Mủ trôm có thể là cái tên khá xa lạ với những ai không tìm hiểu về nó. Mủ trôm được chế biến thành nước uống để giải nhiệt cơ thể vào mùa hè và nó còn có nhiều công dụng bổ ích dành cho người khác nữa. Hiện mủ trôm được khá nhiều người ưa chuộng và sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên, bạn đã biết mủ trôm để được bao lâu chưa? Hãy theo dõi bài viết sau đây của toptacdung.com để tìm đáp án nhé!
Mục lục
- Mủ trôm có từ đâu?
Mủ trôm là gì?
Cây trôm là loại cây thân gỗ, mọc nhiều ở núi rừng của các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận. Trên cây trôm, mủ của nó là thành phần có giá trị nhất được người dân lấy về làm nước uống giải nhiệt mùa hè. Mủ trôm là chất tiết ra từ vỏ thân cây trôm có màu trắng vàng, chứa các chất như Mg, K, Zn, Na, Ca,…giúp bổ sung lượng khoáng chất cần thiết cho cơ thể người.
Theo Đông y, mủ trôm có vị ngọt, tính mát, chứa nhiều vi lượng, hàm lượng khoáng chất cao. Trong mủ trôm chứa nhiều chất polysaccharide giúp điều hòa đường huyết, mát gan, giải độc gan, hỗ trợ điều trị vết thương,…Mủ trôm giàu uronic acid, calcium, muối magnesium khi ngâm trong nước lạnh sẽ trở thành dạng keo. Hiện cây trôm phân bố khắp các nước nhiệt đới trên thế giới, đặc biệt là Ấn Độ, Úc, Pakistan, Thái Lan, Panama, Philippines, Việt Nam,…
Những tác dụng tuyệt vời của mủ trôm
Mủ trôm tốt cho sức khỏe
Trong mủ trôm chứa các thành phần dinh dưỡng cao như Ca, K, Na, glucid, Mg, Zn, Fe,…đều là những chất tốt cho sức khỏe của con người. Dùng mủ trôm giúp giải nhiệt cơ thể vào ngày hè và tăng cường sức đề kháng. Nó giúp ngăn ngừa các bệnh, điều hòa đường huyết, huyết áp, hỗ trợ điều trị vết thương,…Ngoài ra, cũng giống như uống sữa ngô, mủ trôm cũng rất tốt cho hệ thống tim mạch của các bạn đấy.
Bên cạnh đó, mủ trôm giúp nhuận tràng khá tốt, giúp điều trị táo bón, xơ gan hiệu quả. Bởi mủ trôm khiến chất xơ có thể trương nở lên gấp 8-10 lần giúp kết dính cặn bã độc hại trong ruột già, tăng nhu động ruột, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Mỗi ngày uống một ly mủ trôm giúp bạn ăn ngon miệng, ngủ ngon và đào thải chất độc hại ra ngoài. Ngoài uống mủ trôm, để cơ thể nhuận tràng tốt bạn nên sử dụng uống nước rong biển hàng ngày.
Ngoài ra, với hàm lượng magie cao trong mủ trôm đóng vai trò tổ chức mô, giúp điều hòa các chức năng của cơ thể giúp tăng cường sức khỏe, phòng ngừa được bệnh tiểu đường, loãng xương,…Các chuyên gia cho biết, uống nước mủ trôm thường xuyên giúp phòng chống được bệnh loãng xương hiệu quả ở người tuổi trung niên trở lên.
Mủ trôm giúp làm đẹp hiệu quả
Nhờ vào thành phần polysaccharide phân tử cao, mủ trôm giúp điều trị mụn hiệu quả. Nó giúp xóa bỏ hoàn toàn mụn, sẹo do mụn gây ra, giúp dưỡng trắng da, chống lão hóa da. Đồng thời, sử dụng mủ trôm còn có khả năng se khít lỗ chân lông tạo cho bạn một làn da khỏe mạnh, căng mịn.
Mủ trôm để được bao lâu?
Mủ trôm mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng bạn cần chọn mủ trôm được lấy gần nhất để phát huy hết công dụng của nó. Khi mua về mủ trôm để được bao lâu có lẽ là thắc mắc chung của các bạn. Câu trả lời là khi bạn mua mủ trôm đã được qua sơ chế chắc chắn trên bao bì của công ty sẽ để ngày sản xuất và hạn sử dụng của sản phẩm. Bạn dựa vào đó sẽ biết nên để mủ trôm trong bao lâu.
Tuy nhiên, bất cứ sản phẩm nào cũng vậy tốt nhất bạn nên sử dụng trong vòng 6 tháng đầu từ ngày sản xuất. Vì nếu để càng lâu, các chất dinh dưỡng trong mủ trôm bị suy giảm dần, tác dụng cũng bị suy giảm đáng kể. Bên cạnh đó, bạn nên uống mủ trôm ngay sau khi được pha chế, không nên để quá lâu các khoáng chất sẽ bị tiêu tan hết.
Bài viết liên quan:
Mời bạn xem thêm bài viết:
Cách sử dụng mủ trôm
– Mủ trôm khi ngâm trong nước sẽ không tan mà hút nước, trương nở lên, có độ nhớt. Đặc biệt khi mủ trôm được nghiền càng nhỏ, độ nhớt của nó càng tăng cao hơn.
– Bạn nên ngâm mủ trôm có tỷ lệ khoảng 0.5-2% với nước lạnh, tuyệt đối không được ngâm mủ trôm với nước nóng khiến phản tác dụng. Nếu trôm dạng bột bạn nên ngâm khoảng 3-4 tiếng, còn trôm bình thường nên ngâm tầm 12-24 tiếng. Đồng thời bạn nên đợi mủ trôm nở hết trong nước mới nên uống tránh trường hợp gây tắc đường ruột.
– Bạn không nên đun sôi mủ trôm vì như thế có thể phá hủy cấu tạo của thành phần có trong nó, làm ảnh hưởng đến độ nhớt khiến mủ trôm không còn tác dụng hiệu quả nữa. Và không nên nấu mủ trôm với đường phèn, vì đó không phải là thức uống tốt cho sức khỏe của chúng ta.
– Ngoài biết cách sử dụng, bạn cần lưu ý đến liều lượng khi dùng mủ trôm. Mỗi ngày bạn chỉ nên dùng 0.5-1g bột mủ trôm ngâm trong 200ml nước lọc để giải nhiệt, giúp nhuận tràng. Nếu là trôm dạng thô, bạn chỉ lấy một thỏi bằng nửa lóng tay đem rửa sạch rồi ngâm vào 200ml khoảng trên 12 tiếng, sau đó mới nên uống.
Sử dụng mủ trôm cần lưu ý những gì?
- Phụ nữ có thai, đang cho con bú, người có khối u trong ruột tuyệt đối không sử dụng mủ trôm gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Những người đang uống thuốc chữa bệnh cũng không được sử dụng mủ trôm. Bởi nếu uống mủ trôm cùng với thuốc khiến tăng nồng độ hấp thụ của thuốc vào máu. Tốt nhất sau khi uống thuốc hơn 1 tiếng bạn mới nên sử dụng mủ trôm. Đối với những người hay lạnh bụng không nên sử dụng nhiều mủ trôm.
- Phụ nữ sử dụng các loại kem từ mủ trôm cần cẩn thận, nên tìm hiểu kỹ nguồn gốc trước khi quyết định mua. Vì hiện nay trên thị trường có nhiều hãng mỹ phẩm chứa mủ trôm không nguyên chất, ngược lại chứa các chất hóa học độc hại để bán vì lợi nhuận. Nếu không cẩn trọng, rất có thể bạn sử dụng trúng hàng kém chất lượng, gây kích ứng và phá hoại da.
Với những chia sẻ trên đây hẳn chắc các bạn đã biết được mủ trôm để được bao lâu. Trên đây chỉ là những thông tin mang tính chất tham khảo, để biết rõ hơn các bạn nên xin ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng mủ trôm nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của toptacdung.com và hẹn gặp lại trong các kỳ sau.