Cây sung hẳn chắc không còn quá xa lạ với các bạn bởi nó thường được trồng xung quanh khu vực chúng ta sống. Được biết sung là loại cây có nhiều tác dụng, có thể làm thức ăn hoặc làm thuốc chữa bệnh, tuy nhiên nó cũng ẩn chứa một số tác hại nếu không quan tâm sẽ rất ảnh hưởng đến sức khỏe. Để tìm hiểu chi tiết hơn về nó mời bạn theo dõi bài viết top 3 tác dụng của Nhựa mủ cây sung – Bài thuốc quý hiếm của toptacdung.com nhé.
Mục lục
Đôi nét về cây sung
Sung là loại cây to không có rễ phụ gồm có lá hình mũi giáo, đầu lá nhọn, phía cuống hơi tròn. Khi lá sung còn non thì cả 2 mặt đều phủ những sợi lông nhỏ. Đến khi lá của nó già đi thì lá có vẻ cứng hơn, phiến lá nguyên hoặc có răng thưa. Trong lá sung thường bị sâu ký sinh nên gây ra những mụn nhỏ và người ta gọi đó là vú sung.
Quả sung mọc trên thân cây hoặc trên những cành to không mang lá. Quả chín sẽ có màu đỏ nâu, hình lê, mặt quả phủ lông mịn và cuống khá ngắn. Lá sung, quả sung, thậm chí nhựa sung đều có công dụng hữu ích cho con người. Đặc biệt nhựa sung dùng làm thuốc chữa bệnh và được y học cổ truyền đánh giá cao về hiệu quả mà nó mang lại.
Top 3 Tác dụng của Nhựa mủ cây sung
1. Chữa mụn nhọt bắp chuối, sưng vú
Khi bị mụn nhọt bạn hãy rửa sạch và lau khô nước. Tiếp theo dùng nhựa sung bôi trực tiếp lên chỗ đau, cứ sưng đỏ đến đâu bạn bôi đến đó và bôi nhiều lần một lúc. Cách khác bạn có thể dùng lá sung giã nát trộn với nhựa sung rồi đắp lên vết thương. Trường hợp mụn nhọt chưa có mủ thì đắp kín còn nếu vỡ mũ rồi thì đắp để hở một chỗ bằng hạt bắp.
Nếu muốn lấy ngòi của nhọt ra thì giã củ hành với nhựa và lá sung rồi đắp lên trên, nhớ là để hở miệng. Trường hợp sưng vú thì đắp hở đầu vú. Nếu bị ngã gây nên những vết xây xát, khi đắp thuốc nên chừa chỗ đó ra và chỉ nên đắp những chỗ bị sưng đỏ hoặc tím.
2. Chữa nhức đầu
Nhựa sung còn có tác dụng trị chứng đau đầu khá hiệu quả. Bạn có thể dùng nó phết đều lên giấy bản rồi dán vào hai bên thái dương. Hoặc dùng để chữa tê liệt cũng hiệu quả. Bên cạnh đó, nhiều người dùng nhựa sung kết hợp bôi ngoài và ăn lá non hoặc uống nhựa sung với liều 5ml hòa với nước đã đun sôi để nguội trước khi đi ngủ.
3. Chữa hen
Ngoài những công dụng trên thì nhựa sung còn khả năng chữa bệnh hen. Có nhiều người sử dụng nó trong một thời gian và đã hạn chế sự tái phát của căn bệnh này. Cách làm là bạn hãy dùng nhựa sung hòa với mật ong uống trước khi đi ngủ, sau một thời gian sẽ thấy hiệu quả.
Tác dụng của quả sung
Chữa viêm họng: Bạn hãy sử dụng quả sung tươi sấy khô tán thành bột rồi lấy một ít thổi vào họng. Bên cạnh đó, hãy dùng sung tươi gọt vỏ, thái phiến rồi sắc kỹ lấy nước. Tiếp theo cho thêm đường phèn vào rồi cô nhỏ lửa thành dạng cao dùng ngậm hàng ngày.
Ho khan không có đờm: Để trị ho khan không có đờm bạn hãy dùng quả sung tươi từ 50-100g gọt bỏ vỏ rồi nấu với 50-100g gạo thành cháo chia thành vài lần ăn trong ngày. Nếu cảm thấy quá khó ăn bạn có thể cho thêm nho khô hoặc đường phèn vào.
Viêm loét dạ dày tá tràng: Để trị viêm loét dạ dày bạn có thể dùng sung sao khô rồi đem tán bột chia ra làm 2-3 lần uống trong ngày. Lưu ý mỗi lần chỉ nên uống 6-9g với nước ấm.
Bài viết liên quan:
Tỳ vị hư nhược hoặc rối loạn tiêu hóa: Dùng 30g sung thái nhỏ rồi sao hơi cháy, mỗi ngày lấy 10g hãm cùng với nước sôi trong bình kín trong 20 phút. Tiếp theo bỏ thêm ít đường phèn dùng uống thay trà trong ngày. Sau vài ngày bạn sẽ thấy có hiệu quả.
Táo bón: Dùng 9g sung tươi sắc uống trong ngày hoặc ăn từ 3-5 quả sung chín. Cách khác bạn có thể lấy khoảng 10 quả sung đem rửa sạch bổ đôi ra và thái nhỏ một đoạn ruột già lợn đã được làm sạch. Tiếp theo đem hầm nhừ hai loại lại với nhau cho thêm gia vị vào và ăn ngay trong ngày.
Sản phụ thiếu sữa: Sử dụng 120g sung tươi, 500g móng lợn rồi đem hai thứ đem hầm nhừ. Thêm một ít gia vị cho vừa ăn rồi chia thành vài lần ăn trong ngày. Sau vài ngày sử dụng sữa sẽ về tiết ra nhiều đủ cho con bú.
Viêm khớp: Sung được biết là loại quả dùng trị bệnh viêm khớp khá tốt. Bạn có thể đem sung hầm với thịt lợn nạc rồi ăn hoặc thái vụn quả sung đem tráng với trứng gà ăn cũng hạn chế được sự đau nhức do bênh viêm khớp.
Ngăn ngừa ung thư và tiểu đường: Trong quả sung có chứa các thành phần như coumarin, pectin. Beta-carotene, vitamin A, C, E, K, đồng, sắt… có tác dụng làm giảm lượng cholesterol có trong máu. Điều này hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, ung thư vú, ung thư ruột kết, ung thư tuyến tiền liệt… Bạn có thể dùng quả sung chế biến cùng các món ăn để ăn trong các bữa cơm hàng ngày.
Có thể bạn quan tâm:
- Ăn sung muối có tốt không? Phải Đọc bài này trước khi ăn
- Sung muối để được bao lâu ? Hướng dẫn MẸO bảo quản dùng lâu nhất
Một số tác hại của quả sung nên lưu ý khi sử dụng
Xuất huyết: Trong quả sung chín mang tính nóng, có thể gây xuất huyết nên nếu ăn quá nhiều có thể bị xuất huyết võng mạc, trực tràng. Sung còn gây thiếu máu nếu sử dụng không hợp lý.
Tụt đường huyết: Những bệnh nhân tiểu đường ăn sung có lợi cho sức khỏe của họ vì nó giúp giảm lượng đường trong máu. Tuy nhiên, nếu những người có lượng đường huyết quá thấp thì không nên ăn quả sung vì chúng gây ra những tác hại khá nguy hiểm.
Oxalate có hại: Trong quả sung chứa nhiều oxalate không tốt cho những người bị bệnh thạn hoặc túi mật có vấn đề. Ăn nhiều sung còn ảnh hưởng đến lá lách, ảnh hưởng đến sự sản sinh các tế bào bạch cầu.
Vậy với những thông tin đã chia sẻ trên đây chúng tôi đã cung cấp top 3 tác dụng của Nhựa mủ cây sung cũng như công dụng tuyệt vời mà quả sung mang lại cho chúng ta. Hy vọng bạn đã tiếp thu được nhiều kiến thức để tích lũy thêm kinh nghiệm. Hãy thường xuyên truy cập website toptacdung.com để cập nhập thêm nhiều điều bổ ích khác nữa nhé. Xin chân thành cảm ơn!