Hầu hết chúng ta sau khi ăn mít thường vứt bỏ đi những hạt mít kia mà không biết rằng hạt mít đó lại mang đến nhiều công dụng thần kỳ tốt cho sức khỏe. Sau đây là Top 6 tác dụng của hạt mít các bạn có thể tham khảo để từ nay tránh lãng phí hạt mít nữa nhé!
Top 6 tác dụng của hạt mít
Ở nông thôn, các bọn trẻ nhỏ thường thích nướng hạt mít hay luộc hạt mít để ăn, nhưng vì hạt mít chứa nhiều chất đạm, nên khi ăn vào và thường bị xì hơi liên tục. Chính vì vậy mà nó không được mấy người ưa chuộng món hạt mít này. Tuy nhiên, mọi người không biết rằng, chính cái hạt bùi bùi này mang đến nhiều công dụng cực kỳ tốt cho sức khỏe mà ít ai biết đến.
Ít ai biết rằng, trong hạt mít có chứa 70% tinh bột, 5,2% protein, 0,62% lipid, 1,4% các chất khoáng… Hàm lượng protein và lipid trong hạt mít khô tuy chưa bằng gạo, nhưng hơn hẳn khoai, sắn khô. Hạt mít chứa hàm lượng chất xơ cao, ngừa táo bón, giải độc, thải độc tố, giúp cho gan khỏe mạnh.
Ngăn ngừa táo bón, tốt cho hệ tiêu hóa
Vì trong hạt mít có chứa nhiều tinh bột và nguồn chất xơ không hòa tan cực kỳ tốt cho hệ tiêu hóa. Đây là chất xơ có tác dụng trong việc duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh và giúp điều trị bệnh táo bón. Và khi bạn ăn nhiều hạt mít luộc sẽ gặp phải tình trạng xì hơi, tuy nhiên việc xì hơi này rất tốt cho dạ dày của bạn, giúp đẩy được lượng khí thải bí bức kia ra ngoài, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi xì hơi được.
Không chỉ hạt mít, những thực phẩm chứa nhiều tinh bột như khoai từ, khoai lang, sắn, các loại củ, đậu, bắp,… khi ăn quá nhiều rất dễ gây ra hiện tượng ” mất đoàn kết nội bộ và nghi ngờ lẫn nhau”. Tuy là mùi hơi khó chịu, nhưng nếu ăn vừa phải sẽ rất tốt cho dạ dày của bạn đấy nhé.
Hỗ trợ giảm stress, hạn chế sưng viêm
Trong hạt mít có chứa nhiều protein và các dưỡng chất khác có tác dụng dụng áp chế thần kinh, giảm đi những mệt mỏi, căng thẳng lo âu. Hơn hết, khi bạn mít với người yêu, người thân trong gia đình và câu chuyện “giải tán đông” hiệu quả bằng hạt mít sẽ là chuyện thú vị giúp cả nhà trò chuyện vui vẻ, quây quần bên nhau, điều này sẽ giúp bạn bớt đi những lo âu, phiền muộn của cuộc sống.
Một số chuyên gia đã nghiên cứu và tìm thấy rằng trong hạt mít có vài hợp chất có tác dụng giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm trùng, mắc bệnh do vi rut, vi khuẩn gây ra. Không chỉ vậy, hạt mít nếu ăn thường xuyên còn có tác dụng trong việc ngăn ngừa mụn viêm, nhiễm trùng, cung cấp độ ẩm tuyệt vời cho da.
Bổ sung sắt, hỗ trợ sản sinh máu
Sắt là thành phần vô cùng quan trọng trong việc giúp các tế bào hồng cầu sản sinh máu đi nuôi cơ thể và duy trì sự sống cho con người. Chính vì vậy, bổ sung sắt qua những thực phẩm như thịt bò, cải xanh, súp lơ, gan heo… là rất cần thiết. Và nhiều người không biết rằng, thứ hạt bạn đang có ý định bỏ đi lại mang đến nguồn chất sắt dồi dào hơn bất cứ loại thực phẩm nào.
Khoa học đã chứng minh, sắt trong hạt mít là loại hemoglobin – chất giúp hỗ trợ quá trình oxy hóa của cơ thể, giúp tái sinh sản xuất các tế bào máu. Cơ thể đầy đủ lượng máu sẽ mang lại sức khỏe tốt, cơ thể dẻo dai, chống được bệnh tật duy trì được tuổi thọ tối đa.
Tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa ung thư
Bởi vì hạt mít có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn vì vậy ngăn ngừa được tình trạng vi khuẩn xâm nhập gây hại cho cơ thể. Không chỉ vậy, hạt mít có chứa lượng kẽm dồi dào, giúp tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy khả năng miễn dịch hoạt động tốt hơn.
Bài viết liên quan:
Và trong hạt mít còn được tìm thấy các chất oxy hóa như phytonutrients và flavonoid có tác dụng ngăn ngừa các gốc tế bào gây ung thư, tổn hại ADN. Ăn hạt mít sẽ làm chậm sự thoái hóa của các tế bào cơ thể và hoạt động như là đặc tính chống ung thư. Ngoài ra, để ngăn ngừa ung thư, tăng cường hệ miễn dịch bạn có thể bổ sung thêm các loại quả như quả mận, quả đào, quả thanh mai…
Tốt cho mắt, ngăn ngừa rụng tóc
Hạt mít chứa vitamin A, giúp duy trì thị lực tốt hơn. Vitamin A là một chất dinh dưỡng quan trọng, cần thiết để duy trì thị lực lành mạnh, đồng thời có thể giúp ngăn ngừa được nhiều bệnh liên quan đến mắt như chứng quáng gà.
Với hàm lượng vitamin A dồi dào, hạt mít còn có tác dụng hết sức quan trọng trong việc giúp tóc chắc khỏe, ngăn ngừa tình trạng tóc khô, rối, chẻ ngọn. Và hạt mít còn được xem là loại hạt giúp thúc đẩy sự tăng trưởng cho tóc, giúp tóc mau dài.
Giúp làm đẹp, giảm cân
Sử dụng bột của hạt mít trộng cùng với sữa tươi không đường sau đó dùng để hỗn hợp này để làm mặt nạ đắp mặt. Nó không chỉ có tác dụng trong việc giảm thiểu các nếp nhăn mà còn giúp di trì độ ẩm làn da hiệu quả, mịn màng hơn. Và với hàm lượng vitamin A, hạt mít còn tác động đến sự sinh trưởng các tế bào dưới da, mang đến cho bạn làn da tươi trẻ, ngăn ngừa quá trình lão hóa da.
Nếu như bạn biết đến quả vải, quả chuối, quả xoài… có tác dụng giảm cân thì hạt mít cũng có tác dụng không kém gì những loại quả này. Bởi vì hạt mít chứa lượng chất xơ dồi dào và rất ít calo, chính vì vậy mà nó là món ăn kiêng cho những ai đang có ý định giảm cân nhé.
Ăn hạt mít đúng cách
Mặc dù hạt mít rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không phải vì vậy mà mọi người lạm dụng và ăn thường xuyên, ăn liên tục đâu nhé. Nếu ăn quá nhiều sẽ khiến bạn xì hơi liên tục và mùi hôi nặng hơn bình thường, điều này rất dễ gây ra tình trạng ” giải tán đám đông và gây nghi ngờ nội bộ”.
Không nên ăn mít lúc bụng đang trống rỗng, bởi hạt mít chứa nhiều tinh bột rất dễ gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu và khiến bạn không thể ăn cơm ngon miệng được. Nên ăn 5-6 hạt sau bữa ăn cơm, ăn như một món tráng miệng hằng ngày sẽ tốt hơn.
Nên ăn hạt mít vào buổi sáng hoặc trưa, tránh ăn vào buổi tối vì lượng tinh bột có trong hạt mít rất dễ gây ra tình trạng mất ngủ. Và nên ăn hạt mít vừa phải, nếu ăn quá nhiều cũng gây ra nóng cơ thể và dẫn đến mụn xuất hiện. Bên cạnh hạt mít nên bổ sung kèm theo các hoa quả, rau xanh khác để hấp thu đầy đủ dưỡng chất.
Với Top 6 tác dụng của hạt mít trên hi vọng giúp bạn hiểu rõ hơn về những lợi ích tuyệt vời mà thứ hạt bạn đang có ý định hoặc đã từng vứt bỏ đi. Hạt mít cũng giống như một loại ngũ cốc, mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, vì vậy đừng nên vứt bỏ chúng đi nhé! Ngoài ra, dưới đây có một số bài viết liên quan, có thể bạn quan tâm để bổ sung kiến thức:
> Top 8 tác dụng của hoa Đu Đủ Đực
> Top 7 tác dụng của cây Đinh Lăng
> Top 5 tác dụng của Hoa Anh Thảo