Gạo là lương thực chính không thể thiếu trong các bữa ăn và cuộc sống của chúng ta. Do đó, nhà nào cũng mua gạo để trữ sẵn trong gia đình vừa tiết kiệm chi phí, đỡ tốn thời gian chạy đi mua nhiều lần. Tuy nhiên, nếu trữ quá nhiều trong thời gian dài rất dễ bị mọt tấn công. Chính vì vậy mà nhiều người thắc mắc rằng không biết Gạo để được bao lâu không bị mọt? Một tháng có ăn được không có bị mất chất và mất mùi thơm hay không? Hãy để toptacdung.com giúp bạn trả lời câu hỏi này ở bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Mọt gạo là con gì?
Mọt là một loại côn trùng gây hại không chỉ có trong gạo, lúa mà còn thấy trong các loại hạt ngũ cốc. Còn mọt gạo là loại con một có kích thước dài khoảng 2mm với mỏ dài. Một gạo thường thấy có màu đen, nhưng thực chất nếu như chúng ta nhìn kỹ có bốn điểm màu cam đỏ ở trên vỏ cánh của nó. Mọt có rất nhiều loại, mọt gạo, mọt đậu, một ngô và mỗi loại có kích thước, màu sắc khác nhau nhưng chúng đều có tập tính giống nhau.
Con mọt thường sống tới 2 năm và trong 1 đời con cái nó có thể để đến 300 trứng và chúng đẻ thường xuyên theo ngày. Mỗi ngày chúng đẻ 2-6 trứng, chính vì vậy mà mỗi khi bạn thấy có vài con mọt trong hũ gạo, nhưng vài ngày sau bạn sẽ thấy mọt xuất hiện rất nhiều.
Gạo để được bao lâu không bị mọt?
Nhiều người nghĩ rằng trong gạo có mọt là do gạo đó để quá lâu hoặc quá cũ nên mới sinh ra mọt. Tuy nhiên, không phải như vậy đâu bạn nhé, gạo mới cũng có thể xuất hiện mọt đấy. Bởi vì mọt được sinh ra là do gạo bị nhiễm sâu ( ấu trùng) từ nơi sản xuất, kho chứa lúa gạo. Chính ấu trùng này nằm bên trong hạt gạo mặc dù khi mua chúng ta không hề nhìn thấy.
Và nó chờ đến thời điểm thích hợp sẽ bắt đầu nảy nở chui ra ngoài. Nhưng vì tính phát triển của mọt rất nhanh, mỗi ngày mọt đều đẻ trứng, vì vậy mà khi chỉ có vài con mọt trong hũ gạo, nhưng hôm sau sẽ thấy rất nhiều và ngày càng nhiều hơn nếu không có cách bảo quản. Chính vì vậy mà nhiều người thường lo ngại việc để gạo lâu sẽ sinh ra mọt, tuy nhiên nếu gạo để lâu nó sẽ mất chất, hương thơm từ gạo không còn đậm đà và khi nấu gạo không còn dẽo như trước.
Và khi gạo xuất hiện mọt thì số gạo đó vẫn ăn được bình thường nhé, nhưng nên đuổi mọt đi trước khi đưa vào nấu. Và sau đây là những cách xử lý mọt trong gạo bạn nên áp dụng:
Bài viết liên quan:
- Dùng vài nhánh tỏi khổ hay quả ớt cho vào thùng gạo, mùi hăng của tỏi, ớt có thể khiến mọt tự chui ra ngoài.
- Bạn thử rắc một ít muối ăn vào trong gạo, muối ăn sẽ đuổi mọt tự khắc chui ra ngay thôi, nhưng không nên rắc quá nhiều nha sẽ khiến cho cơm bị mặn đấy.
- Phơi gạo ra ngoài nắng, với nhiệt độ và ánh sáng của mặt trời sẽ đuổi được mọt đi ra khỏi hạt gạo ngay.
- Cho một bình rượu trắng được gài nắp, nhưng không cần gài kỹ để cho hương của rượu bay ra, với mùi của rượu sẽ giúp đẩy lùi ngay con mọt khó tính kia đi.
- Rải một lớp tro bếp dày 3 – 5 cm xuống đáy thùng, dùng tờ giấy trắng hay vải phin đậy lên. Sau đó, đổ gạo đã hong khô vào thùng, đậy chặt nắp. Cách này có thể bảo quản gạo trong thời gian dài, không ẩm, mọt.
Cách bảo quản gạo lâu không bị mọt
Chọn vị trí để gạo: Nếu bạn sử dụng gạo trong thời gian ngắn thì nên cho gạo vào chiếc thùng bằng nhựa hoặc nhôm, tránh những nơi ẩm ướt hoặc nhiều ánh sáng sẽ khiến giảm độ ngon của gạo. Nên để gạo cách mặt đất ít nhất 20cm để đảm bảo gạo không bị ẩm ướt, độ ẩm sàn nhà sẽ khiến gạo nhanh bị hư hỏng và ảnh hưởng đến chất lượng của gạo.
Bảo quản gạo trong tủ lạnh: đây là cách mà ít ai dùng đến bởi vì tủ lạnh khá nhỏ để hết gạo vào trong được. Nhưng nếu nhà bạn có tủ lạnh to thì nên áp dụng cách này đảm bảo gạo không chỉ giữ lâu mà hương thơm từ gạo vẫn được giữ nguyên. Gạo có tính hút ẩm cực kỳ tốt nên khi bảo trong tủ lạnh sẽ giúp diệt được các ấu trùng, ngăn chặn sự phát triển của mọt. Bạn chỉ cần để gạo trong tủ lạnh khoảng chừng 4-5 là được, thời gian này sẽ tiêu diệt và ngăn chặn được mối, mọt không có cách nào sinh trưởng phát triển được.
Bảo quản trong túi kín bằng ni lông: Khi mua gạo bạn nên mang theo nhưng túi kín bằng nilong (một dạng túi bảo quản đấy nhé) để đựng gạo. Với túi kín này sẽ giúp gạo được bảo quản được lâu, giúp gạo tránh được các vi khuẩn, côn trùng gây hại từ bên ngoài chui vào.Ngoài ra, do gạo có đặc tính khô, không chịu nước, vì vậy, để bảo quản gạo không bị mốc hay mối mọt, mất chất dinh dưỡng bạn nên đựng trong lọ bằng thủy tinh có nắp kín hoặc nắp bằng kim loại. Có thể dùng những loại hộp dự trữ thực phẩm chuyên dụng được thiết kế đặc biệt với chiếc vòng cao su xung quanh nắp nhằm đảm bảo độ kín hơi.
Thường xuyên vệ sinh thùng hay vật dụng đựng gạo: Thùng đựng gạo là nơi trú ẩn lý tưởng của các côn trùng vì vậy bạn sẽ phải lau chùi vệ sinh thùng gạo thường xuyên để tránh trường hợp trứng mọt còn xót lại ở đáy thùng. Do đó, nên rửa sạch sẽ thùng gạo và mang đi phơi khô ngoài trời nắng, ánh nắng mặt trời sẽ giúp loại vi khuẩn, nấm mốc, trứng mọt một cách hiệu quả hơn.
Bài viết có thể bạn quan tâm:
> Quả phật thủ để được bao lâu? chưng ngày tết không bị hư
> Ruốc thịt để được bao lâu? Nếu bạn tự làm thì nên lưu ý
> Quả dừa để được bao lâu? Uống được không bị hư
Mọt gạo là kẻ thù số một của người nông dân vì nó sinh sôi nảy nở rất nhanh gây hại đến chất lượng lúa gạo của người nông dân. Mặc dù là gạo bị mọt ăn vẫn có thể ăn được nhưng chất lượng của gạo sẽ không còn được ngon và bạn sẽ thấy ghê hơn khi con mọt xuất hiện trong chén cơm. Hi vọng với bài viết: Gạo để được bao lâu không bị mọt? Một tháng có ăn được không chỉ giúp bạn giải đáp được thắc mắc mà còn có cách bảo quản gạo, “tống cổ” mọt đi một cách dễ dàng.