Một số bạn chưa có kinh nghiệm chắc sẽ muốn biết những loại rau ăn kèm lẩu cua đồng để chế biến cho người thân, bạn bè cùng thưởng thức. Việc chọn rau ăn kèm phù hợp giúp nồi nước lẩu của bạn thêm đậm đà cũng như mùi vị hấp dẫn hơn. Sau đây toptacdung.com sẽ gợi ý duy nhất 9 loại rau này ăn kèm lẩu cua đồng là ngon nhất để bạn tham khảo nhé.
Mục lục
Lẩu cua đồng là gì?
Lẩu cua đồng là món lẩu gồm có nguyên liệu chủ đaọ của nó là cua đồng. Cua đồng đã khá quen thuộc với người dân Việt Nam, nó có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt giàu canxi. Món lẩu này bắt nguồn rất phổ biến tại Hải Phòng và dần dần các vùng lân cận khác thuộc khu vực phía Bắc cũng ưa chuộng món này.
Món lẩu cua đồng muốn chế ngon và đậm đà thì không thể thiếu các nguyên liệu như cua đồng, chả cá thu, giò sống, lòng non lợn, thịt bò, đậu phụ, trứng vịt lộn, thịt nấm… Tương tự như các món lẩu khác, lẩu cua đồng được ăn kèm với các loại rau ăn lẩu và đặc biệt người dân Hải Phòng còn ăn kèm với bánh đa đỏ đặc trưng của vùng họ sinh sống.
Duy nhất 9 loại rau này ăn kèm lẩu cua đồng là ngon nhất
Món lẩu cua đồng có thể ăn kèm với nhiều loại rau khác nhau nhưng nó sẽ ngon hơn nếu ăn với các loại rau sau đây:
1. Rau chuối
Rau chuối chính là rau được lấy từ thân cây chuối chát, là món ăn quen thuộc của những người dân nghèo thời xa xưa. Ngày nay rau chuối cũng được sử dụng nhưng chủ yếu khi làm các món trộn và nếu ăn kèm với lẩu cua đồng sẽ cực kỳ ngon. Bạn chỉ cần bóc bỏ lớp bẹ già phía bên ngoài rồi dùng dao sắc thái mỏng lõi non phía trong thân chuối, sau đó cho vào ngâm trong nước để giảm bớt nhựa đi. Rửa qua vài nước và có thể làm rau sống ăn kèm với lẩu cua đồng.
2. Hoa chuối
Hoa chuối ngoài là loại rau ăn kèm lẩu cá kèo, lẩu cá thác lác, lẩu cá hồi… thì còn thường được dùng ăn kèm với lẩu cua đồng. Theo các chuyên gia cho biết hoa chuối có tác dụng chống nhiễm trùng, kiểm soát đường huyết, điều trị rối loạn tiêu hóa, chống oxy hóa… Khi ăn với lẩu cua đồng bạn không cần nhúng vô nồi lẩu mà ăn sống kèm theo là được.
3. Rau mồng tơi
Món lẩu cua đồng của bạn sẽ ngon hơn nếu nhúng rau rau mồng tơi vào nước lẩu ăn kèm. Loại rau này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống táo bón, làm giảm cholesterol trong máu, chữa đầy bụng, khó tiêu, chữa mụn nhọt trên cơ thể… Ăn rau này không những bổ sung vitamin, khoáng chất cho cơ thể mà còn giúp bạn đỡ ngấy hơn khi ăn những đồ ăn trong lẩu.
4. Rau muống
Rau muống có công dụng ngừa thiếu máu, ngừa táo bón, chống tiểu đường, tăng khả năng miễn dịch, tốt cho gan, ngăn ngừa ung thư… Loại rau này khá dễ ăn và phù hợp với hầu hết các món lẩu. Món lẩu cua đồng của bạn sẽ ngon và đậm đà hơn vị hơn nếu có sự góp mặt của rau muống. Khi ăn bạn chỉ cần nhúng sơ rau qua nước lẩu để vừa chín là được chứ không nên để rau rục quá ăn sẽ không còn ngon, tương tự các loại rau nhúng khác cũng vậy.
Bài viết liên quan:
5. Rau rút
Rau rút cũng thường được dùng nhúng ăn kèm với các loại lẩu, trong đó lẩu cua đồng là phổ biến hơn cả. Rau rút có vị ngọt, tính hàn có công dụng giải nhiệt, nhuận tràng, mát gan, an thần, lợi tiểu… Rau rút chứa hàm lượng protein cao giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể và khi ăn kèm với lẩu cua giúp bạn có cảm giác ngon miệng hơn, mát, bổ và dễ ngủ. Vậy nên bạn đừng quên loại rau này khi ăn lẩu cua đồng nhé.
6. Rau xà lách
Món lẩu cua đồng của bạn sẽ đầy đủ hương vị hơn nếu ăn kèm với rau xà lách. Loại rau này đã quá quen thuộc, nó có công dụng chống táo bón, ngăn ngừa ung thư, tốt cho người thiếu máu, tốt cho thị lực mắt, giảm đau đầu… Khi ăn lẩu cua đồng bạn trộn rau xà lách với hoa chuối, rau chuối, ngò… làm rau sống ăn kèm theo vừa giúp đỡ ngấy mà còn bổ sung được vitamin.
7. Rau kinh giới
Rau kinh giới thường được sử dụng phổ biến trong các loại rau sống, rau có nhiều tác dụng hữu hiệu đối với sức khỏe của con người. Rau tốt cho tim, chữa được bệnh cảm cúm, cảm lạnh, chống lại dấu hiệu lão hóa và loại rau này giàu khoáng chất như canxi, kali, magie, sắt… rất tốt cho sức khỏe. Bởi vậy khi ăn lẩu cua đồng bạn nên ăn kèm loại rau này vào vừa dinh dưỡng mà lại giúp món lẩu thơm ngon, nhiều hương vị hơn.
8. Rau tía tô
Nếu ăn lẩu cua đồng mà thiếu rau tía tô sẽ thiết đi một vị ngon của nồi lẩu đấy nhé. Rau tía tô có công dụng trị căng thẳng, mất ngủ, chữa bệnh về đường ruột, làm đẹp da. Mùi thơm của rau tía tô cũng khá dễ chịu, khi làm rau sống ăn với lẩu tăng thêm vị ngon cho đĩa rau và giúp bạn bổ sung thêm dưỡng chất. Tuy nhiên không cho quá nhiều rau tía tô vào nhé.
9. Hành lá
Hành lá cũng được xem là loại rau không thể thiếu trong các món lẩu và kể cả các món ăn có nước cũng như món khô khác. Tuy mùi hành hơi hắt có thể nhiều người không thích nhưng sẽ thật thiếu xót khi không có nó trong nồi lẩu. Bạn nên cho một ít hành lá đã được thái nhỏ vào nồi lẩu để nước lẩu có thêm hương vị giúp ngon hơn nhé.
Trong bài viết chúng tôi đã gợi ý duy nhất 9 loại rau này ăn kèm lẩu cua đồng là ngon nhất để bạn tham khảo. Chúc bạn sẽ nấu món lẩu này thành công cùng gia đình, bạn bè thưởng thức nó. Nếu muốn biết các loại rau ăn kèm với các món lẩu khác mời bạn theo các bài viết khác của toptacdung.com nhé. Xin chân thành cảm ơn và hẹn gặp lại.
Xem thêm:
- Loại rau ăn kèm với lẩu cá thác lác
- Loại rau ăn kèm với lẩu thập cẩm
- Loại rau ăn kèm với lẩu cá tầm
- Loại rau ăn kèm với lẩu thái hải sản
- Loại rau ăn kèm với lẩu cá hồi