Ông bà ta có câu “Ngọt như đường cát, mát như đường phèn” nhưng có ai thắc mắc rằng đường phèn có khác với đường cát không? Và nên chọn loại nào tốt hơn? Sau đây toptacdung.com sẽ giải đáp những thắc mắc này cho mọi người nhé!
Mục lục
Đường phèn là gì?
Đường phèn còn có tên gọi là băng đường và có tên khoa học là Saccharose. Đường phèn được làm từ nước mía, đường thốt nốt, lúa miến ngọt, củ cải đường…
Đường phèn có chứa một vài nguyên tố vi lượng và saccharose, chính vì thế đường phèn có thể phân giải thành fructose và glucose.
Đường phèn không chỉ là một loại gia vị để giúp món ăn thêm ngọt và thanh mát mà đường phèn còn có tác dụng như một vị thuốc trong Đông y.
Cách làm đường phèn:
- Đem đường trắng pha loãng với một lượng nước nhất định, sau đó cho vôi và trứng gà vào lọc để làm giảm bớt vị ngọt và lọc các tạp chất ra.
- Đem hỗn hợp này lên đun, để lửa nhỏ và khi bắt đầu cạn nước thì đổ nước vào thêm đun tiếp. Khi đường đã chín thì đem đổ vào thùng có vỉ tre.
- Để như vậy trong khoảng 10 đến 12 ngày thì đường sẽ kết tinh thành từng khối, đây chính là đường phèn bạn hay sử dụng.
Đường phèn có rất nhiều công dụng, có người sử dụng đường phèn để nấu ăn, làm bánh bánh kẹo, nấu chè, làm nước ngọt… để giúp giải nhiệt cho cơ thể, giúp món ăn trở nên ngon hơn, đậm đà hơn.
Đường phèn khi đem chưng cất với chanh, quất còn có thể trị viêm họng, các cơn ho của trẻ em và người lớn. Đường phèn còn cung cấp năng lượng cho con người, giúp giải tỏa mệt mỏi, căng thẳng và phục hồi sức khỏe sau một ngày dài.
Muốn biết thêm thông tin chi tiết và công dụng của đường phèn thì xin mời mọi người tham khảo khảo bài viết Đường phèn là gì? Có tác dụng như thế nào? nhé!
Đường cát là gì?
Đường cát hay còn gọi là đường tinh luyện. Đường cát là những hạt nhỏ li ti màu trắng, dễ tan trong nước và có vị ngọt sâu (ngọt lịm).
Đường cát được chế biến 100% từ mía và đường cát được áp dụng công nghệ loại bỏ chất màu bằng than hoạt tính. Đường cát đã được xử lý các tạp chất như tro và polyphenols để có thể tinh chế được sucrose 99,9%/
Đường cát dễ tan trong nước, được dùng để làm gia vị cho các món ăn, bảo quản nguyên liệu và chữa bệnh cấp tính như hạ đường huyết.
Đường cát được chế biến từ cây mía, nhưng cũng có một số quốc gia nhiệt đời, người ta còn sử dụng củ cải đường hay thốt nốt để chế biến đường cát.
Đường cát dễ bị phân hủy thành fuctozo và glucoze, chính vì thế nếu đường cát kết hợp với nước, nhiệt độ và axit thì đường cát sẽ cháy thành dạng lỏng có màu đen.
Bài viết liên quan:
Xem thêm thông tin bổ sung
Đường phèn khác đường cát không?
Đường phèn thường có màu trắng hoặc màu vàng vì đường phèn được tạo ra từ nhiều nguyên liệu có màu sắc khác nhau. Đường cát thì có màu trắng vì đã qua công đoạn chế biến và tẩy màu công nghiệp của công nghệ máy móc.
Có thể thấy rằng, đường phèn có nhiều công dụng hơn so với đường cát. Đường cát đa phần được sử dụng để làm gia vị, tăng độ ngọt cho thức uống, món ăn thì đường phèn ngoài làm gia vị ra còn có công dụng chữa bệnh, có giá trị dinh dưỡng cao.
Nên sử dụng đường cát hay đường phèn?
Chúng ta không thể phủ nhận công dụng của đường cát hay đường phèn trong thực tế đời sống. Đường cát và đường phèn đều được sử dụng trong chế biến thức ăn, chữa được bệnh hạ đường huyết.
Đường phèn sẽ có vị ngọt mát, dễ chịu hơn so với vị ngọt lịm của đường cát. Đường phèn được nấu thủ công còn đường cát đã qua xử lý, chế biến từ máy móc công nghệ nên đường phèn được cho là tinh khiết, sạch sẽ hơn so với đường cát.
Tuy nhiên, mỗi loại sẽ có ưu điểm và công dụng khác nhau nên tùy theo trường hợp mà mọi người lựa chọn loại đường cát hay đường phèn cho thích hợp với từng hoàn cảnh.
Những lưu ý khi sử dụng đường cát, đường phèn?
Theo các nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng đường quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Sử dụng quá nhiều đường cát hay đường phèn cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như:
Tiểu đường: Ăn quá nhiều đường cát, đường phèn là làm cho người sử dụng mắc bệnh tiểu đường, làm cho sức khỏe cơ thể bị giảm sút trầm trọng. Nếu glucose tích lũy quá nhiều trong cơ thể sẽ gây tăng axit trong máu, làm tổn thương nhiều cơ quan như thận, mắt, tim và hệ thần kinh.
Sâu răng: Ăn quá nhiều đường cát, đường phèn sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh sau răng. Các vi khuẩn trong miệng như streptocous mutans thường sống trong các mảng bám trên răng và biến đổi thành axit lactic. Thành phần này sẽ làm cho răng mất đi các khoáng chất bảo vệ răng.
Béo phì: Không chỉ ăn nhiều các món ăn dầu mỡ mới gây nên bệnh béo phì mà ăn quá nhiều đường cũng là một trong những nguyên nhân gây ra lượng đường trong máu qus nhiều, béo phì, ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Nhiều nghiên cứu còn cho rằng, việc sử dụng quá nhiều đường sẽ làm béo phì nhiều hơn so với việc hấp thụ nhiều chất béo, dầu mỡ…
Có thể bạn quan tâm:
Thông qua bài viết Đường phèn khác đường cát không? Nên chọn loại nào tốt hơn? hi vọng đã giúp bạn phân biệt được đường phèn và đường cát, công dụng của từng loại để lựa chọn sử dụng cho từng trường hợp, hoàn cảnh thích hợp.