Có lẻ tôm không còn gì xa lạ với mọi người, đây là một loại hải sản được khá nhiều người ưa chuộng từ vị ngon ngọt cho đến hàm lượng dinh dưỡng phong phú. Nhưng có lẻ ít ai biết được ăn tôm còn mang đến nhiều tác dụng cực kỳ tốt cho sức khỏe, chữa bệnh và dường như mọi người thường ăn tôm sai cách. Và sau đây bài viết: Ăn tôm có tác dụng gì? Ăn nhiều có tốt không? sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc này, cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Toc
Giá trị dinh dưỡng khi ăn tôm
Nguồn protein phong phú
Tôm được biết đến là thực phẩm siêu giá trị, bởi nó chứa nhiều thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Hơn hết, tôm cung cấp lượng protein dồi dào, nhưng nó lại chứa ít calo vì vậy mà ăn tôm không sợ bị mập, béo phù. Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, cứ 100g tôm tươi thì có đến 18,4g protein. Cùng với thịt, cá, trứng gà thì tôm cũng là nguồn cung cấp protein quan trọng trong khẩu phần ăn mà chúng ta không nên bỏ qua.
Bổ sung sắt cho cơ thể
Sắt là thành phần thiết yếu không thể thiếu trong cơ thể mỗi người chúng ta, nó có vai trò trong việc sản sinh ra máu. Nếu cơ thể bạn bị thiếu chất sắt dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu và lúc này bạn thường xuyên gặp phải các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở, rối loạn tiền đình, đau đầu do thiếu máu lên não và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Chính vì vậy, để bổ sung chất sắt tự nhiên, tôm là lựa chọn không nên bỏ qua, bởi tôm là thực phẩm cho biết chứa nhiều chất sắt, giống như thịt bò.
Nguồn canxi dồi dào
Cũng giống như một số loại hải sản khác, tôm được biết là thực phẩm chứa lượng canxi khá là phong phú và rất cần thiết cho cơ thể. Theo phân tích của các chuyên gia cho biết, cứ 100g tôm tươi thì có đến 2000mg canxi, chính vì vậy mỗi ngày bạn chỉ cần ăn 3 lạng tôm là đã cung cấp đủ canxi giúp xương phát triển, khỏe mạnh. Nhiều người thường nghĩ rằng canxi có nhiều trong vỏ tôm, tuy nhiên không phải nhé, canxi chỉ có trong thịt, chân và càng mà thôi, cho nên khi ăn nhớ bỏ vỏ.
Cung cấp dồi dào lượng selen
Các bác sĩ thường khuyến cáo mọi người ăn tôm nhiều để ngăn ngừa ung thư, bởi vì trong tôm có chứa lượng selen dồi dào – đây là chất có khả năng loại bỏ, bài trừ độc thải, kim loại nặng ra cơ thể. Không chỉ vậy, selen còn biết đến với tác dụng ngăn ngừa ung thư. Và hơn hết theo phân tích thì cứ 100g tôm cung cấp hơn 1/3 lượng selen cần thiết hàng ngày.
Bổ sung vitamin B12
Vitamin B12 là một loại vitamin phức tạp nhất khi tham gia vào quá trình sinh – chuyển hóa năng lượng cho cơ thể chúng ta. Nó đóng vai trò thiết yếu trong việc tổng hợp nucleotic, protein, biến dưỡng carbohydrat và chất béo.Trường hợp, cơ thể thiếu hụt vitamin B12 sẽ khiến cơ thể thường xuyên bị mệt mỏi, chóng mặt, cơ thể yếu ớt, đãng trí… Và tôm được xem là nguồn thực phẩm bổ sung vitamin B12 tuyệt vời cho thể. Được biết, cứ 100g tốm chứa đến 11.5μg vitamin B12. Trong các loại tôm, tôm hùm đất giàu lượng vitamin B12 nhất.
Bên cạnh đó, tôm còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng khác như: omega – 3và các vitamin, khoáng chất như vitamin E, Niacin , Folate , kali , kẽm và mangan , phốt pho, đồng…
1. https://toptacdung.com/archive/1302/
2. https://toptacdung.com/archive/965/
3. https://toptacdung.com/archive/2457/
Ăn tôm có tác dụng gì?
Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng
Như ở trên chúng tôi đã liệt kê, tôm có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Chính vì vậy ăn tôm có tác dụng bổ sung đầy đủ các chất cần thiết, giúp cơ thể khỏe mạnh.
Ngăn ngừa bệnh thiếu máu
Không chỉ tôm, một số loại hải sản có chứa nhiều thành phần sắt, kẽm, đây là những dưỡng chất rất tốt trong việc hỗ trợ sản sinh các tế bào hồng cầu, bổ sung máu cho thể. Đồng thời việc ăn tôm thường xuyên còn giúp tăng mức độ hemoglobin – là một sắc tố đổ, nằm trong các tế bào hồng cầu. Những người thiếu máu nên bổ sung thêm tôm vào các bữa ăn.
Duy trì độ chắc khỏe cho xương
Với hàm lượng canxi khá dồi dào, tôm là thực phẩm không nên bỏ qua để hỗ trợ xương được chắc khỏe. Đặc biệt, đối với các trẻ ăn dặm cần bổ sung tôm vào khẩu phần ăn, góp phần đến sự phát triển xương, răng cho bé. Ngoài ra, những người mắc bệnh đau khớp, viêm khớp ăn tôm thường xuyên và đúng cách có khả năng giảm nhẹ các các đau nhức, khó chịu.
Thực phẩm vàng cho bà bầu
Trong thời gian mang thai, bà bầu cần bổ sung các dưỡng chất cần thiết như canxi, sắt, kẽm, để giúp trẻ hấp thu khả năng phát triển khỏe mạnh. Hơn hết, axit béo omega 3 trong tôm còn có khả năng cải thiện trí thông mình cho trẻ, giảm nguy cơ sinh non ở các bà mẹ. Chính vì vậy, bác sĩ khuyến cáo thời gian mang thai cần bổ sung lượng tôm dồi dào hơn bình thường.
- Xem thêm: Sau khi Sinh bao lâu được ăn hải sản? >> https://mautu.net/sau-khi-sinh-bao-lau-duoc-an-hai-san/
Tăng cường thị lực
Nếu ăn tôm thường xuyên sẽ giúp cải thiện được tình trạng thoái hóa điểm vàng ở người cao tuổi. Đặc biệt, trong tôm, cua rất giàu canxi, vitamin A, chúng có tác dụng bảo vệ mắt khỏe hơn, mang đến cho bạn thị lực tốt hơn. Bên cạnh tôm, bạn có thể bổ sung thêm các hải sản như cá ngừ, cá thu, cá hồi,… Ngoài ra, ăn nhiều tôm còn có tác dụng cải thiện tim mạch, ngăn ngừa ung thư, tốt cho phổi, bệnh hen suyển, chống trầm cảm….
Vậy ăn tôm nhiều có tốt không?
Nhiều người cứ nghĩ rằng tôm là thực phẩm giàu dinh dưỡng, ăn tôm mang đến nhiều tác dụng cũng như nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể vì cần phải ăn thường xuyên và ăn thật nhiều. Tuy nhiên, dù là ăn tôm hay ăn bất kỳ thực phẩm nào như ăn nhiều thịt bò, thịt gà, thịt heo, ăn nhiều bánh mỳ… thì đều không hề tốt mà còn có tác dụng phụ ngược lại.
Bởi vì hàm lượng dinh dưỡng trong tôm khá cao, nếu như ăn quá nhiều dẫn đến việc hấp thu quá tải, cơ thể không thể nào tiếp nhận một lúc được sẽ gây ra rối loạn hệ tiêu hóa, dẫn đến chứng khó tiêu, chướng bụng và có khi bị tiêu chảy. Đặc biệt, tôm có chứa cholesterol rất cao, vì vậy nên cung cấp lượng vừa phải, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
1. https://toptacdung.com/archive/3240/
2. https://toptacdung.com/archive/1101/
3. https://toptacdung.com/archive/903/
Để có thể giúp tôm phát huy tác dụng hiệu quả của nó, cũng như muốn có một cơ thể khỏe mạnh khi ăn tôm, bạn cần phải ăn với hàm lượng phải. Đối với người lớn chỉ nên sử dụng tối đa từ 200-400g mỗi ngày, không nhất thiết phải hằng ngày, có thể nên ăn cách ngày. Còn đối với trẻ em nhỏ hơn 4 tuổi nên dùng khoảng 50-100g tôm. Và các món tôm cần được nấu chín, tránh ăn tôm tái hoặc tôm chấm mù tạt vì có thể gây ngộ độc, giun sáng. >> Xem thêm: sau sinh có nên ăn tôm không >> https://mautu.net/sau-khi-sinh-co-an-duoc-tom-khong/
Những điều cần chú ý khi ăn tôm
Người bị không nên ăn tôm: Đối với những ai bị ho, đặc biệt là trẻ em tuyệt đối không nên ăn trong thời gian này nếu không muốn bệnh càng nặng hơn. Bởi hệ hô hấp của những người bị họ rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, chính vì vậy mà khiến cơn ho nặng và dai dẳng khó dứt. Trường hợp nếu bị ho do dị ứng, bạn nên kiêng tôm cho đến khi tình trạng ho chấm dứt, vì đôi khi hiện tượng ho có thể do hậu quả của dị ứng thực phẩm.
Không ăn vỏ tôm: Nhiều người thường bảo rằng muốn có canxi phải ăn luôn vỏ tôm, bởi trong vỏ tôm mới chứa nhiều canxi. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm nhé, không chỉ không chứa canxi mà vỏ tôm còn rất khó để tiêu hóa và đào thải ra ngoài. Canxi trong tôm chủ yếu tập trung ở phần thịt và phần chân, càng mà thôi.
Không ăn tôm tái, sống: Tôm hay các loại hải sản khác rất dễ có giun sán. Vì vậy, hãy nói không với loại thực phẩm này khi ăn các món tái sống, các món gỏi, nhất là đối với trẻ em.
Người bị dị ứng: bởi vị hàm lượng protein trong tôm khá cao, cho nên những người hay bị dị ứng rất nhạy cảm với dự dồi dào của protein, cơ thể không thể tiếp nhận được. Chính vì vậy, khi ăn tôm thường có dấu hiệu các mẩn đỏ xuất hiện, gây ngứa, khó chịu. Tuy nhiên hiện tượng này có thể hết, hoặc bạn có thể sử dụng thuốc.
Hi vọng với bài viết: Ăn tôm có tác dụng gì? Ăn nhiều có tốt không? giúp các bạn có thêm nhiều thông tin để giải đáp được vấn đề thắc mắc, đồng thời hiểu rõ hơn về cách ăn tôm như thế nào cho an toàn, tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, để có thêm nhiều kiến thức hữu ích khác, hãy cùng chúng tôi khám phá thêm các bài viết dưới đây nhé: