Bánh mì là một loại thực phẩm thông dụng không chỉ người phương Tây mà người Việt Nam cũng rất ưa chuộng. Tùy vào nhu cầu sử dụng của mỗi người sẽ chọn mua loại bánh mì mà mình thích. Mặc dù hàng ngày bạn vẫn thường xuyên ăn nhưng cụ thể bánh mì để được bao lâu và cách bảo quản như thế nào thì có lẽ bạn vẫn chưa nắm rõ điều này. Vậy nên hôm nay toptacdung.com sẽ cung cấp những thông tin cần thiết nhất đến với các bạn. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!
Toc
Bánh mì là gì?
Như chúng ta được biết bánh mì là một loại thực phẩm chế biến từ bột mì, ngũ cốc được nghiền nát trộn với nước rồi đem nướng lên. Bánh mì có nguồn gốc từ lâu đời và hiện tại vẫn là món ăn phổ biến ở khắp mọi nơi. Mặc dù cũng là công thức trộn bột cơ bản nhưng mỗi vùng miền, địa phương sẽ cho ra những sản phẩm với hương vị bánh khác nhau.
Bánh mì có rất nhiều kích cỡ, chủng loại, hình dạng, kích thước, kết cấu khác nhau tùy theo mỗi nơi. Bánh mì được lên men từ nhiều quá trình khác nhau, có thể sử dụng vi sinh vật tự nhiên, thông khí nhân tạo với áp lực cao trong quá trình chuẩn bị và nướng. Trên thị trường hiện có rất nhiều địa chỉ sản xuất bánh mì nhưng vì mục đích thương mại nên có một số nơi sử dụng quá nhiều chất phụ gia khiến bánh mì thơm ngon hơn. Và điều này rất có hại cho sức khỏe nếu chúng ta hấp thụ quá nhiều chất độc hại này.
Mặt khác, tùy vào từng phong tục tập quán của từng quốc gia, từng địa phương trong một nước có thể sử dụng bánh mì vào những mục đích riêng. Có nơi dùng bánh mì cho bữa sáng cùng 1 ly sữa, quốc gia khác lại dùng bánh làm bữa ăn trưa hoặc ăn tối,…Và bánh mì cũng có nhiều loại như bánh mì gạo, bánh mì kẹp, bánh mì Sài Gòn, bánh mì lát, bánh mì đen, bánh mì nâu, bánh mì Pháp,…Mỗi loại có mỗi cách chế biến và mùi vị cũng khác nhau, ngon hay không cũng tùy thuộc vào cảm nhận và sở thích của mỗi người.
Bánh mì để được bao lâu?
Thông thường chúng ta thường mua bánh mì với lượng vừa phải và ăn liền trong ngày nên ít quan tâm đến việc để bánh mì được bao lâu. Trường hợp để lâu nếu thấy bên ngoài bánh không có dấu hiệu ẩm mốc bạn cũng lấy dùng mà không cần quan tâm xem thử nó có bị hỏng và gây hại cho sức khỏe hay không.
Thật ra để trả lời cho câu hỏi bánh mì để được bao lâu thì chúng ta không có đáp án chính xác. Bởi nó phụ thuộc vào chất lượng bánh mì nơi bạn mua và cách bảo quản của bạn. Nếu người sản xuất đảm bảo thực hiện đúng quy trình, nguyên liệu an toàn và khi mua về bạn biết cách bảo quản thì vẫn giữ bánh mì được lâu. Có thể giữ được 3 ngày, 1 tuần, thậm chí 1 tháng nếu bạn kỹ lưỡng trong việc bảo quản chúng.
1. https://toptacdung.com/archive/1405/
2. https://toptacdung.com/archive/2863/
3. https://toptacdung.com/archive/1056/
Có thể bạn quan tâm:
Vậy bảo quản bánh mì như thế nào là đúng cách?
Đa số trong chúng ta khi mua bánh mì về ăn không hết sẽ bỏ vào ngăn lạnh của tủ lạnh đến khi muốn ăn thì lấy ra dùng. Tuy nhiên, sau khi bỏ vào tủ lạnh bánh sẽ trở nên mềm nhũn, mất đi độ ẩm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bánh mì nếu bỏ vào ngăn lạnh có khả năng bị hỏng cao hơn gấp 3 lần so với ở nhiệt độ phòng. Và sau khi được hâm nóng, bánh mì sẽ nhanh cứng hơn.
Vậy thì bánh mì nên bảo quản ở đâu là tốt nhất? Theo kinh nghiệm, bạn nên dùng màng bọc thực phẩm hoặc giấy nhôm bọc kín bánh mì và cho và ngăn đông của tủ lạnh. Dù là bánh mì nguyên ổ hay bánh mì lát đều được bảo quản tốt, có thể giữ được từ 1-3 tuần tùy theo bánh có bị không khí tràn vào hay không. Đến khi cần sử dụng bạn có thể lấy bánh cho vào lò vi sóng hoặc lò nướng hâm lại vẫn giữ được mùi vị của bánh. Nhưng dĩ nhiên chất lượng bánh sẽ không còn được như lúc mới mua về.
Một số loại bánh mì ngon bạn nên thử
Bánh mì Hà Nội
Nếu có dịp đến Hà Nội bạn hãy thử dù chỉ một lần món bánh mì nem khoai. Bánh mì được người ta nướng nóng, bỏ thêm nem chua và khoai tay chiên vào. Tiếp đến cho vào ít sốt mayonnaise, dưa leo, tương ớt,…khi ăn có vị giòn vừa phải, bở mềm kết hợp vị béo và cay nồng của ớt. Đây là món bánh mì mang đậm chất riêng của người dân Hà Nội, gây ấn tượng cho người lần đầu ăn.
Bên cạnh đó, đất thủ đô còn khá phổ biến với món bánh mì chảo. Từ ý tưởng của món bít tết kiểu Tây, người ta sẽ cho tất cả từ bít tết, trứng ốp la, pate vào một chảo gang và dùng bánh mì ăn kèm. Với món ăn này, bạn sẽ được thưởng thức tại hàng ăn với suất ăn nóng hổi, mùi thơm khó cưỡng lại.
Bánh mì Hội An
Nếu bạn đã có dịp đến Hội An thì không nên bỏ qua cơ hội được thưởng thức món bánh mì Phượng nổi tiếng ở đây. Vỏ bánh mì ở đây có vị giòn và cứng hơn so với ở Hà Nội hay Sài Gòn. Bánh mì Phượng ngoài những thành phần nhân cơ bản, điều khiến nó hơn hẳn so với những nơi khác nhờ vào phần nước sốt đặc trưng. Đồng thời, trong bánh có khá nhiều loại rau đi kèm như rau hành, mùi, hung, và một loại rau thơm đặc biệt chỉ có Hội An mới có.
Bánh mì Đà Nẵng
Một trong những nơi bán bánh mì ngon hiện nay đó là thành phố Đà Nẵng. Đến đây các bạn tha hồ lựa chọn loại bánh theo sở thích như bánh mì gà, bánh mì cá khô, bánh mì bột lọc, bánh mì heo quay,…Người dân Đà thành có bí quyết chế biến nước sốt và ruốc thịt rất đặc biệt đã góp không nhỏ vào độ ngon của ổ bánh mì. Bên cạnh đó, ăn ổ bánh mì không của vùng này chúng ta cũng cảm thấy vị khác và ngon hơn so với một số loại bánh mì ở địa phương khác. Bởi thế dù khách du lịch từ phương nào đến cũng đều ít nhất vài lần thưởng thức món này mặc dù ở đây có không ít món ăn nổi tiếng.
1. https://toptacdung.com/archive/1082/
2. https://toptacdung.com/archive/1515/
3. https://toptacdung.com/archive/2232/
Bánh mì chả cá Nha Trang
Đi vào một tí nữa, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp của phố biển Nha Trang. Bởi nơi đây là vùng biển, có nhiều loại cá ngon nên người dân ý tưởng ra món bánh mì chả cá. Chả cá được làm từ nạc cá basa, cá thu kèm gia vị và cắt sợi chiên giòn. Sau đó làm nhân của bánh mì, thêm vào đó là nước sốt, hành, dưa, ớt,…Tất cả hòa quyện vào nhau tạo cho món ăn có hương thơm và mùi vị khá độc đáo, đảm bảo bạn sẽ không khỏi ngất ngây với hương vị của nó.
Một cách ăn khác, có thể dùng ổ bánh mì mới ra lò chấm với các món nước như bò kho, bao tử nấu tiêu, hoặc ăn với trứng ốp la trong chảo gan,…đều rất ngon. Bởi bánh mì Nha Trang không tẩm vị bơ nên khi ăn sẽ không có cảm giác ngán như những loại bánh mì nơi khác. Khi ăn lại cảm nhận được sự giòn tan bên ngoài, mềm mịn trong ruột bánh rất kích thích vị giác.
Bánh mì Sài Gòn
Bánh mì Sài Gòn là sự pha trộn giữa ẩm thực Pháp – Việt. Chiếc bánh mì được làm theo phong cách của người Pháp nhưng phần nhân bánh thì mang đậm văn hóa ẩm thực người Việt. Điều tạo nên sự độc đáo của bánh mì ở đây là nước tương giúp các nguyên liệu hòa quyện vào nhau, khi ăn rất ngon miệng và muốn ăn đến cái thứ hai. Không chỉ người dân Sài thành mà bất cứ ai dù người Việt hay nước ngoài đều yêu thích món bánh mì mang đậm đặc trưng của người dân nơi đây.
Vậy sau khi theo dõi hết bài viết có lẽ các bạn đã tiếp thu được nhiều thông tin và biết được bánh mì để được bao lâu. Món bánh mì là món ăn mang đậm văn hóa của người Việt, tuy nhiên mỗi vùng miền sẽ có hương vị khác nhau. Vì thế nếu có cơ hội đi du lịch bạn hãy thử hết để cảm nhận sự khác nhau ấy là gì nhé. Cuối cùng, toptacdung.com cảm ơn sự quan tâm theo dõi của các bạn và hẹn gặp lại trong các bài viết khác.