tuổi, nó khá an toàn và không gây nên tình trạng xấu cho sức khỏe nếu bạn biết dụng đúng cách. Bài viết Cơm dừa khô là gì? Có tác dụng gì? Ăn nhiều tốt không? đã giải đáp những thắc mắc về cơm dừa khô cho mọi người, hi vọng đây sẽ là nguồn thông tin tham khảo hữu ích cho mọi người.

]]>
https://toptacdung.com/archive/922/feed/ 0
Top 5 tác dụng của cây rau ngò ôm https://toptacdung.com/archive/898/ https://toptacdung.com/archive/898/#respond Mon, 31 Jul 2023 02:49:15 +0000 https://toptacdung.com/?p=898 Cây rau ngò ôm có lẽ là cái tên quen thuộc của các chị em phụ nữ gia đình, cây ngò ôm được thêm vàocác món canh chua, lẩu, các món chân giờ giả cầy,… Không chỉ có tác dụng như một loại rau được thêm vào các món ăn mà cây rau ngò ôm còn được biết đến như là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh ở con người. Trong bài viết ngày hôm nay, toptacdung.com sẽ giới thiệu cho mọi người về những tác dụng thần kì của cây rau ngò ôm.

Top 5 tác dụng của cây rau ngò ôm

Cây ngò ôm là một loại cây sống trong môi trường nhiều nước và nóng, nhiều nhất là ở đồng lúa, trên mặt nước, nó có thể mọc ở trên cạn nếu được tưới nhiều nước. rau ngò ôm có chiều cao khoảng 20 cm, thân xốp có nhiều long, lá nhẵn, mọc đối, không cuống và hơi ôm thân. Phần lá cầy thân nhỏ lại và có mép hơi có rang cưa thưa. Hoa cả cây ngò ôm gần như không có cuống, quả nhẵn, có bưới, nếp chăn học theo quả và có hạt màu đen nhạt.

Làm rau gia vị

Cây rau ngò ôm thường sống thành từng bụi và nếu như có điều kiện khí hậu tốt thì cây sẽ phát triển rất nhanh và tươi tốt. Thân và lá cây rau ngò ôm có hương vị kết hợp giữa mùi thì là và chanh rất thơm. Chính vì thế mà cây được làm rau gia vị, nêm vào canh chua, lẩu chua, giả cầy, phở, lươn um,… Đây được cho là loại rau không thể thiếu trong các món canh chua của người miền Nam và giấm cá của người miền Bắc. Tuy nhiên thân rau ngò ôm có khá nhiều long và hay mọc ở những nơi ẩm ướt, đầm lầy, ruộng đồng nên nó rất dễ bị nhiễm khuẩn nếu như không được rửa kĩ.

Tốt cho thận

Nhiều người sử dụng cây rau ngò ôm để thêm vào các món ăn như một loại rau gia vị, tuy nhiên, nhiều người lại ưa chuộng sử dụng nó vì tác dụng chữa bệnh thần kì cho con người. Caay rau ngò ôm có tác dụng chữa trị sỏi thận, lợi tiểu, làm giảm những cơn đau thắc bụng rất tốt cho thận và chữa được nhiều bệnh hiệu quả. Rau ngò ôm làm giảm những cợn đau bụng, giãn mạch, tăng lọc ở cầu thận và tăng lượng nước tiểu có thể khiến cho những viên sỏi thận nhỏ được đẩy ra ngoài. Tuy cây rau ngò ôm được cho là có độc tính nhưng độc tính của nó không đáng kể và có độ an toàn khá cao.

Tác dụng giải độc

Cây ngò ôm trong y học của Ấn Độ được cho là một loại cây có công dụng sát khuẩn, giải độc, tiêu sung cho các vết cắn của rắn độc, vết cắn sung phồng. Bạn có thể giã nát lá rau ngò ôm tươi rồi đắp lên miệng vết thương hoặc cũng có thể sắc nước uống. Rau ngò ôm chứa thành phần Flavonoid và tannin nên có tính kháng khuẩn và chống oxy hóa khá cao cho nên người ta còn sử dụng ngò ôm để chữa các bệnh ngoài da, nấm ngứa.

tac-dung-cua-cay-rau-ngo-om
tác dụng của cây rau ngò ôm

Tốt phụ nữ sau khi sinh

Cây rau ngò ôm ngoài công dụng có thể chữa được sỏi thận, sát khuẩn ra thì nó còn có thể chữa được các bệnh như tiểu ra máu, băng huyết, thông tiện, chống nôn, kích thích tiêu hóa, tăng tiết sữa cho các chị em phụ nữ mang thai sau khi sinh. Phụ nữ sau khi sinh thường mắc chứng chán ăn, khó tiêu và tiểu són, rau ngò gai là một “loại thuốc” thần kì có thể chữa được những chứng bệnh này. Tuy nhiên, phụ nữ đang có thai không nên ăn quá nhiều rau ngò ôm vì nó có thể làm giãn cơ phủ tạng là nguyên nhân gây sảy thai rất cao.

Chữa cảm cúm

Rau ngò ôm có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị được các chứng bệnh thông thường như cảm cúm, nóng sốt, sổ mũi rất tốt cho cả trẻ em và người lớn. Bạn có thể lấy cây ngò ôm tươi để sắc lấy nước uống hoặc cùng các loại thuốc Đông Y có cay ngò ôm để có thể làm giảm đi tình trạng cảm sốt, đau đầu, chóng mặt.

Có thể bạn quan tâm: Dừa sáp có tác dụng gì? Ăn như thế nào đúng cách và NGON đỉnh

Một số bài thuốc từ cây rau ngò ôm

Chữa trị sỏi thận

Bạn có thể dùng rau ngò ôm để chữa bệnh sỏi thận bằng cách lấy 20 – 30g rau ngò ôm tươi, sau đó rửa sạch và giã nát. Cho nước sôi để nguội vào lọc lấy nước uống, kiêng trì một thời gian bạn sẽ thấy có hiệu quả. Hoặc bạn cũng có thể hái rau ngổ tươi, đem đi rửa sạch và giã lấy nước cốt, cho thêm một chút muối trắng vào và uống kiên trì 2 lần/ ngày.

Trị ho, cảm cúm

Với các triệu chứng như ho, cảm cúm, sổ mũi là hiện tượng thường gặp ở mọi lứa tuổi nhất là khi thời tiết có sự chuyển đổi. Nếu như gặp các tình trạng bệnh này thì bạn có tể lấy 5 – 30 g rau ngò ôm tươi, đem đi rửa thật sachuj sau đó sắc lấy nước uống. Kiên trì uống nước rau ngò ôm hàng ngày bạn sẽ có thể khiến tình trạng bệnh suy giảm đáng kể.

Trị gan nhiễm mỡ

Bệnh gan nhiễm mỡ là bệnh rất hay gặp ở người trung niên, người già và người béo phì. Banjc ó thể lấy khoảng 100g rau ngò ôm phơi khô sau đó đem đi sắc cùng với 50g bạc hà phơi khô và 100 ml nước trong khoảng 10 phút. Sắc nước và uống liên tục trong khoảng 1 tháng vào buổi tối sau khi ăn thì bạn có thể làm giảm được tình trạng gan nhiễm mỡ, một căn bệnh gây ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của con người.

Chữa trị các bệnh về tiết niệu

Chọn những cây rau ngò ôm non khoảng 40 – 60g, sau đó giã nhỏ hoặc bạn cũng có thể bỏ vào máy xay sinh tốt để tiết kiệm thời gian, chế vào một ít nước sôi để nguội sau đó cho một ít muối vào để uống có thể giúp bạn trị được tiểu tiện không thông, tiểu rắt, viêm đường tiết niện. Rau ngò ôm còn được dùng để trị đái dầm bằng cách cho các loại nguyên liệu cây khô đó là 20 g rau ngò ôm, 20g mùi tàu, 10g cỏ sữa lá nhỏ sắc với 400 ml và uống sau bữa chiều có thể trị được bệnh đái dầm.

Cây ngò ôm là một loại rau gia vị và còn có nhiều tác dụng chữa bệnh thần kì mà không phải ai cũng biết được. Bài viết Top 5 tác dụng của cây rau ngò ôm đã giải đáp các thắc mắc về tác dụng của cây rau ngò ôm và những bài thuốc thần kì của nó. Hi vọng đây sẽ là bài viết cung cấp những thông tin tham khảo hữu ích cho mọi người.

]]>
https://toptacdung.com/archive/898/feed/ 0
Top 3 Tác dụng của Nhựa mủ cây sung – Bài thuốc quý hiếm https://toptacdung.com/archive/852/ https://toptacdung.com/archive/852/#respond Fri, 21 Jul 2023 08:07:09 +0000 https://toptacdung.com/?p=852 Cây sung hẳn chắc không còn quá xa lạ với các bạn bởi nó thường được trồng xung quanh khu vực chúng ta sống. Được biết sung là loại cây có nhiều tác dụng, có thể làm thức ăn hoặc làm thuốc chữa bệnh, tuy nhiên nó cũng ẩn chứa một số tác hại nếu không quan tâm sẽ rất ảnh hưởng đến sức khỏe. Để tìm hiểu chi tiết hơn về nó mời bạn theo dõi bài viết top 3 tác dụng của Nhựa mủ cây sung – Bài thuốc quý hiếm của toptacdung.com nhé.

Đôi nét về cây sung

Sung là loại cây to không có rễ phụ gồm có lá hình mũi giáo, đầu lá nhọn, phía cuống hơi tròn. Khi lá sung còn non thì cả 2 mặt đều phủ những sợi lông nhỏ. Đến khi lá của nó già đi thì lá có vẻ cứng hơn, phiến lá nguyên hoặc có răng thưa. Trong lá sung thường bị sâu ký sinh nên gây ra những mụn nhỏ và người ta gọi đó là vú sung.

Quả sung mọc trên thân cây hoặc trên những cành to không mang lá. Quả chín sẽ có màu đỏ nâu, hình lê, mặt quả phủ lông mịn và cuống khá  ngắn. Lá sung, quả sung, thậm chí nhựa sung đều có công dụng hữu ích cho con người. Đặc biệt nhựa sung dùng làm thuốc chữa bệnh và được y học cổ truyền đánh giá cao về hiệu quả mà nó mang lại.

Top 3 Tác dụng của Nhựa mủ cây sung

1. Chữa mụn nhọt bắp chuối, sưng vú

Khi bị mụn nhọt bạn hãy rửa sạch và lau khô nước. Tiếp theo dùng nhựa sung bôi trực tiếp lên chỗ đau, cứ sưng đỏ đến đâu bạn bôi đến đó và bôi nhiều lần một lúc. Cách khác bạn có thể dùng lá sung giã nát trộn với nhựa sung rồi đắp lên vết thương. Trường hợp mụn nhọt chưa có mủ thì đắp kín còn nếu vỡ mũ rồi thì đắp để hở một chỗ bằng hạt bắp.

Nếu muốn lấy ngòi của nhọt ra thì giã củ hành với nhựa và lá sung rồi đắp lên trên, nhớ là để hở miệng. Trường hợp sưng vú thì đắp hở đầu vú. Nếu bị ngã gây nên những vết xây xát, khi đắp thuốc nên  chừa chỗ đó ra và chỉ nên đắp những chỗ bị sưng đỏ hoặc tím.

2. Chữa nhức đầu

Nhựa sung còn có tác dụng trị chứng đau đầu khá hiệu quả. Bạn có thể dùng nó phết đều lên giấy bản rồi dán vào hai bên thái dương. Hoặc dùng để chữa tê liệt cũng hiệu quả. Bên cạnh đó, nhiều người dùng nhựa sung kết hợp bôi ngoài và ăn lá non hoặc uống nhựa sung với liều 5ml hòa với nước đã đun sôi để nguội trước khi đi ngủ.

3. Chữa hen

Ngoài những công dụng trên thì nhựa sung còn khả năng chữa bệnh hen. Có nhiều người sử dụng nó trong một thời gian và đã hạn chế sự tái phát của căn bệnh này. Cách làm là bạn hãy dùng nhựa sung hòa với mật ong uống trước khi đi ngủ, sau một thời gian sẽ thấy hiệu quả.

nhua-mu-cay-sung-co-tac-dung-gi
Nhựa mủ cây sung có tác dụng gì?

Tác dụng của quả sung

Chữa viêm họng: Bạn hãy sử dụng quả sung tươi sấy khô tán thành bột rồi lấy một ít thổi vào họng. Bên cạnh đó, hãy dùng sung tươi gọt vỏ, thái phiến rồi sắc kỹ lấy nước. Tiếp theo cho thêm đường phèn vào rồi cô nhỏ lửa thành dạng cao dùng ngậm hàng ngày.

Ho khan không có đờm: Để trị ho khan không có đờm bạn hãy dùng quả sung tươi từ 50-100g gọt bỏ vỏ rồi nấu với 50-100g gạo thành cháo chia thành vài lần ăn trong ngày. Nếu cảm thấy quá khó ăn bạn có thể cho thêm nho khô hoặc đường phèn vào.

Viêm loét dạ dày tá tràng: Để trị viêm loét dạ dày bạn có thể dùng sung sao khô rồi đem tán bột chia ra làm 2-3 lần uống trong ngày. Lưu ý mỗi lần chỉ nên uống 6-9g với nước ấm.

Tỳ vị hư nhược hoặc rối loạn tiêu hóa: Dùng 30g sung thái nhỏ rồi sao hơi cháy, mỗi ngày lấy 10g hãm cùng với nước sôi trong bình kín trong 20 phút. Tiếp theo bỏ thêm ít đường phèn dùng uống thay trà trong ngày. Sau vài ngày bạn sẽ thấy có hiệu quả.

Táo bón: Dùng 9g sung tươi sắc uống trong ngày hoặc ăn từ 3-5 quả sung chín. Cách khác bạn có thể lấy khoảng 10 quả sung đem rửa sạch bổ đôi ra và thái nhỏ một đoạn ruột già lợn đã được làm sạch. Tiếp theo đem hầm nhừ hai loại lại với nhau cho thêm gia vị vào và ăn ngay trong ngày.

Sản phụ thiếu sữa: Sử dụng 120g sung tươi, 500g móng lợn rồi đem hai thứ đem hầm nhừ. Thêm một ít gia vị cho vừa ăn rồi chia thành vài lần ăn trong ngày. Sau vài ngày sử dụng sữa sẽ về tiết ra nhiều đủ cho con bú.

Viêm khớp: Sung được biết là loại quả dùng trị bệnh viêm khớp khá tốt. Bạn có thể đem sung hầm với thịt lợn nạc rồi ăn hoặc thái vụn quả sung đem tráng với trứng gà ăn cũng hạn chế được sự đau nhức do bênh viêm khớp.

Ngăn ngừa ung thư và tiểu đường: Trong quả sung có chứa các thành phần như coumarin, pectin. Beta-carotene, vitamin A, C, E, K, đồng, sắt… có tác dụng làm giảm lượng cholesterol có trong  máu. Điều này hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, ung thư vú, ung thư ruột kết, ung thư tuyến tiền liệt… Bạn có thể dùng quả sung chế biến cùng các món ăn để ăn trong các bữa cơm hàng ngày.

Có thể bạn quan tâm:

Một số tác hại của quả sung nên lưu ý khi sử dụng

Xuất huyết: Trong quả sung chín mang tính nóng, có thể gây xuất huyết nên nếu ăn quá nhiều có thể bị xuất huyết võng mạc, trực tràng. Sung còn gây thiếu máu nếu sử dụng không hợp lý.

Tụt đường huyết: Những bệnh nhân tiểu đường ăn sung có lợi cho sức khỏe của họ vì nó giúp giảm lượng đường trong máu. Tuy nhiên, nếu những người có lượng đường huyết quá thấp thì không nên ăn quả sung vì chúng gây ra những tác hại khá nguy hiểm.

Oxalate có hại: Trong quả sung chứa nhiều oxalate không tốt cho những người bị bệnh thạn hoặc túi mật có vấn đề. Ăn nhiều sung còn ảnh hưởng đến lá lách, ảnh hưởng đến sự sản sinh các tế bào bạch cầu.

Vậy với những thông tin đã chia sẻ trên đây chúng tôi đã cung cấp top 3 tác dụng của Nhựa mủ cây sung cũng như công dụng tuyệt vời mà quả sung mang lại cho chúng ta. Hy vọng bạn đã tiếp thu được nhiều kiến thức để tích lũy thêm kinh nghiệm. Hãy thường xuyên truy cập website toptacdung.com để cập nhập thêm nhiều điều bổ ích khác nữa nhé. Xin chân thành cảm ơn!

]]>
https://toptacdung.com/archive/852/feed/ 0