Kèo nèo là loài cây rau dại nhưng nó đã trở thành món ăn dân giã tại miền tây, hơn hết theo chuyên gia dinh dưỡng nó còn mang đến nhiều dinh dưỡng, tác dụng tốt cho sức khỏe. Và để giúp mọi người hiểu rõ hơn về loại rau dại này, sau đây toptacdung.com xin gởi đến bạn Top 2 tác dụng của cây rau Kèo Nèo, cùng tham khảo để biết thêm nhé!
Rau kèo nèo là gì?
Rau kèo nèo còn có tên gọi khác là rau cù nèo, tai tượng, nê thảo, là một loại thực vật thuộc họ Kèo nèo. Là loại cây hoang dại, mọc ở nhiều nơi khu vực Đông Nam á, đặc biệt là vùng đồng bằng Sông Cửu Long – miền sông nước. Nó không còn là cây hoang dại mà thứ rau ấy đã trở thành một nét đặc biệt trong văn hóa ẩm thực của miền Tây Nam bộ.
Kèo nèo có thân hình gần giống với cây lục bình, sống ở nơi bùn đất ẩm ướt chứ không trôi nổi trên mặt nước. Gốc rễ kèo nèo bám sâu dưới bùn đất, cành ngọt vươn lên mặt nước, về mùa nước lũ dâng cao, nước dâng tới dâu ngọt cây vươn đến đấy, nó được biết là loại cây có sức sống mãnh liệt.
Về đặc điểm hình dạng, kèo nèo có lá thẳng và hướng lên trên, cuống lá dài có vỏ bọc, hệ gân song song có mặt cắt tam giác. Phiến lá có hình dạng thay đổi: dạng mác đến elip thuôn dài hoặc ovan rộng, dài từ 8–18 cm. Đỉnh lá nhọn đột ngột, ở phía đáy mỏng hơn, màu xanh sáng.Có 4-6 đôi gân chính và 1 rìa gần như song song và hội tụ theo hướng đỉnh, hàng loạt gân ngang song song và vuông góc với gân chính giữa tạo thành nhiều hình mắt lưới mảnh.
Hoa có từ 1-4 cuống cụm hoa, kiểu phát hoa dạng tán, 2-12 hoa nằm trong tổng bao là lá bắc. Cuống hoa nhỏ, có phần mở rộng và có mặt cắt tam giác ở phía trên. Mỗi hoa có 3 cnáh màu vàng hình ovan rộng hoặc tròn. Có 3 đài hoa, màu xanh, bền, xếp gối lên nhau, hình ovan rộng, đỉnh tù, đài hoa ngắn hơn cánh hoa. Thân rễ dày và ngắn, cây sống ở đầm lầy, nước nông, chỗ ứ đọng nước, nếu trồng trong chậu thì đất phải có nhiều mùn. Khi trưởng thành cây cao khoảng 45–60 cm và độ sâu tối đa khoảng 15 cm.
Top 2 tác dụng của cây rau Kèo Nèo
Kèo nèo làm nên những món ăn ngon
Trước đây, kèo nèo thường được hái để làm thức ăn cho lợn, tuy nhiên, sau khi khám phá được vị ngon và công dụng của loại rau dại này, nó đã trở thành món rau dân giã mang đến nhiều món ăn ngon cho gia đình. Đầu tiên, phải kể đến món kèo nèo luộc chấm nước mắm chua cay, chắc hẳn sẽ làm nên bữa cơm ngon khó cưỡng lại. Những cọn kèo nèo giòn giòn kết hợp với vị đầm đà ngọt bùi và chua cay từ nước chấm tạo nên hương vị lạ miệng.
Và sẽ không có gì lạ lẫm nếu bạn thấy kèo nèo xuất hiện trong món lẫu của người nam bộ, đặc biệt là lẩu mắm miền Tây với nhiều loại rau như: rau đắng, rau muống, cà tím, hoa súng… và sẽ mất ngon nếu thiếu những ngọt kèo nèo xanh mơ mơn, giòn giòn. Không chỉ có lẩu mắm, các món canh chua của người miền Tây cũng không thể thiếu loại rau này, đặc biệt là canh chua cá bông lau với lá giang và kèo nèo.
Cầu kỳ hơn nữa là món kèo nèo muối chua. Tương tự như dọc mùng muối chua hay cải muối, kèo nèo cũng được muối chua để giúp hương vị trở nên hấp dẫn hơn. Kèo nèo muối chua có vị chua chua mặn mặn, có thể để được vài ngày, và thường dùng ăn với các món chính như thịt kho, cá chiên… để món ăn đỡ ngấy.
Tác dụng chữa bệnh của cây kèo nèo
Bên cạnh làm nên những món ăn ngon, thì trong đông y kèo nèo còn biết mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Theo y học dân gian, kèo nèo có tính mát, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, nhuận tràng, tiêu viêm. Do đó, kèo nèo có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh như:
Bài viết liên quan:
- Chữa viêm tiết niệu: Sử dụng kèo nèo kết hợp với lá mã để, mỗi vị 50g sắc uống ngày 2-3 lần.
- Chữa di tinh mộng tinh: sử dụng cả cây kèo nèo, mỗi lần chỉ cần 50 -100g tươi, sắc nước uống dùng trong ngày đều tốt.
- Chữa sỏi thận tiết niệu: Bẹ kèo nèo non 100g, rau đắng 100g, rau ngổ 50g, các vị sắc uống hoặc làm rau nấu lẩu cá kèo ăn nhiều ngày.
- Chữa phụ nữ nóng nhiệt ra nhiều khí hư: Khèo nèo tươi 50g, lá trinh nữ hoàng cung 20g sắc nước uống ngày vài lần.
Hướng dẫn cách chế biến món ngon từ kèo nèo
Cách làm gỏi kèo nèo
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Bó rau kèo nèo ( có thể thay bằng rau muống,…)
- 2 miếng to tàu hũ ky non, 4 miếng tàu hũ.
- Rau răm, đậu phộng.
- Ớt, tắc ( hoặc chanh), đường, muối, bột nêm.
Cách chế biến:
- Kèo nèo rửa sạch, cắt khúc vừa ăn, cho 2 muỗng muối, bóp mạnh và vắt ráo nước.
- Pha chế nước chấm: 2 thìa nước mắm, 1 thìa nước lọc, vắt 1 quả chanh,bỏ đường nữa. Tỏi ớt cũng băm ra cho vào chén nước cốt đó.
- Đậu hũ chiên, cắt miếng mỏng dài.
- Rau thơm nhặt rửa sạch, cắt khúc, đậu phộng rang giòn, giã dập.
- Cho tất cả vào bát lớn, trộn đều và rưới nước chấm lên cho đều. Cho ra đĩa và rắt đậu phộng lên trên, có thể ăn kèm với nước tương cay.
Cách làm kèo nèo xào tỏi
Nguyên liệu: tương tự như món rau muống xào tỏi, kèo nèo cũng góp phần làm nên món ăn ngon miệng cho bữa cơm gia đình.
- 2 bó bông kèo nèo
- 5 tép tỏi
- Dầu ăn, tiêu, hạt nêm nấm
Cách chế biến:
- Kèo nèo rửa sạch, cắt khúc vừa ăn để ráo
- Tỏi bóc vỏ, đập dập hoặc băm nhuyễn.
- Cho dầu vào chảo, cho tỏi phi hơi ngã vàng đủ thơm sau đó cho kèo nèo vào xào đều.
- Cho thêm bột nêm, gia vị cần thiết và xào đều cho chín thì tắt bếp.
- Cho bông kèo nèo đã xào ra dĩa, rắc thêm ít tiêu cho thơm.
Cách làm kèo nèo muối chua
Nguyên liệu:
- 2 bó kèo nèo
- Muối, giấm, đường, ớt tỏi
Cách chế biến:
- Kèo nèo rửa sạch, cắt khúc chừng lóng tay, xóc muối bọt mẳn mẳn để khoảng 1 giờ cho kèo nèo thấm muối, xẹp xuống.
- Sau đó, xả qua vài lượt nước sạch cho hết chất muối rồi vắt lại thật ráo nước.
- Cho kèo nèo vào thau nhựa, trộn với giấm chua xâm xấp, để chừng 2-3 giờ cho thật thấm.
- Cuối cùng vắt ráo giấm, trộn đường thêm ít muối, nếu thích chua có thể thêm ít cốt chanh. Ngoài ra, nếu bạn muốn thêm nhiều vị khác nên cho thêm ớt, tỏi băm vào để góp phần món kèo nèo muối chua hấp dẫn hơn.
Hi vọng với bài viết trên giúp các bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của cây rau kèo nèo mang đến cho đời sống của chúng ta. Hiện nay, rau kèo nèo được trồng rất nhiều tại miền Tây và người dân đã thu lại lợi nhuận kinh tế cao từ loại rau này. Để có thêm nhiều thông tin thú vị khác, hãy thường xuyên truy cập vào website của chúng tôi nhé!
Có thể bạn quan tâm: Top 7 tác dụng của cây rau dừa nước